Đầu tư 13 tỷ, Ánh Viên vẫn chưa vào nổi chung kết Olympic
HLV Đặng Anh Tuấn khẳng định cô học trò sẽ đạt tới điểm ‘chín’ sau hai năm nữa.
Qua 5 năm tập huấn dài hạn trên đất Mỹ, kình ngư Việt được đầu tư với tổng kinh phí lên tới 13 tỷ đồng. Tuy nhiên, cô vẫn chưa thể hoàn thành mục tiêu “được bơi ở chung kết Olympic”.
Ánh Viên và thày Đặng Anh Tuấn nỗ lực cải thiện thành tích sau Olympic Rio. Ảnh: TT.
Tính đến hết năm 2016, tài năng 20 tuổi quê Cần Thơ có tròn 5 năm tập huấn tại Mỹ trong một quy trình đào tạo chuẩn quốc tế, với các điều kiện chăm sóc chuyên biệt. Với những gì đã thể hiện, Ánh Viên chính là mẫu hình thành công nhất của thể thao Việt Nam, kèm theo đó cũng là một khoản kinh phí khủng.
Trong 5 năm, năm nào Ánh Viên cũng là tuyển thủ được đầu tư nhiều nhất, ở mức vượt trội, kể cả so với các tuyển thủ trọng điểm khác, như xạ thủ Xuân Vinh, đô cử Thạch Kim Tuấn. Ngay năm đầu tiên con số là trên hai tỷ đồng và năm nay không dưới 4 tỷ đồng. Nếu tính riêng chiến dịch Olympic Rio mà Việt Nam có 23 tuyển thủ đoạt vé, mức chi phí cho Ánh Viên cũng bằng 4-5 người khác cộng lại.
Theo đánh giá của giới chuyên môn, chuyện đầu tư cho Ánh Viên “hiệu quả đến từng đồng”. Từ một xuất phát điểm rất thấp của bơi Việt Nam, cô gái sinh năm 1996 bứt lên thành một kình ngư hàng đầu châu lục, từng bước tiếp cận châu Á. Cô từng đoạt hai HC đồng Asiad 2014, 8 HC vàng cùng 8 kỷ lục SEA Games 28, một HC bạc, hai HC đồng Cup thể giới. Trong đó, kỳ tích của Ánh Viên tại SEA Games 28 tạo ra một hiệu ứng thể thao và xã hội, góp phần mang tới bước ngoặt cho cả ngành thể thao.
Video đang HOT
Thế nhưng kết thúc Olympic Rio, khoản đầu tư khổng lồ cùng những bước thăng tiến ngoạn mục vẫn chưa thể giúp Ánh Viên hoàn thành được mục tiêu “được bơi ở chung kết” của mình. Ánh Viên để lỡ suất vào chung kết nội dung 400m hỗn hợp khi chỉ kém đối thủ xếp thứ 8 vỏn vẹn 0,31 giây.
Ánh Viên thừa nhận mình thi đấu rất tệ, trong một kỳ Olympic thất bại. Có lẽ qua đây, không chỉ thầy trò cô gái vàng mà cả giới chuyên môn cùng người hâm mộ thấy rõ Ánh Viên đang ở đâu, đẳng cấp Olympic cao đến mức nào để từ đó biết phải làm gì.
HLV Đặng Anh Tuấn khẳng định, cô học trò sẽ đạt tới điểm “chín” sau hai năm nữa. Mọi người đều tin tưởng trông chờ ở Ánh Viên của kỳ Olympic 2020 có thể tranh huy chương. Điều đó hoàn toàn có cơ sở, bởi Ánh Viên hội đủ các yếu tố cần thiết. Tuy nhiên, tất cả sẽ không đủ nếu sự đầu tư cho cô không có những điều chỉnh căn bản, theo hướng dài hạn chuyên biệt và tập trung hơn. Nhiều người chắc hẳn phải nuối tiếc vì giá như Ánh Viên được đầu tư cao độ hơn cho “mũi nhọn” 400m hỗn hợp.
Với Ánh Viên, Olympic 2016 đã qua và SEA Games 28 cũng ở càng xa.
Theo VNE
Giải đáp về những vết đỏ trên người kình ngư Mỹ Michael Phelps
Khi chứng kiến Michael Phelps thi đấu ở Olympic 2016, người hâm mộ đã bất ngờ khi thấy nhiều vòng tròn đỏ trên lưng kình ngư người Mỹ, trông giống như những vết thủy đậu lớn, hay một thứ hình xăm kỳ lạ nào đó. Chúng là gì vậy?
ảnh minh họa
Thực ra, đó là những vết do giác hơi để lại. Đây là một kỹ thuật y khoa truyền thống Trung Quốc (một số nguồn lại cho rằng phương pháp này bắt nguồn từ Ai Cập) xuất hiện cách đây hàng ngàn năm.
Theo phương pháp cổ truyền, những chiếc cốc bằng thủy tinh bên trong có mồi được đốt cháy được đặt lên da bệnh nhân. Khi mồi cháy hết và những chiếc cốc bắt đầu nguội dần, chân không sẽ sinh ra bên trong chiếc cốc.
Ngày nay, người ta thường sử dụng một chiếc bơm để tạo ra hiệu ứng tương tự, để lại những vết bầm tạm thời trên da người được trị liệu.
Đối với các vận động viên, phương pháp trị liệu này được cho là có thể giúp vận động viên hồi phục - một điều rất quan trọng sau tập luyện cũng như đối với một chuỗi 8 ngày thi đấu trong hàng chục cuộc đua khác nhau. Vậy phương pháp trị liệu này có tác dụng ra sao?
Tạp chí Swimming World đã mô tả phương pháp giác hơi một cách chi tiết như sau:
"Giác hơi tạo ra lực hút để kéo những thớ cơ căng chặt nhất, giúp giãn cân mạc. Chân không nâng lớp da lên khỏi cơ hoặc xương, cho phép các mạch máu giãn rộng hơn, từ đó sẽ có nhiều máu chảy tới các khu vực được trị liệu hơn. Tăng cường lưu thông máu được cho là có thể giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn."
Những người được trị liệu cho biết quá trình giác hơi kéo dài khoảng 5 đến 10 phút, mang lại cảm giác tương tự như khi bị véo, sau đó là giảm đau ngay tức khắc (cảm giác giảm đau kéo dài vài giờ) khi những chiếc cốc được gỡ bỏ.
Trị liệu giác hơi trước cuộc đua được cho là sẽ làm giãn mạch máu và giúp cải thiện lưu thông máu.
Tuy nhiên, hiện vẫn tồn tại nhiều tranh cãi trong giới y học xoay quanh tác dụng của giác hơi đối với các vận động viên (cũng như với nhiều chứng bệnh khác), song có lẽ vấn đề không nằm ở đó.
Nếu Phelps hay bất kỳ kình ngư nào khác thực hiện giác hơi tin rằng nó có tác dụng, thì chỉ tác động giả dược đó thôi cũng đủ để sử dụng phương pháp này rồi.
Ngoài ra, Phelps cũng thường rất thành công khi có người nói xấu mình, như Chad Le Clos của Nam Phi chẳng hạn. Những thông tin như vậy có thể không giúp Phelps bơi nhanh hơn, nhưng cũng giống như giác hơi, chúng chẳng có hại gì
Theo Vietnamplus
Hoàng Xuân Vinh và những câu nói ấn tượng Hoàng Xuân Vinh khẳng định anh chưa dừng lại sau thành tích giành huy chương vàng ở Olympic 2016. Xạ thủ sinh năm 1974 sẽ bắn đến khi tổ quốc không cần anh nữa. ảnh minh họa Câu nói đầu tiên của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh trước truyền thông quốc tế, sau khi anh nhận tấm huy chương vàng nội dung súng...