Đấu tranh hiệu quả với tội phạm mua, bán súng trên không gian mạng
Từ năm 2020 đến nay, tội phạm đã triệt để lợi dụng sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, cách mạng công nghệ 4.0, cộng hưởng với những tác động của đại dịch COVID-19 để chuyển dịch phương thức, thủ đoạn gây án từ truyền thống sang hiện đại, sử dụng công nghệ cao, hoạt động trên không gian mạng.
Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an đã sớm nhận diện, chỉ đạo các cục chức năng và Công an các đơn vị, địa phương chủ động trong triển khai những biện pháp, kế hoạch đấu tranh, ngăn chặn, xử lý hiệu quả đối với loại tội phạm này.
Phá nhiều ổ nhóm, đường dây tội phạm “ẩn”
Đánh giá của Trung tướng Trần Ngọc Hà, Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an, tại Hội nghị sơ kết Kế hoạch 131 về đấu tranh phòng, chống tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia, được Bộ Công an tổ chức mới đây cho thấy, với sự phát triển của kinh tế – xã hội, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghệ 4.0, phương thức, thủ đoạn của tội phạm nói chung và các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia có sự đan xen giữa tội phạm hình sự, kinh tế, ma túy, môi trường. Chúng thay đổi phương thức hoạt động từ truyền thống sang tận dụng triệt để công nghệ cao, các nền tảng mạng xã hội để gây án, trong đó có tội phạm sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép súng, đạn, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ…
Lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ nhiều ổ nhóm mua bán vũ khí, công cụ hỗ trợ hoạt động trên mạng xã hội.
Từ việc chủ động nhận diện sớm sự chuyển dịch cả về phương thức, thủ đoạn gây án của các đối tượng, đã giúp Công an các đơn vị, địa phương nhanh chóng, hiệu quả trong triển khai những kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh, bắt giữ, triệt xóa các băng, ổ nhóm tội phạm gây án. Nhiều đơn vị, Công an các tỉnh, thành phố như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Hà Tĩnh… đã liên tiếp triệt xóa những băng, ổ nhóm tội phạm liên quan đến súng, đạn, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ lợi dụng công nghệ cao để hoạt động, gây án.
Một trong những vụ án có tiếng vang vừa được Công an TP Hồ Chí Minh triệt xóa, đó là ổ nhóm buôn bán vũ khí “ nóng” với số lượng lớn do đối tượng Đoàn Quốc Thái (32 tuổi, ở quận 8, TP Hồ Chí Minh) cầm đầu. Thái thu gom súng, đạn và các chất nổ từ các đối tượng hình sự tại Thái Lan, Campuchia mang về Việt Nam cất giấu và tìm cách tiêu thụ. Để tránh bị cơ quan chức năng phát hiện, bắt giữ, Thái chia nhỏ số vũ khí, đạn dược nói trên cất giấu ở nhiều nơi khác nhau. Cũng nhằm tránh bị lộ, Thái không trực tiếp ra mặt mua bán mà tạo nhiều tài khoản “ảo” trên mạng xã hội để rao bán súng, đạn. Khách có nhu cầu mua đều phải liên lạc qua các nền tảng mạng xã hội, chuyển tiền trước cho Thái trước khi nhận được súng, đạn hay các loại công cụ hỗ trợ.
Video đang HOT
Chỉ trong thời gian từ đầu năm 2023 đến nay, Thái đã buôn bán hàng trăm khẩu súng, thu hàng trăm triệu đồng. Sau thời gian tập trung điều tra, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP Hồ Chí Minh đã xác định được nơi Thái đang ở, ập đến bắt giữ. Cùng với đó, nhiều đối tượng trong ổ nhóm mua bán vũ khí, công cụ hỗ trợ trên do Thái cầm đầu cũng bị bắt giữ. Cơ quan Công an đã thu giữ 230 khẩu súng, gần 5.000 viên đạn các loại cùng nhiều thiết bị, dụng cụ có liên quan đến việc sản xuất đạn.
Cũng liên quan đến hoạt động mua bán súng, đạn trên không gian mạng, mới đây, Công an tỉnh Quảng Ngãi đã bắt quả tang đối tượng Phan Huỳnh Thiên Đạt (33 tuổi, ở thôn Đạm Thủy Bắc, xã Đức Minh, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi) khi y đang vận chuyển trái phép hơn 1.000 viên đạn thể thao. Qua khám xét nơi ở của Đạt, Công an tỉnh Quảng Ngãi còn thu giữ gần 100 khẩu súng các loại, hơn 14.600 viên đạn thể thao, công cụ hỗ trợ. Đạt khai nhận thu mua súng, đạn, công cụ hỗ trợ cả ở trong và nước ngoài để cất giấu rồi tạo lập nhiều tài khoản mạng xã hội để bán kiếm lời. Khi khách chuyển tiền vào những tài khoản ngân hàng đã được Đạt tạo lập từ những người khác đứng tên, thông qua con đường chuyển phát nhanh, Đạt sẽ vận chuyển số súng, đạn, công cụ hỗ trợ này đến khách hàng.
Tại miền Bắc, ngày 12/3 vừa qua, Công an tỉnh Lào Cai đã phát hiện và bắt giữ Sầm Văn Công (24 tuổi, ở xã Tân An, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai) về hành vi “chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng” và “tàng trữ trái phép vật liệu nổ”. Cầm đầu ổ nhóm gồm 4 đối tượng, Công chỉ đạo đám đàn em lập nhiều tài khoản trên mạng xã hội rồi rao bán số súng, đạn, công cụ hỗ trợ được đối tượng trực tiếp sản xuất được hoặc thu mua gom lại từ các nguồn. Qua khám xét nơi ở của các đối tượng, cơ quan Công an đã thu giữ hàng nghìn vỏ đạn, viên đạn, nhiều súng, thuốc nổ…
Chủ động trấn áp tội phạm
Điểm chung ở cả 3 vụ án nêu trên đó là, các đối tượng trong những băng, ổ nhóm này đều hoạt động trên môi trường không gian mạng, lợi dụng dịch vụ bưu chính, dịch vụ vận chuyển phát nhanh để giao nhận hàng. Chúng mua linh kiện về gia công, hoán cải các loại súng bắn đạn nhựa, cao su thành súng có tính năng tương tự như vũ khí quân dụng, thậm chí mua vũ khí quân dụng về bán. Rõ ràng, nếu như những ổ nhóm sản xuất, tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trên không bị Cơ quan Công an kịp thời phát hiện, đấu tranh xử lý thì hậu quả đối với ANTT sẽ rất khó lường. Trên thực tế, trong thời gian qua, lực lượng Công an ở nhiều địa phương đã triệt xóa, bắt giữ nhiều băng, ổ nhóm gây án có sử dụng súng, công cụ hỗ trợ dùng để thanh toán nhau, giải quyết mâu thuẫn. Không loại trừ vũ khí của những băng, ổ nhóm này sử dụng được mua bán từ số đối tượng ẩn mặt trên các nền tảng mạng xã hội như trên.
Lực lượng Công an xã tuyên truyền vận động người dân giao nộp súng tự chế, vũ khí, vật liệu nổ.
Đánh giá của Bộ Công an cho thấy, giai đoạn hiện nay chuyển đổi số, cách mạng 4.0 là xu hướng tất yếu. Thực tế, tội phạm lợi dụng công nghệ cao để phạm tội xảy ra từ những năm 2005. Năm 2011-2012, lực lượng Công an đã phát hiện, xử lý nhóm người mang quốc tịch Trung Quốc sử dụng công nghệ cao để phạm tội. Xuyên suốt trong thời gian qua, Bộ Công an đã sớm nhận diện và có những chiến lược mang tầm vĩ mô cũng như cụ thể hóa thành các kế hoạch, chuyên đề, biện pháp ở từng cấp trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm lợi dụng công nghệ cao để gây án. Bên cạnh việc thành lập những đơn vị, lực lượng mang tính chuyên trách trong đấu tranh phòng, chống tội phạm lợi dụng công nghệ cao để gây án, từ năm 2010 đến nay, Bộ Công an tiếp tục có những chủ trương, giải pháp mới hết sức cụ thể, như điều chỉnh, bố trí lại lực lượng Công an ở 4 cấp đảm bảo “tinh, gọn, mạnh”…
Dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ của các cục chức năng thuộc Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương đã và đang triển khai hiệu quả những chuyên đề, kế hoạch về phòng, chống, đấu tranh với tội phạm lợi dụng không gian mạng để mua bán, tàng trữ, sản xuất vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Một trong những yêu cầu của lãnh đạo Bộ Công an đó là, phải chủ động làm tốt công tác phòng ngừa nghiệp vụ và phòng ngừa xã hội, trong đó lực lượng Công an cơ sở cần tập trung tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tự cảnh giác phòng ngừa của người dân trước nguy cơ xâm hại của tội phạm lợi dụng công nghệ cao để gây án.
Công tác rà soát, tuyên truyền, vận động người dân thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ được Công an các địa phương triển khai quyết liệt, hiệu quả. Nhiều mô hình, cách làm sáng tạo đã được triển khai, đem lại kết quả cao như “đổi gạo lấy vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo nổ” ở các tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng… đã được người dân đồng tình, hưởng ứng. Chỉ trong thời gian ngắn phát động, lực lượng chức năng đã tiếp nhận số lượng lớn vũ khí như súng, công cụ hỗ trợ các loại. Công an các tỉnh, thành phố, đặc biệt là lực lượng Công an xã cũng tăng cường tuyên truyền, vận động người dân nhận thức rõ nguy hiểm, nguy cơ, hậu quả khi sản xuất, mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ, từ đó tự giác giao nộp cơ quan chức năng, qua đó góp phần đảm bảo ANTT trên địa bàn.
Từ thực tế, kinh nghiệm đấu tranh với tội phạm lợi dụng công nghệ cao, mạng xã hội để gây án, trong thời gian qua Công an các đơn vị, địa phương cũng đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu quốc gia về dân cư để xác thực làm sạch tài khoản ngân hàng, thuê bao di động và tiến tới là tài khoản mạng xã hội. Ngay như việc Bộ Công an phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông rà soát, xử lý sim rác cũng góp phần ngăn chặn, phòng ngừa hiệu quả tội phạm lừa đảo, tội phạm “tín dụng đen”. Khi những tài khoản trên mạng xã hội được định danh, các đối tượng sẽ khó có thể lợi dụng những nền tảng này để hoạt động lừa đảo, mua bán, sản xuất, tàng trữ trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, đồng thời công tác phòng ngừa, xử lý của cơ quan chức năng cũng hiệu quả hơn.
Các Youtuber liên quan vụ bà Nguyễn Phương Hằng xử lý thế nào?
Đối với các Youtuber liên quan vụ bà Hằng, cơ quan điều tra đã chuyển tài liệu liên quan đến Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm công nghệ cao, Công an TP.HCM để xử lý.
Như PLO đã đưa tin, VKSND TP.HCM đã ban hành cáo trạng truy tố bà Nguyễn Phương Hằng và bốn đồng phạm về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Bốn đồng phạm giúp sức gồm: Nguyễn Thị Mai Nhi (trợ lý của bà Hằng), Lê Thị Thu Hà (nhân viên Công ty CP Đại Nam), Huỳnh Công Tân (Trưởng phòng Truyền thông Công ty CP Đại Nam), ông Đặng Anh Quân (giảng viên trường Đại học Luật TP.HCM).
Bị can Nguyễn Phương Hằng
Theo cáo trạng, bà Hằng thông qua các tài khoản mạng xã hội, phát sóng trực tiếp (livestream) để xâm phạm bí mật đời tư, ảnh hưởng uy tín, danh dự của ông Võ Nguyễn Hoài Linh (nghệ sĩ Hoài Linh), bà Nguyễn Thị Mỹ Oanh (ca sĩ Vy Oanh), bà Đặng Thị Hàn Ni (nhà báo Hàn Ni), ông Huỳnh Minh Hưng (ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng), bà Trần Thị Thủy Tiên (ca sĩ Thủy Tiên) cùng chồng là Lê Công Vinh, bà Đinh Thị Lan, bà Lê Thị Giàu, ông Nguyễn Đức Hiển (Phó Tổng biên tập Báo Pháp luật TP.HCM).
Ba bị can Nhi, Hà, Tân đã có hành vi tạo lập, quản lý các trang mạng xã hội, thông báo thời gian, chủ đề livestream; chuẩn bị nội dung, chủ đề để bị can Hằng livestream... có vai trò giúp sức cho bị can Hằng.
Bà Hằng còn mời Tiến sĩ Luật, giảng viên trường Đại học Luật TP.HCM Đặng Anh Quân để tham gia livestream.
Cáo trạng xác định bị can Quân đã tương tác, tham gia bình luận trực tiếp với bị can Hằng trong các buổi livestream cổ vũ về tinh thần, tiếp thêm ý chí cho bị can Hằng thực hiện hành vi phạm tội.
Cũng theo cáo trạng, đối với các youtuber liên quan, do hành vi chưa đủ cơ sở xử lý hình sự nên Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã có văn bản chuyển tài liệu liên quan đến Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm công nghệ cao, Công an TP.HCM để xử lý theo thẩm quyền là có căn cứ.
Về việc bà Hằng tố cáo bà Đặng Thị Hàn Ni, Trần Văn Sỹ, Nguyễn Thị Mỹ Oanh, Huỳnh Minh Hưng, Trần Thị Trang, Đinh Thị Lan và chủ một số tài khoản Facebook, Youtube về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đang điều tra, xác minh làm rõ, để xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.Nguồn:
Mua tài khoản từ nhà cái nước ngoài, lập đường dây cá độ hàng trăm tỷ Cơ quan CSĐT Công an thành phố Bắc Giang đang điều tra làm rõ hành vi của các đối tượng trong đường dây cá độ bóng đá lên tới cả trăm tỷ đồng. Trước đó, qua công tác nắm tình hình trên không gian mạng và trên địa bàn, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao...