Đầu tư 11 mẫu đất nuôi cá VietGAP, anh nông dân Hà Nội thu nhập hơn 3 tỷ đồng/năm
Trang trai nuôi cá theo quy trình VietGAP của anh nông dân trẻ Lê Văn Lâm (ở xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) rộng tới 11 mẫu. Mỗi năm, anh Lâm xuất bán trên 80 tấn cá, đạt doanh thu 3-3,5 tỷ đồng/năm, trừ hết chi phí đầu tư còn thu lãi trên 800 triệu đồng/năm.
Nuôi cá VietGAP, làm giàu trên quê hương
Sinh năm 1986, quê thôn Tầm Hạ, anh Lâm hiện là Phó Chủ tịch Hội Nông dân (ND) xã Quang Lãng. Lớn lên trên vùng đồng chiêm trũng, quanh năm cày cấy, anh Lâm luôn ấp ủ ước mơ làm giàu trên chính nơi chôn nhau cắt rốn và góp phần thay đổi diện mạo quê hương mình.
Dẫn PV đi thăm ao nuôi cá VietGAP, anh Lê Văn Lâm tự hào kể về công sức, chất xám vợ chồng anh đã bỏ ra trong những năm qua để cải tạo 11 mẫu đất thành ao nuôi cá kiên cố, lắp đặt đầy đủ trang thiết bị hiện đại.
Mô hình nuôi cá VietGAP của anh Lê Văn Lâm (SN 1986) ở xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Ảnh: Thu Hà
Ông Đặng Đức Mạnh – Chủ tịch Hội ND xã Quang Lãng đánh giá: Mô hình nuôi cá theo tiêu chuẩn VietGAP của anh Lâm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với cách nuôi truyền thống. Đây là mô hình rất phù hợp với chủ trương phát triển nông nghiệp công nghệ cao của Hà Nội nên rất cần nhân rộng để nâng cao hiệu quả sản xuất, giúp người nông dân làm giàu chính đáng.
Bất kể là sáng sớm tinh mơ hay nửa đêm nửa hôm, trời nắng hay mưa anh Lâm đều lọ mọ túc trực bên ao để theo dõi “sức khoẻ” đàn cá. Anh Lâm bộc bạch: “Nếu không trực tiếp hàng ngày theo dõi, chăm sóc cá thì không nuôi được đâu”.
Anh Lâm kể, giữa năm 2016, thôn Tầm Hạ có một khu ruộng trũng khoảng 4ha, giao thông đi lại khó khăn nhưng anh vẫn xin chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và được các chủ ruộng cùng các cấp lãnh đạo trong xã đồng tình cho làm đề án chuyển đổi. Trúng thầu khu ruộng này, anh Lâm đã cho quy hoạch lại, cải tạo khu đất thành trang trại nuôi cá.
Để giảm bớt công lao động, anh Lâm đã lắp đặt máy cho cá ăn tự động. Ảnh: Thu Hà
Không chọn nuôi cá đặc sản, anh Lâm quyết định thả nuôi các loại cá truyền thống như: Cá trắm, chép, trôi, rô phi…, bởi theo anh những loại cá này không bao giờ sợ ế, giá cả hầu như cả năm không xê dịch.
Anh Lâm chia sẻ: Thời gian đầu do chưa có vốn và kỹ thuật nên hiệu quả kinh tế mô hình nuôi cá nước ngọt chưa cao. Con cá còi cọc, chậm lớn nên tiêu thụ cũng khó khăn. Đến năm 2018, anh Lâm mạnh dạn đầu tư vốn cải tạo lại diện tích ao nuôi và sắm sửa thêm các thiết bị hiện đại để thực hiện mô hình nuôi cá VietGAP. Theo đó, với diện tích 11 mẫu, anh Lâm thiết kế làm 6 ao nuôi, trong đó có 4 ao cá thương phẩm và 2 ao cá giống…
Anh Lâm cho biết, nguồn cá giống được trang trại mua ở những cơ sở sản xuất con giống có uy tín. Để chủ động nguồn giống, anh Lâm đã dành riêng 2 ao số 4 và số 5 để ương cá. Ương khoảng 2-3 tháng thì chuyển sang ao nuôi cá thương phẩm.
Anh Lâm bộc bạch: “Ương cá giống rất vất vả, như chăm con mọn, đòi hỏi kỹ thuật cao, công chăm sóc nhiều. Ngày cho cá ăn 4 bữa. Có như vậy, cá giống mới khỏe mạnh, không bị bệnh”.
Video đang HOT
Năng suất cá tăng gấp 3 lần
Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình nuôi cá VietGAP, anh Lâm có nhật ký ghi chép đầy đủ quá trình nuôi cá từ vào giống đến chăm sóc, thu hoạch. Việc cho ăn đầy đủ và sử dụng hệ thống tạo oxy giúp cá trong ao khỏe mạnh, tốc độ lớn nhanh, ít bệnh hơn.
“Cùng một diện tích ao 2 mẫu, trước đây nuôi theo phương pháp truyền thống, mỗi vụ tôi chỉ thu được 4 – 5 tấn cá/năm. Khi nuôi cá theo quy trình VietGAP, mật độ thả con giống cao hơn từ 20 – 30% nên năng suất đã tăng lên gấp 3 lần, đạt 17 – 18 tấn/năm. Đặc biệt, cá nuôi theo quy trình này có màu sáng bóng, mình dày, chất lượng thịt thơm ngon hơn và đặc biệt là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm” – anh Lâm so sánh.
Trong năm 2020, sản lượng cá anh Lâm dự đoán có thể đạt tới 100 – 120 tấn. Anh Lâm chia sẻ thêm, nếu nuôi theo mô hình truyền thống để tạo ra 1kg cá thịt mất khoảng 2,4 – 2,5kg thức ăn, lợi nhuận khoảng 6.000 – 7.000 đồng/kg cá, còn với cá nuôi theo quy trình VietGAP thì chỉ mất 1,7 – 1,8kg thức ăn để tạo ra 1kg cá, lợi nhuận đạt 10.000 – 12.000 đồng/kg cá.
Theo đó, nuôi cá VietGAP phải tuân thủ 4 “định”: Vị trí ăn cố định, đúng định lượng thức ăn, giờ ăn cố định và chất lượng cám cố định (ổn định). Một ngày cho ăn 3 bữa vào các khung giờ cố định: Sáng 8-9 giờ, trưa: 12-13 giờ, chiều: 16-17 giờ. Tùy theo thời tiết và sức ăn của con cá, người nuôi sẽ phải điều chỉnh chế độ ăn phù hợp. Bình quân 1 tạ cá thương phẩm chỉ cho ăn 1,5-2kg cám/ngày.
Để phòng bệnh cho cá, đều đặn mỗi tháng từ 4-6 lần anh Lâm dùng các chế phẩm vi sinh xử lý môi trường nuôi, làm sạch nguồn nước và chuyển hoá các chất thải, thức ăn thừa thành phù du có lợi cho con cá. Bên cạnh đó, anh Lâm còn thường xuyên bổ sung các loại vitamin, tỏi trộn lẫn với thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá.
Ngoài ra, để giảm bớt công lao động, anh Lâm đã lắp đặt máy cho cá ăn tự động. Chỉ việc cho cám vào máy, điều chỉnh tốc độ cho ăn là máy nhả cám theo tỷ lệ đã cài đặt. Vì vậy, gia đình anh không cần thuê thêm lao động dù khối lượng công việc hàng ngày khá lớn. Thêm vào đó, máy cho cá ăn còn giúp chia nhỏ bữa ăn trong ngày, giảm hao hụt và kiểm soát được lượng thức ăn.
Bên cạnh những thuận lợi, anh Lâm cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình nuôi cá VietGAP. Trong đó, khó khăn lớn nhất chính là vốn để đầu tư phát triển trang trại. Anh Lâm cũng cho biết, do còn thiếu thông tin về thị trường, chất lượng sản phẩm cá sạch nên nhiều khi cá VietGAP vẫn không bán được giá cao hơn so với cá nuôi truyền thống.
Vì vậy, anh Lâm mong muốn chính quyền cũng như Hội ND các cấp quan tâm, giúp đỡ về vốn, hỗ trợ giới thiệu sản phẩm, giúp anh tái đầu tư cơ sở hạ tầng, kỹ thuật… để đáp ứng nhu cầu sản xuất, chăn nuôi và quảng bá, tiêu thụ sản phẩm sạch tới người tiêu dùng.
Hà Nội: Thả loài "thuỷ quái" ba ba gai cùng cá chuối hoa, ông nông dân này thắng lớn, tậu đất nuôi tiếp
Năm 2018, địa phương có chính sách chuyển đổi đất lúa sang sản xuất nông nghiệp tập trung, ông Ngô Văn Lạc, thôn Thủy Phú (xã Phú Yên, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) đã mạnh dạn đầu tư nuôi ba ba gai - loài thuỷ sản được ví là "thuỷ quái" kết hợp thả cá chuối hoa. Nhờ đó, ông Lạc có thu nhập gần 100 triệu đồng/năm.
Vốn sinh sống bằng nghề thuyền chài, đánh bắt cá trên sông Nhuệ, năm 2018 khi thấy xã Phú Yên thực hiện chuyển đổi diện tích đất lúa sang sản xuất nông nghiệp tập trung, ông Ngô Văn Lạc đã quyết định đầu tư, xây các ao nuôi để thả nuôi ba ba gai và cá chuối hoa.
Ông Ngô Văn Lạc, xã Phú Yên, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã có thu nhập khá từ nuôi loài "thuỷ quái" ba ba gai và cá chuối hoa.
Ban đầu với chỉ diện tích sản xuất khoảng 4 sào, ông Lạc thả nuôi 700 con ba ba gai và gần 1.000 con cá chuối hoa. Vừa nuôi vừa tích lũy kinh nghiệm, ông Lạc cũng đến nhiều mô hình nuôi ba ba trong huyện để học hỏi cách nuôi ba ba gai và cá chuối hoa.
Ông Lạc nói: "Năm nay tôi cũng đã gần 60 tuổi, mấy chục năm làm nghề chài lưới trên sông, nay "lên bờ" chuyển sang nuôi loài thuỷ quái ba ba gai và cá chuối hoa. Ban đầu cũng tương đối vất vả, hai vợ chồng ngày nào cũng cặm cụi ở bờ sông để đánh bắt cá tạp về xay làm thức ăn cho ba ba gai và cá chuối hoa".
Vợ chồng ông Lạc đi đánh bắt cá tạp về làm thức ăn cho "thuỷ quái" ba ba gai.
Đều đặn hàng ngày, vợ chồng ông Lạc đều đi đánh bắt cá tạp ở sông Nhuệ để đem về làm thức ăn cho ba ba gai và cá chuối hoa.
Theo đó, đều đặn mỗi ngày vợ chồng ông Lạc ra sông Nhuệ để đánh bắt cá tạp về xay ra làm thức ăn cho ba ba gai và cá chuối hoa.
Thái Bình: Nuôi loài ba ba gai con to như cái quạt mo, ông nông dân thành tỷ phú
Chia sẻ về kỹ thuật nuôi ba ba gai, ông Lạc cho hay, đây là loài thủy sản rất dễ nuôi, sức đề kháng tốt, ít dịch bệnh, thi thoảng mắc bệnh nấm bã đậu, nấm cổ nhưng rất dễ điều trị. Thức ăn cho ba ba gai chủ yếu là cá tươi xay nhuyễn trộn lẫn với bột ngô.
Nói về kỹ thuật nuôi ba ba gai, ông Lạc chia sẻ: "Thức ăn của ba ba gai có thể cấp đông để trữ ăn dần, lượng thức ăn mỗi ngày dao động từ 3-5% trọng lượng của ba ba gai nên người nuôi có thể tính toán, chủ động tích trữ".
"Thời gian từ tháng 4 đến tháng 11 là lúc ba ba gai sinh trưởng nhanh nên cần chú ý cho ăn đầy đủ. Với thời tiết miền Bắc trong 3 tháng mùa đông, ba ba gai chỉ nằm dưới bùn mà không ăn" - ông Lạc cho biết.
Đến nay, ông Lạc đã nắm vững kỹ thuật về nuôi ba ba gai
Một ngày ông Lạc cho ba ba gai và cá chuối hoa ăn 2 lần.
Ngay trong năm xuất bán đầu tiên, ông Lạc đã bán được 200 con ba ba gai với giá 500.000 đồng/kg. Còn cá chuối hoa ông Lạc cũng xuất bán với giá 110.000 đồng/kg.
"Ba ba gai cái sau 4 năm tuổi đã bắt đầu đẻ, người nuôi phải chuẩn bị chuồng ấp trứng ba ba, nền chuồng được rải cát và đảm bảo nhiệt độ trung bình từ 28 - 32 độ C để tỷ lệ ấp nở trứng ba ba đạt cao. Ba ba gai mẹ mỗi năm đẻ 3 lứa, mỗi lứa trung bình khoảng 15 - 20 quả trứng và ấp hơn 60 ngày là nở. Đối với ba ba gai thịt thương phẩm sau 3 năm nuôi, bình quân đạt trọng lượng 3 - 3,5 kg/con" - ông Lạc chia sẻ.
Cá tạp sau khi đánh bắt về được ông Lạc xay ra làm thức ăn cho ba ba gai và cá chuối hoa.
Năm 2019, ông Lạc đã mua thêm diện tích 1 mẫu ruộng với giá 600 triệu đồng, ông tiếp tục đầu tư thêm 400 triệu đồng để xây các ao nuôi ba ba gai và cá chuối hoa.
Đối với cá chuối hoa, ông Lạc cho hay, cá chuối hoa là giống khoẻ, rất dễ nuôi, ít bệnh, phát triển nhanh, nuôi giống cỡ từ 50 - 100 g/con, chiều dài từ 3cm - 4cm. Trong quá trình nuôi, ông Lạc nhận thấy nuôi cá chuối hoa nhàn hơn rất nhiều so với các loại vật nuôi khác, chúng có thể ăn nhiều loại thức ăn như: lòng lợn, lòng bò, lòng gà- vịt nhưng tốt nhất là cá đồng.
Do áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật hướng dẫn, chăm sóc tốt nên đàn cá chuối hoa của ông Lạc sinh trưởng và phát triển nhanh, tỷ lệ con sống đạt 90%. Cá chuối hoa sau một năm nuôi thả là có thể xuất bán, mỗi con đạt 1,5 - 2kg.
Hiện nay ông Lạc đang thả nuôi 1.000 con cá chuối hoa.
Nhận thấy nuôi ba ba gai và cá chuối hoa bước đầu đã mang lại nguồn thu nhập khá, năm 2019, ông Lạc đã mạnh dạn mua thêm 1 mẫu ruộng nằm ngay bên cạnh ao nuôi của gia đình với giá 600 triệu đồng. Sau khi "tậu" đất, ông đã đầu tư thêm gần 400 triệu đồng nữa để xây 4 ao nuôi và bờ kè.
Ông Lạc dự kiến, sau khi chính thức đi vào hoạt động, mỗi ao nuôi có thể thả nuôi 1.000 con ba ba gai và cá chuối hoa.
"Hai vợ chồng cặm cụi suốt ngày, chỉ lấy công làm lãi. Tuy vất vả nhưng tôi thấy thoải mái khi đến tuổi này rồi vẫn có công việc phù hợp để làm, tạo thêm nguồn thu nhập cho gia đình".
Nhờ kỹ thuật độc đáo này, "Cánh đồng sạch" đưa rau Văn Đức... đi "Tây" Nhơ viêc đưa ky thuât mơi dung mang phu chăm soc rau hiêu qua, tại mô hình "Cánh đồng sạch", nông dân xã Văn Đưc, huyên Gia Lâm (Ha Nôi) không cần phun thuốc trư sâu ma rau vẫn xanh tốt, ban ra thi trương trong va ngoai nươc đươc gia cao. Trồng rau không phun thuốc trư sâu Đến cánh đồng xã...