Đấu Trường Ảo – Thành công từ góc nhìn văn hoá đại chúng
Đấu Trường Ảo (Ready Player One) còn thành công hơn cả khi đưa yếu tố văn hoá đại chúng của nhiều quốc gia từ thập niên 80 vào.
Đấu Trường Ảo (Ready Player One) không chỉ đơn thuần là một bộ phim xuất sắc với kỹ xảo cực kỳ hoành tráng mà ở một góc nhìn khác, bộ phim còn thành công hơn cả khi đưa yếu tố văn hoá đại chúng của nhiều quốc gia từ thập niên 80 vào. Đấu Trường Ảo tạo nên một hành trình với đầy đủ tông màu, cảm xúc cho khán giả.
Poster của Đấu Trường Ảo (Nguồn: IMDb)
Đấu Trường Ảo lấy bối cảnh thành phố Columbus – Ohio năm 2045, khi mà thế giới lâm vào tình trạng quá tải dân số, sự phân biệt giàu nghèo diễn ra ngày càng sâu sắc. Để trốn tránh hiện thực tàn khốc, mọi người bắt đầu đắm chìm vào trong một thế giới ảoOASIS được James Halliday ( Mark Rylance) tạo ra, trong đây người chơi hiện thân dưới một nhân vật ảo. Vào một ngày, Halliday qua đời và ông đã để lại một thử thách trong OASIS.
Người nào sở hữu 3 chiếc chìa khóa sớm nhất sẽ được toàn quyền quản lý OASISvà sở hữu khối tài sản khổng lồ. Trong suốt 5 năm, không một ai chiến thắng được thử thách này. Cho đến khi Wade Watts ( Tye Sheridan), một thợ săn easter egg, tìm thấy chìa khoá đầu tiên. Sau đó, Wade nhận ra rằng công ty IOI với âm mưu để chiếm lấy toàn bộ OASIS, cậu cùng với đội Ngũ Đại vừa đứng lên chiến đấu vừa tiếp tục truy tìm hai chìa khoá còn lại.
Cha đẻ của OASIS (Nguồn: IMDb)
Spielberg đã trau chuốt đứa con tinh thần bằng sự kết hợp linh hoạt, tài tình giữa kỹ xảo và văn hoá đại chúng. Với đội ngũ đoàn làm phim tài giỏi, một đạo điễn tài năng, linh hoạt và một nền tảng các thành tựu khoa học kỹ thuật điện ảnh vô cùng vững chắc. Vì vậy, kỹ xảo trong Đấu Trường Ảo là điều không thể bàn cãi. Ở yếu tố còn lại và cũng chính là sự bất ngờ lớn nhất mà Steven Spielberg đem lại cho khán giả: văn hoá đại chúng.
Biệt đội Ngũ Đại (Nguồn: IMDb)
Đấu Trường Ảo được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Ernest Cline. Khi Spielberg ngồi ghế đạo diễn, dù có khó khăn đến mấy ông không chỉ muốn bộ phim chỉ dừng lại như trong cuốn truyện mà ông còn muốn hơn thế, ông ấp ủ nguyện vọng biến Đấu Trường Ảo thành một màn trình diễn độc nhất mà không bộ phim nào khác có thể làm được. Và Spielberg đã phải mất tới 7 năm để đi xin bản quyền hình ảnh từ các công ty khác, để chúng ta bắt gặp những Lara Croft, King Kong, Búp bê Chucky, các nhân vật trong game Street Fighter, Halo, Gundam, các loại xe trong Back to the Future, siêu anh hùng Batman, Superman và hàng trăm thứ quen thuộc khác.
Một King Kong quen thuộc ngày nào (Nguồn: IMDb)
Bên cạnh văn hóa truyền thống của mỗi nước khác nhau, văn hóa đại chúng ngày càng phát triển mạnh mẽ và tác động sâu rộng đến đời sống xã hội. Văn hoá đại chúng đề cập những hệ thống và những sản phẩm văn hóa mà phần đông nhân loại chia sẻ, biết đến. Steven Spielberg nắm rất rõ điều này, ông hiểu rằng con người không chỉ sống và làm việc hàng ngày như một cỗ máy mà họ còn phải trau dồi và tiếp nhận các luồng văn hoá để làm phong phú và mới mẻ hơn cho cuộc sống.
Vì vậy khi theo dõi Đấu Trường Ảo, khán giả cảm thấy sự khác biệt lớn. Họ vừa cảm nhận được sự mới mẻ của bộ phim vừa hoài niệm về những thứ đã gắn bó với tuổi thơ từ rất lâu.
Anime Gundam nổi tiếng được công chúng yêu thích (Nguồn: IMDb)
Dù bạn còn trẻ hay người lớn tuổi thì sao có thể quên được những bản nhạc nổi tiếng từ thập niên 70-80 như Jump (Van Halen), One Way or Another (Blondie) từ thời kỳ nhạc pop-rock đỉnh cao hay, và cả những bộ đồ của Ông Hoàng nhạc pop Michael Jackson mà nhân vật Parzival chuẩn bị tới vũ trường để hẹn họ Artemis. Những hình tượng siêu sao thời trang, âm nhạc được văn hoá đại chúng tạo dựng lại, và có tác động lớn đến cách nghĩ, cách sống của xã hội. Steven Spielberg đánh trúng vào tâm lý của các khán giả, dù ở bất kỳ độ tuổi nào, chỉ cần thấy được những chi tiết đặc trưng của thần tượng, khán giả sẽ rất hứng khởi và tiếp tục theo dõi liệu sẽ còn những chi tiết quen thuộc nào mình sẽ được thấy.
Chiếc xe trứ danh De Lorean trong Back to the Future (Nguồn: IMDb)
Trong tiểu thuyết gốc của Ernest Cline, có rất nhiều chi tiết liên quan tới Steven Spielberg bởi các bộ phim của ông truyền cảm hứng cho Cline. Và chiếc xe mà nhân vật Parzival đua chính là chiếc DeLorean trong phim Back to the Future do Spielberg làm nhà sản xuất. Ngoài ra trong đoạn đua xe còn có sự xuất hiện của khủng long T-Rex, làm khán giả nhớ tới bom tấn Jurassic Park do Spielberg thực hiện năm 1993. Đây không chỉ đơn thuần là những hình ảnh đặc trưng mà còn là sự tôn trọng cao quý mà Spielberg và Cline dành cho nhau.
Bộ phim The Shining được cộng đồng yêu thích (Nguồn: IMDb)
Để tìm được chìa khoá thứ 2, nhóm Ngũ Đại phải vượt qua thử thách trong bộ phim The Shining. Steven Spielberg thực hiện việc này nhằm vinh danh một trong những bộ phim kinh dị kinh điển nhất của thập niên 80 và đây cũng là món quà tri ân mà ông gửi tặng đến người bạn là đạo diễn quá cố Stanley Kubrick. Một lần nữa vị đạo diễn khó tính này lại phải làm cho con tim bao khán giả phải cảm phục vì tình bạn quý giá giữa hai người.
Nơi ẩn giấu chìa khoá cuối cùng (Nguồn: IMDb)
Ở câu đố cuối cùng, khán giả được biết rằng chinh Adventure – tưa game đâu tiên ma Easter Egg xuât hiên trên thê giơi mới là điều kiện để tìm thấy chìa khoá cuối cùng. Tại sao Robinett lai quyêt đinh đưa vao dong chư: “ Tưa game nay đươc thiêt kê bơi Robinett” trong tac phâm cua ông? Vao nhưng năm 1979, khi ma ngành công nghiệp game điện tử vân con chưa lớn mạnh, cac nha thiêt kê luc nay vân bi cac công ty game đôi xư như nhưng công nhân tầm thường, chư không phai la tac gia cua nhưng đưa con tinh thân cua ho. Ngươi chơi thương xuyên chi biêt đây la game cua hang nao (ơ đây la Atari), chư không hê biêt ai lam ra no. Warren Robinett đưa ra một quyết định chưa từng có trong lịch sử.
Spielberg đưa chi tiết này vào trong Đấu Trường Ảo nhằm mục đích tôn lên giá trị và tài năng của con người, đồng thời cho khán giả thấy rằng việc tôn trọng bản quyền có ảnh hưởng quan trọng như thế nào với người tạo ra nó.
Chính nhờ những chi tiết trong tổng số giúp bộ phimtrở nên quen thuộc, nhân văn hơn. Tất cả những ai hâm mộ Stephen King và cả những bộ phim của đạo diễn Kurbrick chắc chắn cảm thấy ấm lòng, họ tìm thấy một phần cuộc sống của mình trong chính bộ phim. Dù cho những ai không biết rõ nguồn ngạnh của sự việc, nhưng khi họ đã hiểu rõ nét đẹp văn hoá Spielberg mang lại, họ sẽ lan rộng ý nghĩa đằng sau đó, đến với những ai chưa xem hay chưa từng biết.
Không phải ai cũng thấu hiểu được nỗi lòng James Halliday (Nguồn: IMDb)
Văn hoá đại chúng có thể tạo ra những không gian, diễn đàn văn hóa để thu hút được mọi người tham gia. Mỗi một người đều có thể tự tạo nên dấu ấn, tạo thương hiệu, giá trị riêng của mình trong một cộng đồng. Khi Đấu Trường Ảo được công chiếu, những người hâm mộ từ nhiều nơi đổ về và qua những nhân vật, bộ phim hay trò chơi, họ đều đem ra bàn luận và phản biện liên tục. Điều này làm cho không gian văn hóa trở nên sôi động và những cái mới luôn được cập nhật. Việc thụ hưởng văn hóa không còn là đặc ân dành cho người có điều kiện và năng lực, mà dành cho tất cả mọi người đã và đang xem Đấu Trường Ảo.
Thành công của Steven Spielberg không chỉ ngoài việc áp dụng thành công kỹ xảo điện ảnh vào Đấu Trường Ảo mà thông qua văn hoá đại chúng được mã hoá bằng ngôn ngữ điện ảnh, ông muốn gửi gắm đến khán giả những hiểu biết, tình cảm, mong muốn, kinh nghiệm sống, giá trị đạo đức, văn hóa tinh thần… giống như thông điệp mà Halliday gửi gắm đến Wade Watts ở cuối bộ phim.
Bộ phim cực kỳ ý nghĩa mà Spielberg để lại cho hiện tại và mai sau (Nguồn: IMDb)
Đấu Trường Ảo trong phim khác biệt rất nhiều so với cuốn tiểu thuyết nhưng điều cốt lõi chính là tinh thần chủ đạo của bộ phim, cũng như tình yêu với văn hóa đại chúng của một thời đã qua vẫn được giữ nguyên vẹn.
Theo moveek
Giải Mã Bí Ẩn Ngân Hà - Nỗi cô đơn và ý nghĩa của sự kết nối
Giải Mã Bí Ẩn Ngân Hà (Ad Astra) muốn mượn câu chuyện du hành không gian để nói về nội tâm mênh mông của con người. Cá nhân người viết lại đánh giá rất cao khía cạnh tâm lý của bộ phim.
Khi xem trailer, hẳn ai cũng kì vọng Giải Mã Bí Ẩn Ngân Hà (Ad Astra) sẽ là một bộ phim sci-fi hoành tráng về chủ đề du hành không gian. Nhưng cuối cùng, yếu tố vũ trụ lại không phải là chủ đề chính của phim. Rõ ràng, bộ phim muốn mượn câu chuyện du hành không gian để nói về nội tâm mênh mông của con người. Có thể nhiều fan thể loại sci-fi du hành vũ trụ sẽ không thích điều này, nhưng cá nhân người viết lại đánh giá rất cao khía cạnh tâm lý của bộ phim. Vậy nên, bài viết này sẽ tập trung phân tích chủ đề lớn nhất của phim - nỗi cô đơn của nhân loại.
Nguồn: Vulture
Ngay từ đầu phim, nhân vật chính Roy McBride (Brad Pitt) đã được miêu tả như một kẻ cô đơn. Không phải vì không có ai sẵn sàng ở bên anh, mà là vì anh luôn đẩy tất cả mọi người ra xa, thu mình trong thế giới riêng. Roy còn là một kẻ thiếu hụt cảm xúc đến một mức độ bệnh lý - nhịp tim anh không bao giờ tăng lên quá 80, ngay cả khi đối diện với cái chết. Chúng ta đều đã có lúc gặp những con người như vậy. Và cũng như người yêu của Roy, cuối cùng chúng ta sẽ phải rời xa những người như vậy, vì không ai có thể mãi yêu thương một người cứ luôn xa cách và lạnh lùng.
Chúng ta thường trách những người như vậy là ích kỉ, cắn đắn rằng tại sao họ không chịu quan tâm đến những người thân yêu. Nhưng vấn đề thực sự là, không phải họ không muốn quan tâm, mà là họ không có khả năng quan tâm. Cảnh Roy McBride lẩm bẩm " mình nên cảm thấy gì đó" cho thấy bản thân anh cũng nhận thức được sự thiếu hụt cảm xúc. Cảnh anh thu âm tin nhắn xin lỗi cô người yêu rồi lại xóa càng thể hiện sự bất lực của anh trong việc kết nối và yêu thương người khác, dẫu bản thân anh có mong muốn đến đâu.
Nguồn: Plugged In
Sự thiếu hụt về cảm xúc và khả năng kết nối của Roy, nỗi cô đơn đã bám rễ trong tâm hồn từ khi anh còn bé, tất cả đều xuất phát từ người cha của anh. Ở các bộ phim khác, mô-típ người con tìm kiếm người cha mất tích trong một sứ mệnh ở một nơi xa xôi thường chỉ được sử dụng như đòn bẩy để câu chuyện có lí do diễn ra. Nhưng với Giải Mã Bí Ẩn Ngân Hà, chúng ta mới thấy được trọn vẹn sự đổ vỡ của đứa con mang trong lòng nỗi đau bị cha bỏ rơi. Nếu quan sát xung quanh, chúng ta dễ nhận ra rằng những đứa trẻ lớn lên mà không có cha hoặc mẹ thường có vấn đề trong việc phát triển tính cách. Rất nhiều người trong số chúng sẽ lớn lên như Roy McBride, gặp khó khăn trong việc tin tưởng và yêu thương người khác, để rồi cứ tự gặm nhấm nỗi cô độc của bản thân.
Nguồn: Electric Bento
Mối quan hệ của Roy McBride với người cha vĩ đại còn trở nên phức tạp hơn bởi cái bóng quá lớn mà ông để lại. Tình cảm của Roy hướng về cha luôn trần ngập mâu thuẫn. Anh luôn tỏ ra miễn cưỡng khi có người khen ngợi Clifford McBride và so sánh anh với ông, nhưng đồng thời cũng tức giận khi chính phủ nghi ngờ cha anh đứng sau đợt sóng từ gây thảm họa trên Trái Đất. Anh luôn khao khát thoát khỏi cái bóng quá lớn của cha, nhưng ông cũng lại là hình mẫu lí tưởng mà anh muốn hướng đến. Thâm tâm anh luôn âm ỉ giận dữ và đau đớn vì bị ông bỏ rơi, nhưng cuối cùng anh vẫn không thể ngừng yêu thương ông.
Dù chúng ta đều ít nhiều mang trong mình những cảm xúc mâu thuẫn với bậc sinh thành, nhưng trong mối quan hệ của Roy với cha, mọi cảm xúc đều được đẩy đến mức cực đoan đến mức ám ảnh. Mục đích Roy tìm đến tận Sao Hải Vương xa xôi, suy cho cùng chỉ là để tìm lối thoát khỏi nỗi ám ảnh dai dẳng ấy.
Nguồn: Den of Geek
Có thể nhiều người nghĩ đây là câu chuyện về tình phụ tử. Nhưng rõ ràng, tình phụ tử không phải là yếu tố mà bộ phim muốn vinh danh, khi mà Clifford McBride thậm chí còn thẳng thừng thừa nhận rằng ông chưa bao giờ quan tâm đến mẹ con Roy. Từ khi Roy còn bé, ông đã chỉ quan tâm đến việc anh làm được những gì, liên tục bơm vào đầu anh mộng tưởng lớn lao của mình, với hi vọng anh sẽ nối nghiệp ông.
Ngay cả khi gặp lại sau bao năm trời chia xa, tất cả những gì ông nhìn thấy ở Roy là một phi hành gia xuất sắc có thể giúp ông hoàn thành nghiệp lớn, chứ không phải đứa con mà ông có nghĩa vụ yêu thương. Và rõ ràng, dù Roy đang vật lộn để không trở nên giống với cha, thì những khiếm khuyết trong tính cách của ông lại thể hiện rõ nét nơi anh. Chúng ta cũng thường xuyên thấy điều đó xảy ra xung quanh mình, khi những đứa con lớn lên rất dễ mang theo những khiếm khuyết về tính cách của bậc phụ huynh mà chúng đã phải chịu đựng từ lúc nhỏ.
Nguồn: Scannain
Cái tên Ad Astra - hướng đến những vì sao, ngoài việc thể hiện chủ đề du hành vũ trụ của phim, còn có hàm ý rằng Cả Roy và Clifford đều hướng đến những vì sao riêng của mình. Đối với Clifford, đó là mộng tưởng chứng minh rằng sự sống ngoài vũ trụ có tồn tại. Còn đối với Roy, đó chính là người cha của anh. Đây là khía cạnh escapism - chủ nghĩa thoát ly thực tại, mà bộ phim muốn truyền tải. Cha con McBride đều cảm thấy ngột ngạt với thực tại, cảm thấy thế giới mà họ đang sống không thuộc về họ. Chính vì vậy mà họ phải tìm kiếm ý nghĩa tồn tại của bản thân trong một lí tưởng xa vời, trong "những vì sao" của riêng mình.
Thật ra, đa phần những người tìm đến sự thoát ly thực tại không cực đoan đến thế. Họ chỉ cần đến những phương tiện giúp họ đắm chìm trong giây lát, tạm quên đi những vấn đề của bản thân, rồi quay lại thế giới thực. Thật ra, đó lại là một phương pháp hồi phục tâm lí khá tốt. Nhưng với những kẻ hoàn toàn lạc lối như Clifford, và thiếu một chút nữa là cả Roy, thì rõ ràng đó là cách nhanh nhất để đánh mất bản thân.
Nguồn: The Atlantic
Dù vậy, điều làm nên kết thúc khác biệt của cha con họ chính là lựa chọn của mỗi người. Người cha đã hoàn toàn đánh mất bản thân trong mộng tưởng, để rồi khi Roy bắt ông phải đối diện với sự thật rằng không hề có người ngoài hành tinh, rằng ông tiếp tục cũng không còn ý nghĩa gì nữa, ông đã không thể chấp nhận được sự thật mà buông bỏ tất cả. Ngược lại, khi Roy nhìn thấy đoạn kết cô đơn và tăm tối của cha anh, anh đã nhận ra rằng bản thân không muốn trở thành cha mình.
Anh chọn quay trở về Trái Đất, học cách mở lòng và kết nối với những người thân yêu, với mong ước một ngày nào đó anh sẽ không còn cô đơn. Vẻ mặt mãn nguyện của Roy khi nắm lấy bàn tay kéo anh khỏi phi thuyền, hi vọng trong ánh mắt anh khi hẹn gặp cô người yêu, tất cả hứa hẹn một ngày mà anh sẽ thực sự vượt qua được những rạn vỡ bên trong mình. Ta có thể hi vọng vào một ngày anh tìm thấy hạnh phúc trong thế giới này, cái thế giới mà cha anh đã từ bỏ.
Giải Mã Bí Ẩn Ngân Hà mượn câu chuyện về du hành vũ trụ chỉ để truyền tải thông điệp về sự cô đơn của con người và những khó khăn, đau khổ trong con đường vượt qua nó. Cách thể hiện của bộ phim tuy thiên về hướng kể quá nhiều nên thiếu tinh tế, và cũng còn nhiều thiếu sót trong mạch truyện, nhưng với cá nhân người viết, thông điệp của phim vẫn đủ sức chạm đến người xem.
Trailer Giải Mã Bí Ẩn Ngân Hà
Theo moveek
Terminator: Dark Fate - Giới phê bình nói gì về bộ phim của NSX James Cameron? Hãy cùng Moveek tìm hiểu xem giới phê bình nói gì về Terminator: Dark Fate nhé. 2 nhân vật gạo cội của tựa phim nổi tiếng Terminator (IMDb) Với sự trở lại của Linda Hamilton và James Cameron nắm vai trò là nhà sản xuất, giới phê bình sẵn sàng kỳ vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn trong Terminator: Dark Fate...