Đấu tranh mạnh với tội phạm cướp giật cuối năm
Cứ vào dịp cuối năm, tình trạng tội phạm trộm cắp, cướp giật lại có dấu hiệu gia tăng. Hiện nay trên các tuyến phố, các lực lượng chức năng thuộc Công an TP Hà Nội như Cảnh sát Giao thông, Tổ công tác 141, 142… luôn được tăng cường để ngăn chặn các hành vi tội phạm này.
Tuy nhiên, lực lượng Công an cũng khuyến cáo người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động phát hiện và tố giác tội phạm, cung cấp thông tin nghi vấn về tội phạm trộm cắp, cướp giật để góp phần đảm bảo ANTT trên mọi địa bàn.
Bắt “ nóng” đối tượng cướp giật
Mới đây nhất, ngày 8-1, Đội phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm cướp, cướp giật tài sản (Đội 8), Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an TP Hà Nội đã tạm giữ Nguyễn Xuân Hòa (28 tuổi), ở phường Liêm Mạc, quận Bắc Từ Liêm và Trần Hữu Lê (27 tuổi, ở phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm về hành vi cướp giật tài sản mà 2 đối tượng này liên tiếp gây ra trên địa bàn TP Hà Nội. Qua trình báo của nạn nhân về đặc điểm nhận dạng và phương thức gây án, cơ quan điều tra đã xác định được đối tượng gây án là 2 nam thanh niên đi xe máy Honda Wave (màu đỏ) và lập chuyên án đấu tranh.
Theo tài liệu điều tra, khoảng 13h30 ngày 28-12, Hòa điều khiển xe máy mang BKS: 29L1-374.94 chở Lê đi lòng vòng tại khu vực phường Mỹ Đình I, quận Nam Từ Liêm. Khi đi đến đường Đỗ Đình Thiện, 2 đối tượng phát hiện một người phụ nữ người nước ngoài đang đứng bên đường mua hoa quả, trên nách kẹp một chiếc túi xách.
Thấy sơ hở, Hòa lái xe áp sát để Lê giật chiếc túi sau đó cả hai nhanh chóng bỏ trốn khỏi hiện trường. Đến khi bị bắt, Hòa và Lê khai nhận do không có công ăn việc làm nên thường xuyên lang thang trên các tuyến phố bằng xe máy, tìm những người có tài sản để sơ hở sẽ ra tay cướp giật, và chỉ trong thời gian ngắn, với cùng thủ đoạn trên, Hòa và Lê đã gây ra 11 vụ cướp giật tài sản trên địa bàn TP Hà Nội.
Thực tế, qua trao đổi với các cán bộ chiến sĩ của lực lượng 141 “cắm chốt” trên các tuyến phố, việc không bỏ qua bất cứ dấu hiệu bất thường nào trên đường đã giúp các Tổ công tác 141 phát hiện và bắt giữ nhiều vụ việc phạm pháp hình sự, trong đó có không ít các vụ cướp giật tài sản.
Điển hình là vào tối ngày 8-1-2015, Bùi Chiêm Hùng (SN 1992) và Nguyễn Mạnh Cường (SN 1995), ở Phùng Khoang, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đi xe máy mang BKS: 29G1-313.06, mang theo “đồ nghề” là kìm cộng lực, vam phá khóa… lượn lờ ở địa bàn quận Cầu Giấy để tìm sơ hở trộm cắp, cướp giật thì gặp lực lượng 141 đang làm nhiệm vụ. Thấy 2 thanh niên có nhiều biểu hiện nghi vấn nên Tổ công tác đã yêu cầu dừng xe kiểm tra hành chính nhưng Hùng và Cường đã phóng xe bỏ chạy thì gặp tổ công tác của Đội Cảnh sát hình sự, CAQ Cầu Giấy đang trên đường làm nhiệm vụ phòng chống cướp giật tóm gọn.
Video đang HOT
Tại cơ quan công an, 2 đối tượng khai nhận trước đó đã gây ra 4 vụ trộm cắp tài sản và từng có tiền án, tiền sự về các tội danh liên quan đến cướp giật, trộm cắp tài sản. Thực tế, những tháng cuối năm, cận Tết Nguyên đán, loại tội phạm thường gia tăng cả về số vụ lẫn tính chất phạm tội là tội phạm cướp giật, trộm cắp tài sản. Đây là thời điểm loại tội phạm này thường manh động và liều lĩnh hơn, gia tăng cả về tính chất chuyên nghiệp cũng như thủ đoạn.
Sau khi gây án chúng thường chạy xe với tốc độ rất cao, có thể gây nguy hiểm cho cả người đi đường lẫn lực lượng truy đuổi. Đơn cử như vào lúc 1h ngày 9-1-2015, CAP Trung Hòa đã phối hợp với quần chúng nhân dân truy đuổi và bắt giữ Trần Hoàng Dũng (SN 1994) sau khi đối tượng này điều khiển xe máy cướp giật tài sản của 1 phụ nữ đi bộ tại đường Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy. Trước đó, ngày 5-1, cũng với hành vi trên, Trần Hoàng Dũng dùng xe máy cướp giật ĐTDĐ của 1 phụ nữ trên đường 9-5, phường Văn Quán, quận Hà Đông, TP Hà Nội…
Lực lượng chức năng CATP Hà Nội tuần tra, kiểm soát phòng chống tội phạm cướp giật tài sản
Vạch “chiêu” dàn cảnh cướp giật
Vào thời điểm cuối năm các đối tượng phạm tội thường nhằm vào sự sơ hở của người đi đường, đặc biệt là tại những tuyến phố buôn bán sầm uất, hoặc những tuyến phố mới, thưa người qua lại để dễ bề thoát thân khi bị truy đuổi. Ngoài ra, tại các ngân hàng, hay những địa điểm rút tiền hay thu đổi ngoại tệ cũng là những nơi mà tội phạm cướp giật thường hay phục kích, đeo bám chờ cơ hội gây án. Không chỉ dừng lại ở những thủ đoạn trộm cắp táo tợn, các đối tượng tội phạm cướp tài sản và trộm cắp, móc túi ở khu vực công cộng cũng diễn biến khó lường với những “chiêu” cướp giật mà người dân cũng khó lường trước. Trong đó “chiêu” dàn cảnh được các nhóm đối tượng cướp giật thường xuyên sử dụng. Cụ thể 1 nhóm đối tượng cả nam lẫn nữ di chuyển trên nhiều xe máy sau khi “nhắm con mồi” sẽ bám theo khi tới các ngã tư đông người dừng đèn đỏ, sẽ áp sát, tạo nên cảnh va chạm nhẹ. Trong lúc người chủ xe còn mải tranh cãi hoặc chưa hiểu chuyện gì xảy ra thì đối tượng chạy xe phía sau sẽ tranh thủ… móc tư trang hoặc giật túi xách nạn nhân. Nếu nạn nhân có phản ứng hoặc ý định đuổi theo thì một nhóm đối tượng khác sẽ làm nhiệm vụ cản đường.
Một “chiêu” nữa mà các đối tượng sử dụng để cướp giật tài sản là giả vờ… hỏi đường khi đỗ đèn đỏ ở các nút giao thông. Và cũng với “kịch bản” cũ, khi người đi đường đáp lời hoặc mất cảnh giác nhóm đối tượng bên cạnh sẽ nhanh tay trộm cắp hoặc cướp tài sản của nạn nhân. Ngoài ra những “con mồi” mà các đối tượng này thường hay “nhắm” đến các du khách là người nước ngoài bởi chúng biết những người này thường không biết tiếng, không thuộc đường nên sự phản ứng tri hô hay đuổi bắt gần như vô hiệu. Gần đây, rất nhiều chia sẻ trên các diễn đàn, mạng xã hội của các nạn nhân của các đối tượng cướp giật cho biết, các đối tượng này còn “cao tay” khi dàn cảnh đánh ghen hoặc giả vờ quen biết sau đó xông vào đánh chửi đòi bồi thường hoặc lợi dụng lúc nhốn nháo để trộm, cướp tài sản.
Nạn nhân của những vụ việc này thường là phụ nữ, còn thủ phạm thường đi thành nhóm có cả nam lẫn nữ, và không quên mang theo cả “đồ nghề” đánh ghen như kéo, dao lam… Đối tượng “diễn” rất tinh vi, đóng cả vai “chồng” hoặc “vợ” rồi đánh phủ đầu nạn nhân, hò hét, chửi mắng, đe dọa như người thân, người quen rồi ra tay cướp tài sản ngay trước mặt nhiều người qua đường. Điển hình như mới đây, Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an TP Hà Nội đã bắt giữ đối tượng Nguyễn Duy Chung (31 tuổi), ở xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, Hà Nội về hành vi cướp tài sản. Nạn nhân của đối tượng tập trung vào các phụ nữ đi xe máy một mình. Thủ đoạn của Chung là chọn “con mồi”, đuổi theo, áp sát, chặn xe máy lại rồi đe dọa và cướp tài sản gồm túi xách, nữ trang, điện thoại… Đến thời điểm bị bắt, Nguyễn Duy Chung đã gây ra 5 vụ cướp tài sản của phụ nữ trên địa bàn TP Hà Nội.
Nâng cao tinh thần cảnh giác
Có thể nói, trong thời gian gần đây, tình trạng cướp giật trên các tuyến đường ở Thủ đô đã giảm rất nhiều, song theo cảnh báo của lực lượng chức năng do là thời điểm cuối năm, không ít các đối tượng nghiện ma túy sẽ gây án manh động không chỉ trên đoạn đường vắng mà cả trên các tuyến phố đông người. Cụ thể như Hoàng Duy Khánh (SN 1985), ở số 16, ngách 295/24 phố Bạch Mai đã bị CAQ Hai Bà Trưng truy đuổi và bắt giữ khi đối tượng thực hiện hành vi cướp giật tài sản trên phố Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội ngày 1-10. Tại cơ quan công an, đối tượng khai nhận do cần tiền mua ma túy nên nảy sinh ý định cướp giật tài sản. Để thực hiện hành vi của mình, Khánh thường xuyên đến những khu vực họp chợ đông đúc trên phố Bạch Mai để chờ thời cơ ra tay. Trước thời điểm bị bắt Khánh đã gây ra 5 vụ cướp giật tài sản của phụ nữ trên phố Bạch Mai.
Theo nhận định của các lực lượng chức năng, các nhóm đối tượng cướp giật sau khi gây án thường phóng xe tẩu thoát với tốc độ rất cao, nạn nhân cố giằng lại tài sản hay đuổi theo sẽ bị đối tượng cướp được tài sản bằng mọi giá đạp ngã xuống đường khả năng gây thương tích cao, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Một trong những biện pháp đấu tranh hiệu quả là thông qua công tác nghiệp vụ, tiến hành tuần tra, kiểm soát, mật phục và bắt “nóng” các ổ nhóm, đối tượng cướp giật.
Qua các vụ việc cướp giật trên địa bàn thành phố thời gian qua đã bị các lực lượng chức năng bắt giữ cho thấy chính sự chủ quan, mất cảnh giác của người dân đã tạo điều kiện để kẻ gian lợi dụng thực hiện hành vi phạm tội. Vì vậy, bên cạnh công tác ngăn chặn và xử lý nghiêm những đối tượng phạm tội thì mỗi người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác để phòng ngừa và bảo vệ tài sản, nhất là vào dịp cuối năm là hết sức cần thiết. Từ những phương thức hoạt động của tội phạm, cơ quan công an đã nghiên cứu và đưa ra những cảnh báo, khuyến cáo người dân nêu cao ý thức cảnh giác, tự bảo quản tính mạng, tài sản khi tham gia giao thông trên đường phố và phòng ngừa mọi hoạt động của tội phạm cướp giật tài sản như: không nên vưa đi đương vưa sử dụng ĐTDĐ, không đeo tui xach khi lái xe, không nên đeo nhiều trang sức khi ở ngoài đường, không đem tài sản có giá trị lớn theo người nếu phải di chuyển vào buổi tối… Ngoài ra, để đấu tranh có hiệu quả hơn với hoạt động của tội phạm này, cần tăng cường các hoạt động phối hợp tuần tra nhân dân, tập trung tại các nút giao thông trọng điểm, tuyến đường vắng, nơi khuất tầm quan sát, thiếu hệ thống chiếu sáng đô thị.
Theo An ninh Thủ đô
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Cần tăng cường chống buôn lậu
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp tỉnh Bình Phước phải xác định công tác phòng chống tội phạm, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách và thường xuyên; cần nâng cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị, địa bàn.
Phó Thủ tướng yêu cầu tỉnh Bình Phước cần phát triển thương mại mậu dịch khu vực biên giới kết hợp chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả gắn với giải quyết việc làm để người dân khu vực biên giới có cuộc sống ổn định, không tham gia, tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Trước mắt, mơ đơt cao điêm đâu tranh chống buôn lâu, gian lân thương mai và hàng giả từ nay đến Tết Nguyên đán Ất Mùi năm 2015.
Tỉnh Bình Phước cũng cần tiếp tục đẩy mạnh công tác đấu tranh chuyển hóa địa bàn phức tạp về an ninh, trật tự. Kiên quyết tấn công, truy quét tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, bảo đảm cuộc sống bình yên cho nhân dân. Mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi năm 2015.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu tỉnh Bình Phước làm tốt công tác cải cách hành chính, trọng tâm là thủ tục hành chính; tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thị trường, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Chỉ đạo quyết liệt việc bảo vệ rừng, ngăn chặn có hiệu quả nạn chặt phá rừng.
Cùng với phát triển kinh tế, tỉnh Bình Phước cần quan tâm phát triển các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân; giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; không để xảy ra các điểm nóng, phức tạp về an ninh nông thôn; bao vê vững chắc chu quyên biên giơi quốc gia.
Chăm lo cho nhân dân đón Tết
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, tỉnh Bình Phước cần tập trung chuẩn bị thật tốt để chăm lo cho nhân dân đón Tết Nguyên đán Ất Mùi năm 2015 vui tươi, đầm ấm, nhất là đối với các gia đình có công, gia đình chính sách, hộ nghèo, đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa; không để một gia đình nào phải thiếu đói.
Tỉnh cần thực hiện tốt công tác quản lý, điều hành, bình ổn giá cả, bảo đảm nguồn hàng, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu trong dịp Tết. Tăng cường công tác bảo đảm an toàn giao thông, nhất là giao thông vùng nông thôn theo tinh thần chỉ đạo trong Công điện về bảo đảm an toàn giao thông trong dịp Tết của Thủ tướng Chính phủ.
Năm 2014, tỉnh Bình Phước đã chỉ đạo triển khai quyết liệt công tác phòng, chống tội phạm, điều tra làm rõ 882/984 vụ án về trật tự xã hội, cao hơn chỉ tiêu chung toàn quốc. Thực hiện tốt công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả. Đã phát hiện, thu nộp ngân sách gần 60 tỷ đồng. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đạt kết quả khá; đã tập trung giải quyết những vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn.
Tuy nhiên, Bình Phước vẫn còn khó khăn như một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2014 tuy có tăng nhưng vẫn thấp so với kế hoạch; di cư tự do vân phức tạp; vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng còn diễn ra ở nhiều nơi. Tình hình tội phạm diễn biến phức tạp; tranh chấp, khiếu kiện đất đai ở một số nơi ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
Theo NTD
180 ngày bóc gỡ đường dây tuồn ma túy từ nước ngoài về Việt Nam Đến khi đối tượng Nguyễn Thị Giang bị bắt cùng với tang vật thu giữ gồm 1,8kg ma túy tổng hợp và các tang vật liên quan khác, lúc này các cán bộ chiến sĩ mới dám thở phào vì Chuyên án 099H triệt phá đường dây buôn bán ma túy từ nước ngoài về Việt Nam đã thành công... ...kết thúc 6...