Đầu tư 100 tỷ đồng làm kè biển sau bão số 10
Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các địa phương tính toán chính xác, báo cáo hợp lý thiệt hại thủy sản và các thiệt hại khác do bão số 10 gây ra để làm cơ sở xem xét hỗ trợ theo quy định. Tỉnh Thanh Hóa cũng đã đồng ý cho huyện Hoằng Hóa thực hiện dự án kè chống sạt lở bờ biển Hải Tiến với tổng mức đầu tư khoảng 100 tỷ đồng.
Ngày 21/9, ông Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có kết luận tại buổi kiểm tra, làm việc về công tác khắc phục hậu quả do bão số 10 gây ra tại một số huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Hiện trạng sạt lở bờ biển Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa
Theo đó, ông Nguyễn Đình Xứng đã kiểm tra công tác khắc phục hậu quả do bão số 10 năm 2017 gây ra tại huyện Quảng Xương, thành phố Sầm Sơn và huyện Hoằng Hóa.
Sau khi kiểm tra thực tế, ông Xứng kết luận: Cơn bão số 10 không đổ bộ trực tiếp vào tỉnh Thanh Hóa nhưng đã gây ra thiệt hại rất lớn trên địa bàn, đặc biệt là các cơ sở du lịch ven biển. UBND tỉnh Thanh Hóa chia sẻ với các doanh nghiệp làm du lịch bị thiệt hại lớn trong cơn bão số 10 vừa qua…
Để sớm khắc phục hậu quả do bão gây ra, nhất là các giải pháp cho hạ tầng du lịch, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu UBND thành phố Sầm Sơn khẩn trương chỉ đạo các địa phương, các cơ quan, đơn vị có chức năng tổ chức dọn dẹp, vệ sinh bãi biển, đảm bảo tất cả các hoạt động du lịch trở lại bình thường.
Bờ kè ven biển bị sóng đánh tả tơi
Phía thành phố Sầm Sơn cũng đã có đề nghị về việc ảnh hưởng của khai thác cát trên sông Mã gây sạt lở bờ biển Sầm Sơn, có chiều hướng gia tăng. Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các ngành, đơn vị liên quan nghiên cứu đề nghị của thành phố Sầm Sơn và tình hình hút cát lâu nay; tham mưu cho UBND tỉnh văn bản báo cáo Bộ Giao thông vận tải trước ngày 30/9/2017 theo hướng đề nghị Bộ xem xét dừng việc nạo hút cát ở cửa sông Mã không cần thiết; giao địa phương chủ động tổ chức nạo vét luồng đảm bảo giao thông thủy.
Về thiệt hại đối với các diện tích nuôi trồng thủy sản và các thiệt hại khác, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có hướng dẫn cho UBND các huyện Quảng Xương, Hoằng Hóa và các huyện, thị xã, thành phố tính toán chính xác, báo cáo hợp lý để làm cơ sở xem xét hỗ trợ các hộ dân theo quy định của pháp luật.
Video đang HOT
Bờ biển tan tác sau bão
Riêng UBND huyện Hoằng Hóa cũng đã có đề nghị triển khai dự án kè chống sạt lở bờ biển Hải Tiến. Ông Nguyễn Đình Xứng giao UBND huyện Hoằng Hóa sớm có đề xuất cụ thể về mặt chủ trương để Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt.
Thống nhất để UBND huyện Hoằng Hóa làm chủ đầu tư để triển khai dự án kè chống sạt lở bờ biển Hải Tiến. Công trình được áp dụng hình thức giao thầu (không thông qua lựa chọn nhà thầu) từ giai đoạn lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng cho đến giai đoạn hoàn thành đưa công trình vào khai thác, sử dụng), đảm bảo tổng mức đầu tư dự án khoảng 100 tỷ đồng. Sở Tài chính nghiên cứu, dành khoảng 15 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách cho huyện Hoằng Hóa thực hiện các thủ tục đầu tư và khởi công xây dựng công trình.
Công trình kè biển đổ sập sau bão
Trước đó, liên quan đến con số thiệt hại do bão số 10 gây ra, huyện Hoằng Hóa có tới 3 con số báo cáo về thiệt hại khiến dư luận không khỏi băn khoăn.
Cụ thể, tại báo cáo ban đầu vào ngày 16/9, con số thiệt hại là 897 tỷ đồng. Đến ngày 18/9, huyện này lại báo cáo thiệt hại với tổng số tiền lên tới hơn 937 tỷ đồng. Và đến ngày 21/9, con số thiệt hại do bão số 10 tại địa phương này đã giảm còn hơn 600 tỷ đồng.
Liên quan đến vấn đề trên, ông Lê Đức Giang, Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa khẳng định: “Thực tế vẫn còn hiện trạng đó nên không ai nói dối được… Những con số báo cáo lên đều là chính xác, không ai kê thêm làm gì”.
Theo Dân Trí
Những cánh đồng tôm tan hoang sau bão số 10
Nhiều hộ nuôi tôm trên địa bàn xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) thay vì bước vào vụ thu hoạch tôm thì phải quay sang dọn dẹp đầm nuôi tan hoang sau cơn bão số 10. Nhiều hộ dân nuôi tôm rơi vào cảnh điêu đứng, nợ nần chồng chất vì tôm mất trắng.
Thường vào khoảng thời gian này là không khí rộn ràng thu hoạch tôm của các hộ nông dân trên địa bàn xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa. Thế nhưng, do ảnh hưởng của cơn bão số 10, những gì còn lại là cảnh tan hoang, tiêu điều, người nuôi tôm đang đối diện với bao khó khăn chồng chất.
Cảnh tan hoang trên cánh đồng tôm tại xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa
Mặc dù, không nằm trong vùng tâm bão đi qua, nhưng huyện Hoằng Hóa nói riêng và nhiều địa phương khác của Thanh Hóa cũng chịu ảnh hưởng bởi cơn bão số 10 vừa qua. Theo con số thống kê của ngành chức năng thì thiệt hại bởi cơn bão số 10 của địa phương này lên đến gần 1.000 tỷ đồng.
Chỉ trong chốc lát, cái còn lại trên những cánh đồng tôm là cảnh tưởng tan hoang. Thay vì thu hoạch thành quả sau một thời gian dài vất vả, đầu tư thì giờ đây, những người nuôi tôm tại xã Hoằng Phụ đang phải thu dọn "bãi chiến trường" do cơn bão số 10 để lại.
Những cánh đồng tôm đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch bỗng chốc mất trắng.
Nhiều đầm nuôi tôm của các hộ dân đã bị mất trắng
Những năm gần đây, số hộ nuôi tôm trên địa bàn xã Hoằng Phụ ngày một tăng. Hầu hết người nuôi tôm phải vay mượn vốn liếng để đầu tư với mong muốn đổi thay cuộc sống. Nhưng mộng đổi đời đâu chưa thấy, thời điểm này, các hộ nuôi tôm lại thêm gánh nặng nợ nần.
Ông Nguyễn Văn Hùng (64 tuổi, ở thôn Xuân Phụ, xã Hoằng Phụ) vẫn chưa hết bàng hoàng sau khi chứng kiến đầm tôm của gia đình bị sóng gió quật tơi tả.
Theo ông Hùng, vụ tôm trước ông cũng bị thiệt hại, gia đình phải vay mượn thêm mong vực dậy. Nhưng không ngờ, hơn 1ha tôm sắp đến vụ thu hoạch lại bị cơn bão số 10 cuốn phăng ra biển. Nguồn thu nhập chính trông chờ vào vụ tôm giờ đã trắng tay.
Ông Nguyễn Văn Hùng buồn bã khi chứng kiến cảnh đầm tôm của gia đình bị bão tàn phá toan hoang
Không chỉ riêng gia đình ông Hùng mà nhiều hộ nuôi tôm khác cũng bị thiệt hại nặng nề do cơn bão số 10. Cánh đồng tôm của gia đình ông Nguyễn Văn Dũng (59 tuổi, thôn Xuân Phụ) cũng tan hoang sau cơn bão.
Theo ông Dũng, đầm tôm chỉ còn khoảng 20 ngày nữa là có thể xuất bán. Do ảnh hưởng bão, nước triều lên tràn vào đầm, cuốn theo toàn bộ số tôm trong đầm. Vụ tôm này, gia đình ông Dũng thả hơn 2 triệu con tôm thẻ, ước tính thiệt hại hơn 2 tỷ đồng.
Không còn tôm thu hoạch, các hộ nuôi lại đối diện với khó khăn khi không biết lấy nguồn vốn đâu ra để tu bổ, sửa chữa máy móc, làm lại đầm. Nợ cũ chưa trả xong, giờ lại thêm nợ mới khiến nhiều gia đình kiệt quệ.
Do biển xâm thực ngày càng gần khu vực nuôi tôm nên dễ bị thiệt hại mỗi khi ảnh hưởng bão
Dù thiệt hại nặng nề, nhưng một số hộ nuôi vẫn mong muốn được nhà nước hỗ trợ để nhanh chóng quay lại sản xuất.
"Giờ trót lao rồi, không theo không được. Thiên tai là do trời nên cũng đành cắn răng trả nợ vậy. Khó khăn nhất hiện nay là không còn vốn để cải tạo, tu bổ đầm. Giờ chỉ mong nhà nước hỗ trợ để người dân chúng tôi có vốn làm lại", ông Hùng chia sẻ.
Theo chị Đặng Thị Huệ, nghề nuôi tôm như đánh canh bạc. Nhà chị cùng anh em đầu tư gần 3ha, cơn bão vừa rồi cuốn mất 2/3 số đầm nuôi. Cũng theo chị Huệ, ngày trước nuôi tôm năng suất, nhưng một năm trở lại đây, bờ biển bị xâm thực, nước biển vào sát tận kè đê nên thường xuyên xảy ra tràn đầm nuôi tôm, dẫn đến mất trắng.
Dù đau đớn khi chứng kiến những thiệt hại nặng nề sau cơn bão, nhưng nhiều hộ dân nơi đây đã cố gắng gượng dậy để dọn dẹp rác, thu gom máy móc lvà hi vọng sớm quay lại sản xuất.
Thiệt hại do bão khiến nhiều hộ nuôi tôm rơi vào cảnh nợ nần
Theo ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND xã Hoằng Phụ, xã có 6 hộ nuôi tôm bị thiệt hại nặng sau cơn bão số 10 vừa qua với 6 ha nuôi tôm bị mất trắng. Ngoài ra, còn 102 ha đầm tôm ngoài đê bị ngập nước khiến số lượng tôm nuôi bị hao hụt.
Các đầm nuôi tôm thường gần cửa biển nên không tránh khỏi những sự cố của thiên tai. Trong khi đó, điều kiện của các hộ nuôi tôm hết sức khó khăn. Địa phương đã tiến hành thống kê thiệt hại và cùng với huyện tìm hướng khắc phục sự cố sau bão cho các hộ nuôi tôm.
Theo Dân Trí
Hơn 1.000 con lợn chết sau bão số 10 Gió bão số 10 quần thảo, đánh tan nhiều trang trại, khiến Cẩm Xuyên - thủ phủ chăn nuôi lợn của Hà Tĩnh chết hơn 1.000 con lợn. Nhiều trang trại hư hỏng nặng nhưng chủ cơ sở thiếu vốn để khắc phục, khiến những đàn lợn còn lại cũng gặp nguy. Theo ông Trần Hữu Duyệt- Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm...