“Đấu tranh” kịch liệt với mẹ chồng để cho con ăn sạch
Những ngày tôi chưa đi làm, hai mẹ con cùng cho cháu ăn, bà miễn cưỡng thực hiện theo cách làm của tôi. Nhưng khi tôi không có ở đó, mọi việc hoàn toàn khác…
Tôi sống cùng mẹ chồng nên không được “tự do” chăm con theo ý của mình như các mẹ khác. Tất cả những lựa chọn khoa học của tôi cho sức khỏe con cái như: đồ ăn thức uống, quần áo, vệ sinh… đều phải “đấu tranh” kịch liệt với tư tưởng bảo thủ của mẹ chồng tôi.
Tôi biết, cũng có không ít mẹ trẻ như tôi chịu những bức xúc trong việc không được tự ý mình nuôi con một cách khoa học. Mẹ chồng không quá khó tính, lại rất yêu con, quý cháu nên từ khi biết tôi có bầu, có gì ngon, bổ ở quê bà cũng đều dành dụm gửi xe mang lên cho tôi hàng tuần. Khi tôi sinh con, bà bỏ cả ruộng vườn và…chồng (bố chồng tôi) để lên chăm cháu. Tôi cũng mừng thầm vì chẳng có ai chăm con mình tốt hơn bà nội, tôi cũng sẽ yên tâm hơn khi bắt đầu đi làm.
Ảnh minh họa từ internet
Tuy nhiên, tất cả không như những gì tôi mong đợi. Từ khi tôi hết cữ và bắt đầu cho con ăn dặm, những cuộc tranh luận nhỏ, rồi lớn, rồi hậm hực giận dỗi đã không ít lần xảy ra giữa tôi và mẹ chồng. Chung quy cũng chỉ vì bất đồng về cách cho con ăn uống, sinh hoạt, ngủ nghỉ.
Con tôi 4 tháng, cân nặng được 6.5 kg, mẹ chồng tôi cứ chê lên chê xuống là con còi.
Video đang HOT
“Ngày xưa, bố thằng cu bằng này được hơn 8kg rồi”, rồi bà bắt tôi mua sữa ngoài về cho con ăn thêm vì bảo: “Sữa mẹ nóng, con không lớn được”. Tôi đã giải thích không ít lần cho bà là cần cho con bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu để tăng sức đề kháng, rằng con tôi cân nặng như thế là bình thường, nhiều loại sữa còn không tốt khiến cho trẻ dễ bị tiêu hóa, nóng trong… nhưng bà vẫn hậm hực chê “sữa mẹ” và trách tôi…tiếc tiền, không biết nuôi con.
“Câu chuyện của những bà mẹ đi tìm sự an toàn cho con” – là diễn đàn trên Dân Việt, nơi để các bậc phụ huynh cùng chia sẻ những tâm sự, câu chuyện cũng như kinh nghiệm… của bản thân trên con đường đi tìm sự an toàn cho sức khỏe, bảo vệ cuộc sống đầy sắc hồng cho những thiên thần bé nhỏ… Mọi đóng góp, chia sẻ xin gửi về báo điện tử Dân Việt qua hòm thư baodanviet@gmail.com và ghi rõ “Bài tham gia diễn đànCâu chuyện của những bà mẹ đi tìm sự an toàn cho con”. Những tâm sự, câu chuyện được đăng trên Dân Việt sẽ được hưởng nhuận bút theo quy định.
Đến khi con bắt đầu ăn dặm, tôi hướng dẫn bà cách nấu bột đủ chất dinh dưỡng – rau xanh và dầu ăn, cho bé ăn ngồi ghế và không ép cháu ăn. Những ngày tôi chưa đi làm, hai mẹ con cùng cho cháu ăn, bà miễn cưỡng thực hiện theo cách làm của tôi. Nhưng khi tôi không có ở đó, mọi việc hoàn toàn khác. Bà dứt khoát không cho dầu ăn vào bột vì… bà rất sợ ăn mỡ, dầu ăn. Ngược lại, tôi bắt gặp bà cho cháu ăn trứng gà…dở sống dở chín vì theo bà giải thích ăn trứng “lòng đào” béo ngậy và dễ tăng cân hơn, cháu ăn cũng đỡ bị…nghẹn.
Khi pha sữa cho cháu bà cứ dùng nước sôi đun từ mấy ngày trước tích trong phích nước. Bà cũng chỉ dùng nước này để làm sạch bình pha sữa trong khi tôi hướng dẫn phải khử trùng bằng cách đun sôi.
Nhưng sợ nhất vẫn là cái “món” sau lau chùi rửa ráy cho cháu ị, tè, bà không bao giờ chịu rửa tay bằng xà phòng và vẫn tiếp tục cho cháu ăn như thường. Không ít lần tôi phải nhỏ nhẹ nói chuỵện với bà về “miếng xà bông” khử trùng trong nhà tắm nhưng bà vẫn bỏ ngoài tai.
Khi cháu bị ốm, sốt bà dứt khoát không cho tôi trườm mát, tắm cho con để hạ sốt. Con bị tiêu chảy thì bà cấm tôi không được cho con ăn gì ngoài cháo trắng loãng với muối. Tôi đã phải “cầu cứu” đến cán bộ y tế xã nhờ họ đến tận nhà để theo dõi con và giải thích cặn kẽ, tư vấn cho bà hiểu về cách chữa bệnh, kiêng kị cho cháu theo kiểu của bà là không khoa học và bất hợp lý.
Con tôi lớn hơn chút nữa, tôi lại phải mệt mỏi với các món đồ ăn vặt bà thường xuyên mua về để “dụ” cháu. Bim bim, kẹo mút, bỏng ngọt…cứ hễ cháu đòi là bà chiều lại mua cho cháu. Tôi cũng đã nhắc bà nhiều lần những thứ đồ này đều không tốt, nhiều cái có phẩm màu, chất bảo quản…ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Bà gật gù rồi giấu diếm cho cháu ăn những lúc tôi không có nhà.
Hậu quả là, con tôi 2,5 tuổi nhưng răng cửa của cháu đã “sún”, xỉn đen và vỡ gần hết. Không ít lần con tôi bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy phải dùng kháng sinh điều trị, dùng kháng sinh nhiều đường ruột lại có vấn đề, lại tiêu chảy. Cái vòng tuần hoàn này đã khiến cho con kém ăn, lười ăn, còi và hay ốm.
Đã có thời giản tôi rất mệt mỏi vì phải “đấu tranh” cãi vã, giận dỗi mẹ chồng… chỉ vì cách nuôi con. Nhiều khi tôi thấy mình bất lực khi một ngày chỉ có thể ở bên con vài tiếng sau giờ làm việc, bất lực vì không thể chăm con theo theo ý mình, vì mẹ chồng không cùng quan điểm chăm con với tôi, vì phải phó mặc việc ăn uống của con cho mẹ chồng.
Bây giờ con tôi đã lớn, bớt ốm, đi nhà trẻ và bà cũng đã về quê để chăm ông. Nhưng tôi nghĩ, nếu một bà mẹ nào “sẵn sàng” cùng chăm con với những bà mẹ chồng bảo thủ thì cần cho mẹ chồng đi học các lớp tiền sản trước khi sinh. Đây là điều mà mãi sau này tôi cứ ân hận vì không nghĩ là sớm hơn.
Theo VNE
Con dâu không biết chịu đau
Ngay từ hồi có chửa mấy tháng đầu vợ thằng Trung đã than thấy lâm râm đau bụng, mợ Toàn hoảng quá rụt rè bảo nó hay ở nhà, rảnh việc đồng áng mợ chăm cho, chứ đi làm cũng lo. Nó đồng ý luôn.
Nó vừa tốt nghiệp trung cấp năm ngoái, mới đi làm cho tư nhân được đôi tháng thì cưới, nên mợ cũng dễ dãi nghĩ rằng nó còn trẻ, nên tồ, bảo mãi khắc biết. Còn giờ ở nhà nó chỉ lo xem ti vi với chát chít hỏi thăm bạn bè, khoe ảnh bầu bì trên mạng. Các anh chị khuyên rảnh thì chịu khó tìm kiếm thông tin chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé, đừng để thời gian trôi qua vô ích. Vậy mà hầu như kiến thức về chăm con của nó hoàn toàn rỗng, để cuối cùng ai nói gì cũng nghe.
Hôm đi đẻ nó kêu gào thảm thiết không chịu đẻ, năn nỉ đòi mổ, bà bác sỹ mắng cho: "Đầu đứa bé đây rồi mổ cái gì mà mổ".
Mợ cũng từng nhắc nó vê vú, kéo đầu ti ra kẻo dễ bị tụt vào trong, nó kêu đau không kéo được. Chưa được hai tháng thì nó bị tắc tuyến sữa, không tài nào thông được, bị vướng mủ, bảo đi chích mà nó rúm ró vào kêu đau, mợ Toàn bặm môi muốn bóp cho mà nước mắt nó giàn giụa kêu đau không chịu nổi. Mợ gọi bác sỹ họ nhìn cũng hốt, liền bảo đành tiêm hai mũi kháng sinh cho sữa bớt về, bác sỹ khuyến cáo chỉ tiêm hai mũi thôi còn thì phải uống thuốc cho thông tia, rồi vẫn phải bóp cho ra mủ, thì sữa mới không bị mất. Con bé sợ đau khăng khăng không cho bóp và đến một bác sỹ khác yêu cầu tiêm cho thêm hai mũi kháng sinh liều cao nữa. Sữa tịt hẳn, bé con phải ăn hoàn toàn sữa ngoài.
Tuy nhiên lượng sữa sót lại chỗ đầu ti có mủ vẫn còn vì không thoát đi được, thế là nó phát sốt, không làm được bất cứ cái gì, kể cả bế con. Cả ngày lẫn đêm mợ Toàn cứ một tay bế cháu một tay pha sữa. Lại gặp con bé quen được bế cứ khóc quấy ngằn ngặt, qua mấy hôm thì mợ đuối đuội cả người. Rốt cuộc thì nó vẫn phải chịu đau lên viện để họ chích mủ ra cho, nhìn một đống mà hãi.
Nhà ngoại dù chẳng có điều kiện xong thấy ái ngại quá liền xin đưa mẹ con nó về chơi ít bữa cho bà nội nghỉ. Mợ Toàn thở phào chưa được một tuần thì thằng Trung đã mặt mày méo xẹo, kể đi làm về muộn, đêm vẫn phải thức bế con, vì bé thính ngủ, hai vợ chồng phải thay phiên nhau để ông bà ngoại nghỉ ngơi, bốn giờ sáng là phải dọn quán bán hàng rồi. Vậy là chưa được hai tuần cả vợ chồng cái con lại cắp nhau về, tiếp tục những tháng ngày mợ vừa cắp cháu vừa pha sữa vì con dâu vô tư ngủ gọi mãi chẳng dậy.
Bé được nửa năm thì mẹ nó phát hiện đã có chửa được ba tháng. Mợ chẳng còn biết nói sao, niềm vui chăm con cháu bỗng chốc trở thành gánh nặng. Con dâu mợ vẫn loanh quanh ở nhà, chăm con được ít nào thì chăm, còn mợ sớm trở lại với công việc nhà nông kẻo lấy gì mà ăn. Thằng Trung phải lo gánh nuôi vợ con, suốt ngày cáu bẳn rồi kiếm cớ đi tối ngày.
Rồi đến một ngày, có người đánh tiếng báo thằng Trung đang qua lại với chị thủ kho già khú ở công ty, nghe đâu bụng cũng dần ỏng ra rồi.
Con dâu mợ ôm hai đứa con mà đau thấu tận tâm can, song vẫn đành câm lặng, giờ nó biết, đau thì cũng phải chịu, vì làm gì còn đường nào mà bấu víu.
Theo VNE
Vì vợ con, chồng sẽ thay đổi Nhớ hồi mới cưới, vợ chồng mình luôn quấn quýt bên nhau, ra đường cũng có đôi có cặp. Nhưng chỉ được một thời gian, chồng than chán, ra đường tìm bạn bè. Nhiều hôm vợ ngồi vò võ đợi cơm, thấy ngao ngán cảnh cơm canh nguội dần mà điện thoại thì nóng ran vì gọi chồng không được. Sáng ra vợ...