Đấu tranh mạnh với tội phạm lừa đảo xuất khẩu lao động
Gần 2 năm đại dịch COVID-19, việc đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc gặp rất nhiều khó khăn.
Thậm chí, có những thời điểm tất cả các thị trường đều “đóng băng”, không thể đưa lao động xuất cảnh do ảnh hưởng của dịch. Thế nhưng, tình trạng lừa đảo trong lĩnh vực xuất khẩu lao động vẫn nhức nhối.
Các đối tượng lừa đảo đã lợi dụng tình hình dịch bệnh với nhiều chiêu trò tinh vi để “giăng bẫy” người lao động. Trước vụ việc 200 lao động bị lừa đảo đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc qua đường biển vừa xảy ra ở Đà Nẵng, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) lại tiếp tục phải lên tiếng cảnh báo.
Vẫn nhức nhối vấn nạn lừa đảo
Vụ việc nghiêm trọng mới đây xảy ra liên quan đến lừa đảo xuất khẩu lao động là vụ việc gần 200 người trú tại các tỉnh phía Bắc bị các đối tượng lừa vào Đà Nẵng để đi xuất khẩu lao động bằng đường biển sang Hàn Quốc. Theo đó, giữa tháng 5/2021, dù làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 đang bùng phát, Công an quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng nhận được tin báo, nhiều người tụ tập tại khách sạn Toàn Thắng số 172-174 đường Nguyễn Văn Thoại, phường Mỹ An.
Người lao động cần tìm hiểu khi có nhu cầu làm việc ở nước ngoài. Ảnh minh họa: CTV
Qua xác minh, có khoảng 170 người trú tại các tỉnh phía Bắc vào Đà Nẵng với mục đích đi xuất khẩu lao động bằng đường biển. Tuy nhiên, gần đến thời điểm khởi hành, 2 người hứa hẹn tổ chức chuyến đi là Phạm Doãn Tuấn và Lê Danh Cường bất ngờ lẩn trốn và cắt đứt mọi liên lạc. Theo khai báo của các bị hại, Tuấn và Cường đã ký hợp đồng đưa những người có nhu cầu sang Hàn Quốc để lao động với giá mỗi trường hợp là 10.000 USD.
Các đối tượng hẹn khách ra Hà Nội để trao đổi cụ thể việc xuất cảnh và thu mỗi người 5 triệu đồng là chi phí khám sức khỏe và xét nghiệm COVID-19, sau đó tập trung tại TP Đà Nẵng để xuống tàu biển sang Hàn Quốc. Tại Đà Nẵng, các đối tượng tiếp tục thu mỗi người 300 USD và hẹn tối 15/5 sẽ đưa mọi người ra cảng Tiên Sa để khởi hành sang Hàn Quốc.
Kết quả điều tra cho thấy, Phạm Doãn Tuấn tên thật là Vũ Đức Minh (39 tuổi), trú phường Phú La, quận Hà Đông, TP Hà Nội. Lê Danh Cường tên thật là Đinh Hồng Quang (41 tuổi), trú xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín, TP Hà Nội. Các đối tượng đã dùng giấy chứng minh nhân dân giả, mở tài khoản giả nhằm che giấu nhân thân để thực hiện hành vi lừa đảo. 2 đối tượng này đã lẩn trốn ở nhiều địa phương, đến ngày 16/11 thì bị bắt giữ khi đang lẩn trốn tại tỉnh Hòa Bình và TP Hà Nội.
Video đang HOT
Đây chỉ là vụ việc điển hình trong rất nhiều vụ việc liên quan đến lừa đảo xuất khẩu lao động thời gian qua. Theo đại diện của Cục Quản lý lao động ngoài nước, ngay khi có thông tin xảy ra vụ việc, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã liên hệ với cơ quan lao động tại Đà Nẵng đề nghị kiểm tra, xác minh tình hình, đồng thời cũng trao đổi với cơ quan Công an để kiểm tra thông tin.
Ngoài vụ việc tại Đà Nẵng, còn nhiều địa phương khác cũng diễn ra tình trạng này. Các vụ lừa đảo thời gian qua, các đối tượng lừa đảo đã lợi dụng mạng xã hội để đưa thông tin quảng cáo, tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài. Việc này cho thấy sự hiểu biết của người dân, người lao động vẫn còn hạn chế nên dễ dàng bị các đối tượng này lừa đảo. Các đối tượng này không thu một cục tiền mà thu dần từng bước. Cùng với đó, chúng cũng đưa ra những hình thức đi lao động xuất khẩu rất hợp lý, tạo lòng tin cho người dân bằng việc có thể dễ dàng ra nước ngoài làm việc thông qua đi học, đi làm.
“Thời gian qua, chúng tôi đã phối hợp với chính quyền địa phương, cũng như Công an đề nghị điều tra, xử lý hàng loạt vi phạm của các tổ chức, cá nhân không có chức năng đưa người lao động đi làm việc nước ngoài”, ông Nguyễn Gia Liêm, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết.
Người lao động cần tỉnh táo
Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, tình trạng lừa đảo trong lĩnh vực đưa lao động ra nước ngoài làm việc đã diễn ra từ nhiều năm nay và rất nhức nhối. Tuy nhiên, do người lao động còn thiếu hiểu biết, thiếu thông tin nên mới dễ dàng bị lừa đảo. Vì thiếu hiểu biết nên không ít người lao động nghĩ rằng, đi làm việc ở nước ngoài rất đơn giản, không cần qua quy trình từ tuyển chọn, đào tạo, kiểm tra trình độ, kiến thức…, chỉ cần có nhu cầu, sau đó nộp hồ sơ là được đi. Thực tế, một công ty có chức năng đưa lao động đi nước ngoài làm việc phải thông báo cần tuyển người lao động, số lượng cần tuyển là bao nhiêu? Các điều kiện, tiêu chuẩn đối với người lao động như thế nào?
Cụ thể quy định về tuổi, trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, sức khỏe… Trên cơ sở đó, người lao động muốn tham gia tuyển dụng phải có giấy tờ chứng nhận đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, tổ chức tuyển chọn lao động đi làm việc nước ngoài. Sau đó, người lao động và đơn vị tuyển dụng lao động phải cam kết trách nhiệm với nhau. Để hoàn thiện thủ tục đi xuất khẩu lao động nước ngoài, người lao động phải mất vài tháng, hoặc nửa năm. Đối với thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, thời gian chờ đợi có khi kéo dài một năm.
Có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài, người lao động cần chủ động tìm hiểu thông tin về thị trường lao động ngoài nước, các quy định của pháp luật liên quan đến làm việc ở nước ngoài, thông tin về các doanh nghiệp, tổ chức có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
“Hiện có gần 400 doanh nghiệp được cấp phép đưa lao động ra nước ngoài làm việc. Người lao động có thể vào website của Cục Quản lý lao động ngoài nước để kiểm tra thông tin về doanh nghiệp. Trong quá trình làm hồ sơ, thủ tục, người lao động có quyền yêu cầu doanh nghiệp cung cấp đầy đủ thông tin về chủ sử dụng lao động ở nước ngoài, địa chỉ làm việc, nội dung công việc, các điều kiện làm việc, ăn ở, các quyền lợi về tiền lương, bảo hiểm và các chế độ khác. Ngoài ra, người lao động cần yêu cầu phía tuyển dụng nêu cụ thể các khoản chi phí, khi nộp tiền phải có hóa đơn, chứng từ ghi rõ tên doanh nghiệp, tổ chức, chữ ký của người có trách nhiệm. Nếu phía tuyển dụng không cung cấp đủ các yêu cầu nêu trên thì đó là đơn vị không đáng tin cậy. Gặp trường hợp này, người lao động cần phản ánh đến các cơ quan chức năng”, ông Nguyễn Gia Liêm, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước khuyến cáo.
Đang xét xử phúc thẩm vụ Gang thép Thái Nguyên
Hôm nay (9/11), TAND Cấp cao tại Hà Nội đưa 12 bị cáo trong vụ thất thoát hơn 830 tỷ đồng xảy ra tại TISCO ra xét xử phúc thẩm.
Phiên tòa được mở để xem xét kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, xin miễn trách nhiệm hình sự, miễn bồi thường dân sự, miễn án phí dân sự sơ thẩm của 12 bị cáo.
HĐXX gồm 3 người, thẩm phán Mã Anh Tài ngồi ghế chủ toạ. Dự kiến, phiên toà diễn ra trong 4 ngày (từ 9 - 12/11).
Phiên tòa sáng nay, bị cáo Đậu Văn Hùng (nguyên TGĐ Tổng Công ty Thép Việt Nam - VNS) xin được xét xử vắng mặt vì lý do sức khỏe.
Các bị cáo tại tòa
12 bị cáo có đơn kháng cáo gồm: Trần Trọng Mừng (nguyên TGĐ Công ty Gang thép Thái Nguyên - TISCO), Đặng Văn Tập (nguyên Phó Giám đốc thường trực BQL dự án TISCO), Đồng Quang Dương (nguyên Phó Giám đốc kiêm Thư ký dự án TISCO).
Bị cáo Trần Trọng Mừng (nguyên TGĐ Công ty Gang thép Thái Nguyên - TISCO)
Đỗ Xuân Hòa (nguyên Kế toán trưởng TISCO); Uông Sỹ Bính (nguyên Phó trưởng phòng Kế toán thống kê tài chính TISCO), Lê Thị Tuyết Lan (nguyên Phó trưởng phòng Kế toán thống kê tài chính TISCO);
Đậu Văn Hùng (nguyên TGĐ Tổng Công ty Thép Việt Nam - VNS), Nguyễn Trọng Khôi (nguyên Phó Tổng giám đốc VNS), Nguyễn Văn Tráng (nguyên Ủy viên Ban kiểm soát VNS), Nguyễn Chí Dũng (nguyên thành viên HĐQT TISCO), Hoàng Ngọc Diệp (nguyên thành viên HĐQT TISCO) và Đoàn Thu Trang (nguyên thành viên HĐQT TISCO).
Ngoài ra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là anh Ngô Sỹ Hải và chị Nguyễn Thị Loan kháng cáo vì không đồng ý việc tiếp tục kê biên tài sản để đảm bảo thi hành án đối với tài sản là nhà, đất tại địa chỉ LK 8-1, khu đô thị mới Văn Phú, phường Phú La, quận Hà Đông, Hà Nội.
HĐXX vụ Gang thép Thái Nguyên
Theo bản án sơ thẩm, Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Công ty Gang thép Thái Nguyên do TISCO làm chủ đầu tư, cấp quyết định đầu tư là HĐQT Tổng công ty Thép Việt Nam (VNS).
Năm 2007, đơn vị trúng thầu xây dựng là Tập đoàn KH-CN và Thương mại luyện kim Trung Quốc (MCC). Giá trị hợp đồng trọn gói hơn 160 triệu USD.
Khi dự án triển khai, các bị cáo đã không thực hiện đúng quy định của pháp luật, không đạt được hiệu quả của dự án mà còn gây thất thoát số tiền đặc biệt lớn.
Sau hơn 11 tháng khởi công, MCC chưa hoàn thành thiết kế chi tiết các hạng mục, chưa lựa chọn và ký được hợp đồng với nhà thầu phụ, chưa thi công bất kỳ hạng mục nào của gói thầu, nhưng đã đề nghị kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng.
Ngoài ra, MCC còn đề nghị điều chỉnh giá hợp đồng EPC.
Lúc này, bị cáo Trần Trọng Mừng (nguyên Tổng Giám đốc TISCO) không chỉ đạo áp dụng điều khoản để dừng hợp đồng, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét hủy đấu thầu, thu hồi tiền tạm ứng mà quyết tâm thực hiện dự án.
Hành vi của các bị cáo đã khiến dự án phải dừng thi công, gây thất thoát, lãng phí trên 830 tỷ đồng.
Khởi tố vụ án hình sự làm lây lan dịch ở Bắc Giang Cơ quan cảnh sát điều tra huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người, xảy ra tại xã Hương Vĩ và thị trấn Bố Hạ (Yên Thế). Chốt kiểm soát dịch Covid-19 xã Hương Vỹ, huyện Yên Thế Nhận được công văn của Ban...









Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Camera ghi cảnh người đàn ông nghi phóng hỏa nhà dân giữa đêm

Lừa hơn 1,6 tỷ đồng bằng chiêu thức cần tiền chữa bệnh

Kêu gọi 20 người liên quan trong vụ án "Tổ chức đánh bạc, đánh bạc" ra trình diện

Nhóm thanh niên chặn đầu ô tô taxi, dùng mũ bảo hiểm đập phá xe

Làm theo yêu cầu từ tài khoản Viber của con gái, người mẹ mất hơn 1,3 tỷ đồng

Hàng loạt phòng khám đa khoa của người Trung Quốc sử dụng giấy tờ giả

Hai thanh niên chủ mưu gây ra 9 vụ cướp ở Bình Dương

Đường dây đưa bác sĩ Trung Quốc khám "chui" tại Đà Nẵng lĩnh án

Giao dịch ma túy qua Facebook, 3 đối tượng chia nhau 42 năm tù

Mất gần 1,5 tỷ đồng vì liên lạc với "người thân" qua Facebook

Cảnh sát thu giữ gần 250.000 con tôm hùm giống không rõ nguồn gốc

Sát hại đồng nghiệp bảo vệ, người đàn ông ở TPHCM lĩnh án
Có thể bạn quan tâm

Chính phủ Mỹ khẳng định không thay đổi kế hoạch áp thuế đối ứng
Trong khi đó, Wall Street Journal trích dẫn nguồn tin cho biết Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ đang xem xét áp thuế chung đối với một nhóm quốc gia với mức thấp hơn 20%.
Hàn Quốc áp dụng nhiều biện pháp an ninh trong ngày phán quyết Tổng thống
Thế giới
14:04:32 02/04/2025
Thái độ kỳ lạ của Kim Soo Hyun tại tang lễ Sulli
Sao châu á
13:45:30 02/04/2025
Sao Việt 2/4: Hoa hậu Lương Thùy Linh sắp kết hôn?
Sao việt
13:42:56 02/04/2025
Hồng Nhung, Quang Dũng hòa giọng tưởng nhớ 24 năm ngày mất Trịnh Công Sơn
Nhạc việt
13:12:45 02/04/2025
Mẹ biển - Tập 13: Xóm Chài chìm trong mất mát, đau thương sau cơn bão
Phim việt
13:07:33 02/04/2025
Công an Hòa Bình thông tin vụ ồn ào dàn "TikToker giang hồ" dự sự kiện
Netizen
13:03:35 02/04/2025
Hải phòng một ngày xảy ra 3 vụ tai nạn giao thông khiến 1 người tử vong
Tin nổi bật
13:00:16 02/04/2025
Cầm tờ xét nghiệm ADN trên tay, tôi quyết bỏ vợ chứ không bỏ con
Góc tâm tình
12:33:47 02/04/2025
Marcus Rashford có 'thỏa thuận chuyển nhượng' với MU
Sao thể thao
11:22:32 02/04/2025