Đầu tư cho Thành phố HCM để tiếp tục có… “trứng vàng”
Kêu gọi TƯ cho TPHCM giữ nguyên tỷ lệ ngân sách để lại cho thành phố cũng như việc tiếp tục rót thêm nguồn lực đầu tư, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm giải thích, cần làm vậy để “đầu tàu” kinh tế tiếp tục… “đẻ trứng vàng”.
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm – Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TPHCM (ảnh: Quochoi.vn).
Thông tin TPHCM xin giữ nguyên tỷ lệ ngân sách để lại cho thành phố mới đây đang gây nhiều tranh luận. Với cương vị Phó Bí thư Thành ủy, bà có thể lý giải cặn kẽ đề xuất này?
Xin được giữ nguyên tỷ lệ để lại (23% – PV) là để thành phố chủ động trong đầu tư giải quyết những điểm nghẽn của thành phố. Hiện nay thành phố có một số điểm nghẽn đòi hỏi phải có sự chủ động để có “vốn mồi” mời gọi xã hội hóa.
Ví dụ, đầu tư cho hạ tầng giao thông là lĩnh vực cần có độ trễ vì thu lời chậm, muốn mời xã hội hóa thì phải có vốn niềm tin cơ sở, vốn mồi. Hay vấn đề môi trường, TPHCM đang cực kỳ khó khăn trong vấn đề này. Rồi đầu tư cho hạ tầng xã hội. Thành phố hiện có hơn 10 triệu dân nhưng thống kê chỉ hơn 7 triệu. Số chênh là từ nhóm lao động vãng lai từ các tỉnh đổ về.
Thành phố chưa bao giờ nghĩ lao động vãng lai làm gánh nặng cho thành phố mà luôn xác định đó là nguồn lực, phải chung sức để tạo ra của cải, sản phẩm cho xã hội. Vì thế, phần tập trung lo cho con người rất là lớn. Khi kinh tế khó khăn là tính ngay đến chuyện công nhân ở trọ không có tiền thuê trọ hay chuyện công nhân sẽ gửi con như thế nào, chuyện trường học cho con em công nhân ra sao để họ yên tâm lao động sản xuất…
Và tất cả những việc đó đều cần phải có nguồn lực.
Một câu chuyện cấp thiết được viện dẫn là nguồn lực để lo việc chống ngập cho thành phố. Nhưng liệu có thể khẳng định, điểm nghẽn này sẽ được giải quyết nếu được giữ nguyên tỷ lệ ngân sách để lại?
Tất nhiên không chỉ phần ngân sách đó mà lo được nhưng chắc chắn sẽ giảm được vì vừa rồi Chính phủ cũng đưa vốn 10.000 tỷ đồng để giúp cho thành phố chống ngập lụt.
Video đang HOT
Rõ ràng chỉ phần vốn thành phố xin để lại khó có thể giải quyết được mọi vấn đề mà Chính phủ cũng phải hỗ trợ cho thành phố trong thời gian tới. Nhưng tôi muốn nói, đó là vốn để thành phố có thể chủ động giải quyết những vấn đề đang cản trở sự phát triển của mình mà nếu cắt giảm nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Nếu cắt đột ngột, thành phố sẽ không trở tay kịp và tác động đến tăng trưởng của thành phố, làm ảnh hưởng đến tăng trưởng của cả nước.
Biết là việc cắt giảm tỷ lệ thu ngân sách để lại là khó khăn với thành phố nhưng Thủ tướng đã nêu quan điểm, TPHCM cần chủ động nhiều nguồn lực, chia sẻ với cả nước. Bà nghĩ sao về trách nhiệm của đầu tàu kinh tế với cả nước khi TPHCM cũng đã nhận được nhiều sự góp sức, chung tay?
Phát huy tiềm năng và lợi thế của thành phố “đầu tàu” thì nó sẽ “đẻ trứng vàng”. Đó là giải pháp tốt nhất chứ nếu không nuôi, nó không thể “đẻ trứng” hoặc trứng sẽ không đạt chất lượng. Và như vậy, nền kinh tế của đất nước sẽ tăng trưởng vì thành phố đóng góp hơn 30% vào ngân sách.
Thiếu nguồn lực thì chúng ta cũng phải thắt lưng buộc bụng trong chi tiêu thường xuyên để tăng đầu tư cho TPHCM, hay nói cách khác dồn kinh tế cho đứa con có khả năng hơn, khi nó khá giả nó sẽ đóng góp cho cha mẹ để có nguồn đầu tư phát triển gia đình đó.
Vì vậy, chúng tôi rất mong muốn các đại biểu Quốc hội chia sẻ. Nếu như Quốc hội thực hiện như Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị là tốt nhất, có nghĩa là giữ nguyên và tăng tỷ lệ điều tiết cho thành phố trong một giai đoạn nhất định, và đi kèm đó là đặt ra một số yêu cầu đối với thành phố ví dụ như mục tiêu tăng trưởng như thế nào, tỷ lệ để lại chi cho đầu tư phát triển có mục tiêu như thế nào để thành phố có sự chủ động. Nó thể hiện tinh thần phân cấp, phân quyền như Hiến pháp đã nêu.
Đó cũng là điều kiện để chúng tôi có thể thực hiện thành công đại hội X của thành phố với 7 đột phá. Lúc đó, chúng tôi sẽ giải quyết được ngập lụt, kẹt xe. Bởi nếu chỉ trông chờ sự hỗ trợ của Chính phủ thì thành phố sẽ thiếu sự chủ động, làm bị động đến kế hoạch mà thành phố đã lên kế hoạch 5 năm.
63 tỉnh, thành, mỗi địa phương đều có một lợi thế riêng. Đầu tư vào lợi thế nào đúng thì sẽ làm cho đất nước phát triển chứ đầu tư dàn trải thì tình hình đã khó lại càng khó hơn, đã yếu lại càng yếu hơn. Vậy nên tôi cho rằng, phải dám quyết định, đầu tư vào những nơi đột phá, có khả năng. Theo tôi đó là sự đầu tư thông minh.
Xin cảm ơn bà!
Theo Dantri
Tinh giản cả tiến sĩ, thạc sĩ:Quyết làm, sai đâu sửa đấy
Quan điểm của TP.HCM không nhắm tới cụ thể cá nhân tiến sĩ, thạc sĩ hay giám đốc nào... bất kỳ ai không làm được việc đều bị tinh giản...
ĐBQH, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm đánh giá về chủ trương tinh giản biên chế của Sở Nội vụ TP.HCM.
Không loại trừ ai
Theo bà Tâm, chủ trương tinh giản của TP.HCM chỉ hướng tới một mục tiêu là làm "tinh gọn bộ máy" nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả.
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm
Vì thế, dù là tiến sĩ, thạc sĩ hay giám đốc sở theo chủ trương họ cũng chỉ là một công dân, họ được hưởng đầy đủ các quyền lợi và trách nhiệm của một người công dân. Do đó, dù ở cương vị nào, chức vụ nào nếu không làm được việc cũng có khả năng bị tinh giản như những công chức bình thường khác. Chính sách sẽ không loại trừ bất kỳ ai.
"Mục đích của chủ trương trên không nhắm tới mục đích tìm ai để tinh giản, càng không hướng tới cụ thể từng cá nhân tiến sĩ, thạc sĩ hay vị giám đốc nào. Chủ trương là tìm người không làm được việc để tinh giản.
Tuy nhiên, làm thế nào để tìm được người không làm được việc thì đây mới là vấn đề khó phải bàn hiện nay" - vị ĐBQH TP.HCM trăn trở.
Bởi lẽ, bà Tâm cho rằng, trên thực tế, con người VN rất trọng tình cảm. Nhưng tình cảm vừa là tình người lại vừa là công cụ dễ chi phối các mối quan hệ trong xã hội, quan hệ trong cơ quan, cấp trên với cấp dưới... Vì vậy, để cân bằng, hài hòa giữa mối quan hệ tình cảm, tình người với công việc là vô cùng khó. Đây cũng chính là yêu cầu của nhân dân.
"Là một người đứng đầu, tôi hiểu ai cũng trăn trở khi phải đưa ra một quyết định bất lợi cho nhân viên của mình.
Trong công việc đơn giản là mối quan hệ lãnh đạo với nhân viên nhưng trong cuộc sống tình cảm còn có cả tình người, tình anh em, đồng chí... Trăn trở, suy nghĩ về cuộc sống của nhân viên sau khi nghỉ sẽ thế nào? Gia đình, con cái ra sao... cũng là lẽ thường. Cái khó của người lãnh đạo là phải ứng xử hài hòa giữa hai mối quan hệ này. Coi trọng tình cảm nhưng không để tình cảm lấn át công tác quản lý.
Vì vậy, tôi luôn nói rằng, tinh giản phải có lộ trình, tinh giản phải đi cùng với đánh giá chất lượng cán bộ. Tinh giản cũng phải đi cùng với những chính sách có thể đảm bảo cho cuộc sống của người cán bộ sau khi nghỉ vẫn sống được. Điều này mới khó" - nữ ĐBQH đặt vấn đề.
Sai ở đâu phải sửa ở đó
Về chủ trương tinh giản đã được đề ra nhiều lần nhưng thực hiện không hiệu quả, bà Tâm cho rằng: "Cá nhân tôi đã nhiều lần nói, chúng ta đặt mục tiêu tinh giản nhưng hết lần này đến lần khác vẫn không làm được. Không tinh giản được ai, thậm chí tới nay bộ máy còn phình to hơn... nguyên nhân là do cơ cấu tổ chức bộ máy hiện nay chưa khoa học.
Thứ hai, cũng phải nói tới nhiều chức năng nhiệm vụ của hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước còn chồng chéo, trùng lặp. Vì thế mới có câu chuyện ở đâu cũng xin người, địa phương nào, bộ ngành nào cũng xin thêm biên chế nhưng công việc lại không chạy.
Tiến sĩ, thạc sĩ "giấy" thuộc diện tinh giản biên chế
Trong báo cáo của Chính phủ cũng đã thừa nhận bộ máy hiện đang quá cồng kềnh, trùng lặp. Rồi thì công tác đánh giá cán bộ cũng không cụ thể, rõ ràng.
Nói rằng có một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức không hoàn thành nhiệm vụ nhưng lại không nói rõ bộ phận đó ở đâu, là ai? Làm sao để tìm được bộ phận này? Và bộ phận đó đang ở đâu? Rõ ràng, trong công tác đánh giá cán bộ vẫn còn sự nể nang, nhượng bộ với nhau".
Theo_Báo Đất Việt
Bộ Chính trị giao ông Lê Thanh Hải chỉ đạo Thành ủy TP HCM Nhân sự Bí thư Thành ủy TP HCM gắn với công tác chuẩn bị nhân sự Bộ Chính trị khóa XII nên phải sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12, TP HCM mới có Bí thư thành ủy - là Ủy viên Bộ Chính trị. Sáng 17/10, Đại hội Đảng bộ TP HCM công bố kết quả bầu Ban chấp hành...