Đầu tư 64.000 tỷ làm cao tốc Dầu Giây Liên Khương
Bộ GTVT đã phê duyệt phân kỳ đầu tư đầu tiên của dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương nối Đồng Nai và TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) dài hơn 200km.
Tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương được quy hoạch đấu nối vào tuyến cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây. Ảnh: Những chiếc xe đầu tiên chạy trên đường dẫn lên đường cao tốc tại lễ thông xe giai đoạn 1 – gói thầu số 9 dự án xây dựng đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây sáng 29-8 – Ảnh tư liệu
Ngày 22-10, ông Trương Hữu Hiệp, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Lâm Đồng, cho biết thông tin trên.
Theo đó, giai đoạn đầu tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương được đầu tư 2 làn đường, mức đầu tư khoảng 32 nghìn tỉ đồng.
Ban đầu dự án được đưa ra gồm 4 làn đường, chiều rộng mặt đường 25,5 m, tổng đầu tư 64.000n tỉ đồng.
Sau khi tính toán về tính hiệu quả của tuyến cao tốc, Bộ GTVT đã phân dự án thành hai giai đoạn và phê duyệt giai đoạn đầu.
Video đang HOT
Tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương được quy hoạch đấu nối vào tuyến cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây.
Theo ông Hiệp, dự kiến trong năm 2015 dự án sẽ khởi động và hoàn thành vào năm 2018, hiện các hoạt động kêu gọi đầu tư cho dự án đã được tiến hành.
Đây là dự án giải quyết quá tải giao thông trên quốc lộ 20.
Theo tính toán của Sở GTVT tỉnh Lâm Đồng, quốc lộ 20 sẽ quá tải vào năm 2020 khi lưu lượng xe tăng lên 30.000 lượt/ngày (lưu lượng xe hiện nay 20 nghìn lượt/ngày).
Theo Tuổi Trẻ
Dân Thủ đô còn nhiều điều chưa hài lòng
Trước sưc ep gia tăng dân cư, giải quyết lao động viêc lam, sư quá tải cua hê thông ha tâng đô thi, ông Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho rằng, thành phố đang phải đôi măt vơi nhiêu thách thức và cũng còn nhiều điều chưa hài lòng.
Hội thảo Quy hoạch đô thị Hà Nội được tổ chức ngày 18/9, bên cạnh mặt tích cực, nhiều chuyên gia còn thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế mà Thủ đô cần phải sớm khắc phục trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội
Theo kiến trúc sư Bùi Xuân Tùng - Phó Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội về cơ bản bộ mặt kiến trúc đô thị đã theo chiều hướng tốt. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề như nhiều khu vực, tuyến phố còn nhếch nhác, đặc biệt là tình trạng nhà siêu mỏng siêu méo. Trong khi đó kiến trúc đô thị còn chưa làm rõ yếu tố truyền thống đặc trưng của Hà Nội.
Có nhiều nguyên nhân được ông Tùng chỉ ra nhưng vấn đề chính vẫn là do năng lực, trình độ quản lý còn hạn chế, công tác quy hoạch chưa đi trước một bước, quản lý đô thị vẫn nặng về các chỉ tiêu quy hoạch chứ chưa chú trọng đến kiến trúc công trình nên thiếu công cụ để quản lý. Thêm vào đó là ý thức xây dựng đô thị văn minh của một số cá nhân, tổ chức còn chưa cao và công tác thanh, kiểm tra chưa được thực hiện kiên quyết triệt để, xử phạt chưa đủ mức răn đe, ngăn ngừa.
Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm - Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội nhìn nhận Thủ đô đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, toàn diện, tạo sự chuyển biến căn bản trong đời sống xã hội, góp phần rất quan trọng vào thành tựu chung của vùng và cả nước, trong đó, có công tác xây dựng, bảo tồn quỹ di sản đô thị.
Tuy vậy, kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm cũng cho rằng, Hà Nội vẫn còn một số hạn chế, yếu kém đảm bảo yêu cầu hài hòa giữa bảo tồn và phát triển. Trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 được Quốc hội thông qua, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 7/2011 đã xác định khu nội đô lịch sử giới hạn từ phía Nam sông Hồng đến đường vành đai 2 có diện tích gần 30km2 là khu vực bảo tồn di sản Thăng Long, các giá trị truyền thống của Hà Nội.
Phát biểu tại đây, ông Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội rằng, Hà Nội ngày nay không chỉ là Thủ đô, trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, kinh tế và giao lưu quốc tế, mà còn là một đô thị lớn, phát triển theo hướng đa hệ, bản sắc, văn minh và hiện đại. Cung vơi sư gin giư va phat huy cac gia tri văn hóa - lich sư, diện mạo đô thị Thủ đô đã có nhiều đổi thay.
Tuy nhiên, cùng với quá trình phat triên va đô thị hóa, thành phố đa va đang phải đôi măt vơi nhiêu thách thức và cũng còn nhiều điều chưa hài lòng. Thủ đô cũng đang đứng trước sưc ep về sư gia tăng dân cư cơ học, giải quyết lao động viêc lam, sư quá tải cua hê thông ha tâng đô thi, giao thông, dịch vụ y tế, giáo dục... Trong khi nguồn lực cho đầu tư xây dựng ngày càng khó khăn và khan hiếm, năng lực thực thi, nhất là quy hoạch, xây dựng, quản lý, vận hành đô thị còn hạn chế.
Ngoài ra, Hà Nội cũng còn những bất cập và tồn tại trong quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị như giữa bảo tồn và phát triển, giữa bản sắc và tiên tiến, giữa kinh tế xã hội và đô thị, giữa luật pháp cơ chế chính sách và thực tiễn, giữa dân chủ và kỷ cương... đang là những vấn đề nổi lên, thậm chí là thách thức không nhỏ cần phải nỗ lực vượt qua.
Trong công tác quản lý việc gìn giữ bảo tồn các giá trị truyền thống lịch sử và các yêu cầu phát triển luôn tạo ra các xung đột buộc các nhà quản lý đô thị phải rất năng động, tìm ra các giải pháp hợp lý thích hợp nhằm giải quyết các mâu thuẫn để xã hội phát triển.
Lãnh đạo Hà Nội mong muốn các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý hãy tham góp nhiều ý tưởng sáng tạo, tâm huyết, các giải pháp khả thi để cùng đồng hành với thành phố xây dựng Thủ đô thành đô thị tiêu biểu với các mục tiêu và định hướng phát triển mà quy hoạch đã đề ra.
Quang Phong
Theo Dantri
2 chú cháu bị xe tải tông chết thảm trên đường đi mua đèn Trung thu Theo người nhà nạn nhân, anh Nhân đang trên đường chở cháu Huy đi mua đèn Trung thu thì gặp nạn. Một vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra vào khoảng 20 giờ 30 ngày 5/9 trên quốc lộ 20 (thuộc ấp Nguyễn Huệ 2, xã Quang Trung, huyện Thống Nhất, Đồng Nai) khiến anh Phạm Thành Nhân (28 tuổi ngụ xã Quang...