Đầu tư bổ sung Dự án mở rộng hầm đường bộ Đèo Ngang
Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về việc đầu tư bổ sung hạng mục mở rộng hầm đường bộ qua Đèo Ngang theo hình thức hợp đồng BOT.
Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về việc đầu tư bổ sung hạng mục mở rộng hầm đường bộ qua Đèo Ngang theo hình thức hợp đồng BOT.
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung hạng mục mở rộng hầm đường bộ qua Đèo Ngang vào Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Ngang theo hình thức hợp đồng BOT, vẫn giữ trạm thu phí Đèo Ngang để thu phí hoàn vốn.
Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm thẩm định, phê duyệt điều chỉnh Dự án theo thẩm quyền, đúng quy định hiện hành, bảo đảm hiệu quả đầu tư; đồng thời, thống nhất với nhà đầu tư và các cơ quan liên quan về phương án tài chính hoàn vốn của toàn bộ Dự án.
Video đang HOT
Hầm đường bộ qua Đèo Ngang có tổng chiều dài là 2,76km trong đó, đường dẫn phía Bắc và phía Nam hầm là 1,9km, chiều dài cầu dẫn phía Bắc và phía Nam hầm 181m, chiều dài hầm giao thông 630m. Chiều rộng nền đường 12m, kết cấu mặt đường bê tông nhựa trên lớp móng cấp phối đá dăm, tốc độ thiết kế xe chạy trong hầm 60km/giờ.
Dự án có điểm đầu km591 550 huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh), điểm cuối km594 339 huyện Quảng Trạch (Quảng Bình).
Việc đầu tư mở rộng hầm đường bộ qua Đèo Ngang sẽ đáp ứng nhu cầu lưu thông trên Quốc lộ 1 đoạn qua địa bàn tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, tạo tiền đề và động lực phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của 2 địa phương này và khu vực miền Trung.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đồng ý áp dụng cơ chế của các dự án đầu tư trên quốc lộ 1 đoạn Hà Nội – Cần Thơ và đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép tại văn bản số 979/TTg-KTN ngày 5/7/2013 đối với việc đầu tư mở rộng hầm đường bộ qua Đèo Ngang.
Bộ Giao thông vận tải quyết định việc bổ sung đầu tư mở rộng hầm đường bộ qua Đèo Ngang vào Dự án BOT xây dựng quốc lộ 1 đoạn tránh thành phố Hà Tĩnh và lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo thẩm quyền, đúng quy định hiện hành.
Tổng công ty Sông Đà đề xuất xây dựng mở rộng hầm đường bộ qua Đèo Ngang với tổng mức đầu tư hơn 900 tỷ đồng theo hình thức hợp đồng BOT.
baodautu.vn
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Bổ sung Dự án chế biến condensat vào Quy hoạch phát triển ngành dầu khí
Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về việc bổ sung Dự án Nhà máy chế biến condensat Đông Phương tại thành phố Cần Thơ vào Quy hoạch phát triển ngành dầu khí Việt Nam.
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung dự án Nhà máy chế biến condensat Đông Phương tại Khu công nghiệp Hưng Phú 2A, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ với công suất chế biến 130.000 tấn nguyên liệu/năm của Công ty cổ phần Dầu khí Đông Phương vào Quy hoạch phát triển ngành dầu khí Việt Nam giai đoạn đến 2015 và tầm nhìn đến 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 223/QĐ-TTg ngày 18/2/2009.
Công ty cổ phần dầu khí Đông Phương tiếp thu ý kiến của các Bộ, ngành hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục pháp lý cần thiết theo qui định trong đầu tư, xây dựng và vận hành, thực hiện Dự án.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND thành phố Cần Thơ chỉ đạo, hướng dẫn Chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ pháp lý cho Nhà máy theo quy định hiện hành; giám sát Chủ đầu tư trong công tác vận hành Nhà máy bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trương, hiệu quả, chất lượng sản phẩm đáp ứng quy định của pháp luật hiện hành.
Thủ tướng Chính phủ cũng lưu ý Bộ Công Thương cần tăng cường biện pháp chỉ đạo, giám sát việc thực hiện Quy hoạch phát triển ngành dầu khí trên cả nước, bảo đảm tuân thủ đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành.
Condensate còn gọi là khí ngưng tụ hay lỏng đồng hành, là dạng trung gian giữa dầu và khí có màu vàng rơm. Condensate là hỗn hợp hydrocarbon lỏng tỷ trọng thấp có mặt như thành phần thể khí đặc trưng cho phân đoạn C5 . Condensate không chỉ thu được từ quá trình khai thác dầu mỏ, mà nó còn được hình thành khi chất lỏng ngưng tụ, từ dòng khí trong đường ống. Condensate chủ yếu được sử dụng để sản xuất xăng, dung môi công nghiệp và làm nguyên liệu cho tổ hợp hóa dầu.
Hoàng Diên
Theo_Báo Chính Phủ
Vỡ mộng làm giàu, bán xe trả nợ vì Uber, GrabTaxi Vay tiền tỉ sắm 3-4 đầu xe để chạy dịch vụ từ GrabTaxi tới Uber, anh H ở Hà Đông (Hà Nội) cùng không ít chủ xe khác đang "méo mặt" vì phải rao bán xe hoặc "bỏ của chạy lấy người" khi cả hai dịch vụ xe giá rẻ này liên tục đổi chính sách hỗ trợ. Bỏ cuộc giữa đường vì...