Đấu tranh giữ vững chính quyền Cách mạng non trẻ, kiên quyết bảo vệ độc lập

Theo dõi VGT trên

Chủ tịch HCM tuyên bố: “Độc lập, tự do là quý báu, quý giá vô ngần. Ta đã khổ sở đau đớn trong bao nhiêu năm mới giành được, cần phải cố gắng giữ gìn bảo vệ”.

LTS: Tiếp tục loạt bài kỷ niệm 70 năm “ Cách mạng Tháng 8 thành công và Quốc khánh mùng 2/9″, Đại tá Đặng Việt Thủy tiếp tục gửi tới tòa soạn bài viết này.

Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, dân tộc ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, thống nhất, tiến lên xây dựng cuộc sống tự do, hạnh phúc.

Nhân dân ta trở thành người chủ đất nước. Trải qua những chặng đường đấu tranh gian khổ, vẻ vang, các tầng lớp nhân dân ta càng tin tưởng sâu sắc vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh, hăng hái góp công, góp của vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ vững lời thề: “Quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Toàn dân già trẻ, gái trai phấn khởi tham gia các hoạt động cách mạng. Giai cấp công nhân và nhân dân lao động xung phong đi đầu trong mọi công tác khó khăn nguy hiểm. Lớp lớp thanh niên, học sinh, sinh viên nô nức tòng quân cầm súng bảo vệ Tổ quốc.

Phần lớn công chức cũ tự nguyện phục vụ chính quyền mới không tính đến lương bổng, đãi ngộ. Đông đảo các nhà trí thức sát cánh cùng nhân dân lao động, đem trí tuệ và tài năng đóng góp vào sự nghiệp cách mạng. Nhiều tư sản dân tộc, địa chủ yêu nước cũng sẵn sàng ủng hộ chính quyền.

Không ít người đã hiến cả gia tài, điền sản cho Tổ quốc. Đồng bào các dân tộc anh em trước sau một lòng đoàn kết gắn bó trong đại gia đình dân tộc Việt Nam. Đồng bào các tôn giáo và kiều bào ở nước ngoài nêu cao lòng yêu nước, tích cực góp phần xây dựng tương lai tươi sáng của nước nhà.

Chỉ một thời gian ngắn sau Cách mạng tháng Tám, Mặt trận Việt Minh phát triển rất nhanh. Các hội cứu quốc của công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ được tổ chức thống nhất trong toàn quốc.

Nhiều hội cứu quốc mới được thành lập, thu hút thêm những tầng lớp còn đứng ngoài mặt trận: Hội công thương, Hội Phật giáo, Đoàn sinh viên cứu quốc, Đoàn hướng đạo cứu quốc…

Dựa trên nền tảng vững chắc của liên minh công – nông do giai cấp công nhân lãnh đạo, mặt trận thực sự là khối đoàn kết toàn dân, là lực lượng chính trị hùng hậu có tổ chức rộng rãi, là nguồn sức mạnh to lớn. Đây là lực lượng chính trị giữ vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc bảo vệ chính quyền nhân dân và độc lập, chủ quyền dân tộc.

Được chính quyền và mặt trận khuyến khích, động viên, nhân dân sôi nổi thực hiện chủ trương vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng. Chỉ một thời gian ngắn, lực lượng vũ trang bao gồm các đơn vị Giải phóng quân và tự vệ chiến đấu phát triển nhanh chóng. Tuy trang bị kém, kinh nghiệm chiến đấu chưa nhiều, nhưng các đơn vị này là công cụ đáng tin cậy bảo vệ chính quyền cách mạng.

Trong lịch sử, mỗi lần vận nước lâm nguy là một lần dân tộc Việt Nam quyết định một cách dũng cảm và đầy sáng tạo con đường tồn tại và phát triển của mình.

Lịch sử một lần nữa thử thách sức sống mãnh liệt của dân tộc ta: nền độc lập gần 100 năm tranh đấu mới giành được quyền tự do đang bị kẻ thù uy hiếp. Con đường nhân dân Việt Nam đã chọn là bằng bất cứ giá nào cũng phải giữ lấy độc lập, tự do. Độc lập, tự do luôn luôn là khát vọng cháy bỏng của dân tộc ta.

Nhân dân ta đã chiến đấu hàng nghìn năm để giành độc lập cho Tổ quốc, mang lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người. Mục tiêu phấn đấu đó là nhu cầu cao nhất của nhân dân ta. Nó vừa là lý tưởng chính trị nóng bỏng vừa là lý tưởng, đạo đức cao đẹp.

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, hàng chục vạn nhân dân long trọng làm lễ tuyên thệ: “Cùng Chính phủ giữ nền độc lập hoàn toàn cho Tổ quốc, chống mọi mưu mô xâm lược, dù phải chết cũng cam lòng”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: “Độc lập, tự do là quý báu, quý giá vô ngần. Ta đã khổ sở đau đớn trong bao nhiêu năm mới giành được, cần phải cố gắng giữ gìn bảo vệ”.

Độc lập và tự do gắn bó chặt chẽ với nhau. Nền độc lập của Tổ quốc không thể tách rời chế độ dân chủ cộng hòa, có bảo vệ được đất nước mới giữ được chế độ mới và tự do thực sự. Không giữ được chính quyền nhân dân thì không thể giữ được độc lập, tự do.

Đấu tranh giữ vững chính quyền Cách mạng non trẻ, kiên quyết bảo vệ độc lập - Hình 1

Đấu tranh giữ vững chính quyền Cách mạng non trẻ, kiên quyết bảo vệ độc lập (ảnh: baothaibinh.com.vn)

Quyết tâm sắt đá đó của nhân dân Việt Nam, đã được Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào từ ngày 13 – 15/8/1945 chỉ rõ: “Khẩu hiệu tranh đấu lớn lúc này là: Phản đối xâm lược! Hoàn toàn độc lập! Chính quyền nhân dân!”.

Quyết giữ vững độc lập, tự do không chỉ xuất phát từ ý chí chủ quan, mà còn là một quyết tâm khoa học, phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của thời đại.

Ngay từ Hội nghị Tân Trào, Đảng ta đã phân tích tình hình quốc tế, chỉ rõ những thuận lợi cơ bản của cách mạng thế giới và cách mạng nước ta: phát xít Đức, Ý, Nhật bị tiêu diệt, hệ thống tư bản bị yếu đi, ảnh hưởng của Liên Xô sau chiến tranh được mở rộng, phong trào độc lập dân tộc và đấu tranh đòi tự do, dân chủ phát triển mạnh mẽ.

Đảng nhận thấy những thuận lợi trên đây có tác động tới cuộc đấu tranh của nhân dân ta đến mức nào chủ yếu còn phụ thuộc vào thực lực của cách mạng Việt Nam. Trong hoàn cảnh bị bao vây bốn phía, Đảng dự đoán những tình huống khó khăn, phức tạp mà nhân dân ta phải đương đầu:

“Quân Đồng minh sắp vào nước ta và đế quốc Pháp lăm le khôi phục lại địa vị cũ ở Đông Dương”, “bọn Tưởng sắp tiếp quản miền Bắc, bọn Anh sắp tiếp quản miền Nam”, “mâu thuẫn giữa Anh – Mỹ – Pháp và Liên Xô có thể làm cho Anh – Mỹ nhân nhượng với Pháp và để cho Pháp trở lại Đông Dương”.

Đảng đề ra những chủ trương và phương châm cơ bản:

“Chính sách chúng ta là phải tránh cái trường hợp một mình đối phó với nhiều lực lượng Đồng minh (Pháp, Anh, Mỹ) tràn vào nước ta”2. Vì vậy, “sự mâu thuẫn giữa hai phe Đồng minh Anh – Pháp và Mỹ – Tàu về vấn đề Đông Dương là một điều ta cần lợi dụng”.

Đối với quân Mỹ, Anh, Tàu vào nước ta thì:

“Tránh xung đột. Giao thiệp thân thiện

Tiêu cực đề kháng bằng cách vườn không nhà trống nếu họ xâm phạm đến quyền lợi của ta”.

Đảng quyết định chĩa mũi nhọn đấu tranh vào kẻ thù chủ yếu của dân tộc là bọn thực dân phản động Pháp xâm lược.

Trước việc quân Pháp theo gót quân Đồng minh vào nước ta, ngày 8/ 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi:

“Nhân dân Việt Nam hoan nghênh quân Đồng minh kéo vào Việt Nam để tước khí giới quân Nhật, nhưng cương quyết phản đối quân Pháp kéo vào Việt Nam vì mục đích của họ chỉ là hãm dân tộc Việt Nam vào vòng nô lệ một lần nữa.

Hỡi đồng bào!

Hiện một số quân Pháp đã lọt vào nước ta. Đồng bào hãy sẵn sàng đợi lệnh Chính phủ để chiến đấu”.

Nhờ có sự phân tích khoa học và dự đoán chính xác tình hình, nhân dân ta không bị bất ngờ trước âm mưu và hành động chống phá điên cuồng của đủ loại kẻ thù.

Trong khí thế sục sôi căm giận, nhân dân ta theo chỉ thị của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, vẫn bình tĩnh, tự tin, không để bị khiêu khích.

Hiểu rõ kẻ thù và có sách lược đối với từng tên là vấn đề rất quan trọng. Tuy nhiên, vấn đề cơ bản quyết định để đạp bằng trở ngại, khó khăn, giành thắng lợi là phải có sức mạnh, phải có thực lực. Sức mạnh đó bắt nguồn từ ý chí tự lực tự cường, dựa vào sức mình là chính.

Sức mạnh đó được tạo ra và nhân lên từ chế độ mới, chế độ nhân dân lao động đứng lên làm chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng tiên phong. Những thắng lợi to lớn mà nhân dân ta đã giành được từ trước tới nay đều là kết quả của sự nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn dân, ra sức xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng, từng bước làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch ngày càng có lợi cho ta.

Nhận định về khả năng quân Đồng minh kéo vào nước ta giải giáp quân Nhật, Đảng nhấn mạnh: “Ta có mạnh thì họ mới chịu “đếm xỉa đến”. Ta yếu thì ta chỉ là một khí cụ trong tay của kẻ khác, dầu kẻ ấy có thể là bạn Đồng minh của ta vậy”.

Tại Hội nghị Tân Trào, Đảng lại khẳng định: “Chỉ có thực lực của ta mới quyết định sự thắng lợi giữa ta và Đồng minh”, đồng thời đề ra 10 nhiệm vụ cấp bách sau khi Tổng khởi nghĩa thắng lợi: xây dựng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên nền tảng hoàn toàn độc lập; vũ trang toàn dân, phát triển Giải phóng quân Việt Nam tịch thu tài sản của địch và Việt gian đem sung công hoặc chia cho dân nghèo; đặt lại các thứ thuế cho công bằng; ban bố các quyền tự do dân chủ; chia lại ruộng đất, giảm tô, ban bố Luật lao động; xây dựng nền kinh tế quốc dân; lập ngân hàng; xây dựng nền giáo dục và văn hóa mới; thân thiện, giao hảo với Đồng minh và các nước nhược điểm.

Tuy nhiên, chỉ ba tuần lễ sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, thực dân Pháp – kẻ đầu hàng nhục nhã phát xít Nhật ở Đông Dương trước đây nay núp bóng quân Anh, trở lại xâm lược nước ta. Nhân dân ta một lần nữa phải đứng dậy vừa bảo vệ nền độc lập vừa kháng chiến chống thực dân Pháp ở miền Nam, vừa đấu tranh chống thế lực phản động Trung Hoa dân quốc ở miền Bắc.

Tại Nam Bộ, quân Đồng minh đã có những hành động rất ngang ngược. Thể hiện:

Ngày 4/9/1945, Grê-xi, Tư lệnh sư đoàn 20 quân đội Hoàng gia Anh, trưởng phái bộ Đồng minh. Lúc này còn ở Căng-đi, vu cáo ta không giữ được trật tự và ra lệnh cho tư lệnh quân đội Nhật Bản ở Đông Nam Á đưa bảy tiểu đoàn từ các tỉnh Nam Bộ về Sài Gòn.Hành động láo xược trên của chúng đã gây công phẫn trong các tầng lớp nhân dân.

22 giờ ngày 4/9, công nhân Sài Gòn kéo đến trụ sở Tổng Công đoàn Nam Bộ tổ chức mít tinh, biểu dương lực lượng và tuyên thệ: “Là chiến sĩ xung phong công đoàn, xin thề trước bàn thờ Tổ quốc: quyết cùng anh em lao động không nản chí trước khó khăn, không lùi bước trước nguy hiểm để cùng đồng bào bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn non sông”.

Từ sau ngày 2/9, máy bay Đồng minh lượn trên thành phố Sài Gòn, rải truyền đơn nhằm gây hoang mang trong nhân dân.

Ngày 6/9, phái bộ Anh gồm 30 sĩ quan, do một đại tá cầm đầu đến Sài Gòn. Tới nơi, phái bộ Anh ra lệnh cho quân Nhật làm nhiệm vụ cảnh sát trong thành phố, đòi các lực lượng vũ trang cách mạng nộp vũ khí.

Dựa vào thế lực Anh và Pháp, bọn tờ-rốt-kít và tay sai Pháp cũng hoạt động gây rối chuẩn bị đón chủ cũ trở lại.

Ngày 10/9, viên trung tá Rô-i trong phái bộ Anh, đòi chiếm Nam Bộ phủ (tức trụ sở Ủy ban hành chính Nam Bộ – Từ ngày 10-9-1945, Ủy ban hành chính Nam Bộ đổi là Ủy ban nhân dân Nam Bộ do ông Phạm Văn Bạch giữ chức Chủ tịch, ông Trần Văn Giàu giữ chức Ủy trưởng quân sự).

Ngày 11/9, Grê-xi đến Sài Gòn.

Ngày 12, một lữ đoàn thuộc sư đoàn 20 quân đội Hoàng gia Anh đến nước ta. Đi theo quân Anh có một đại đội thuộc trung đoàn bộ binh thuộc địa số 5 (5eRIC), tiền trạm của đạo quân viễn chinh Pháp.

Tại Sài Gòn, bất chấp chủ quyền của ta, quân Anh hành động rất ngang ngược. Chúng lấy vũ khí của quân Nhật trang bị cho tù binh Pháp, dùng bọn này thay Nhật canh gác thêm một số nơi, đồng thời dung túng Pháp kiều khiêu khích ta, kéo cờ “tam tài” lên dinh toàn quyền cũ, làm lễ chào cờ…

Ngày 13, quân Anh chiếm Nam Bộ phủ, cho xe chở quân Pháp chạy khắp các đường phố phô trương lực lượng.

Cùng lúc, bọn phản động tung ra những khẩu hiệu đả kích Ủy ban nhân dân Nam Bộ và Kỳ bộ Việt Minh. Dương Văn Giáo, Vũ Tam Anh, Huỳnh Văn Phương, Trần Văn Thạch, Phan Văn Hùm, Phan Văn Chanh, Huỳnh Phú Sổ, Nguyễn Thị Sương, Hồ Vĩnh Ký… là những tên đầu sỏ đã bí mật họp ở Tân Bình bàn kế hoạch gây bạo loạn, đảo chính, âm mưu dựng lên một “chính phủ quốc gia liên hiệp” làm tay sai cho Pháp.

Ngày 14, Grê-xi thông cáo cấm nhân dân ta mang vũ khí và biểu tình.

Ngày 15, y ra lệnh tước vũ khí lực lượng vũ trang ta.

Video đang HOT

Ngày 17, y ban hành lệnh giới nghiêm vào ban đêm, đình bản tất cả báo chí ở Nam Bộ.

Ngày 19, Xê-đin họp báo, tuyên bố: “Việt Minh không đại diện cho nhân dân Việt Nam và bất lực trong việc giữ gìn trật tự. Pháp có nhiệm vụ lập lại trật tự, sau đó sẽ thành lập chính phủ phù hợp với tuyên bố 24 tháng 3″.

Ngày 20, phái bộ Anh tuyên bố giữ quyền kiểm soát Sài Gòn; đòi thả những người Pháp đang bị giam giữ; buộc quân ta rút khỏi thành phố, đòi đặt công an ta dưới quyền chỉ huy của chúng.

Ngày 21, Grê-xi ra lệnh thiết quân luật.

Ngày 22, sau khi quân Anh thả và trang bị vũ khí cho tù binh Pháp thuộc trung đoàn bộ binh thuộc số 11 (11eRIC) đang bị quân Nhật giam giữ. Xê-đin quyết định nhanh chóng đánh chiếm Sài Gòn. Lực lượng Pháp ở Sài Gòn lúc này có một đại đội thuộc trung đoàn bộ binh thuộc địa số 5 (5eRIC). 1.400 tù binh mới được thả ra và khoảng 500 Pháp kiều có vũ trang.

Dựa vào thế lực Anh và trên 5.000 lính Nhật, đêm 22 rạng ngày 23/9/1945, thực dân Pháp nổ súng tiến công Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa.

Từ khi quân Anh kéo vào, quân dân Nam Bộ nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương của Trung ương Đảng và Chính phủ, tránh xung đột vũ trang với quân Anh vì họ là Đồng minh có nhiệm vụ giải giáp quân Nhật bại trận.

Các đơn vị bộ đội tập trung được lệnh rút ra ngoại ô. Trong thành phố chỉ còn lực lượng tự vệ của công đoàn. Ủy ban nhân dân Nam Bộ gấp rút chuẩn bị chiến đấu, tổ chức lực lượng sơ tán nhân dân nội thành, di chuyển máy móc và những phương tiện cần thiết, lập đài vô tuyến điện dự bị. Các cơ quan dời đến địa điểm bí mật.

Sáng ngày 23/9, Xứ ủy và Ủy ban nhân dân Nam Bộ họp hội nghị tại đường Cây Mai (Chợ Lớn). Đồng chí Hoàng Quốc Việt (đồng chí Hoàng Quốc Việt dẫn đầu phái đoàn của Tổng bộ Việt Minh vào Sài Gòn ngày 27/8/1945) thay mặt Thường vụ Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh tham dự. Lúc này, không khí Sài Gòn căng hẳng đến cực độ. Công nhân, học sinh, sinh viên, các lực lượng vũ trang kiên quyết đòi đánh. Nhân dân toàn thành chờ đợi mệnh lệnh chiến đấu.

Trong hội nghị, có hai ý kiến: một là chưa đánh ngay mà nên “tiêu cực đề kháng đối với Đồng minh”, hai là kiên quyết đánh, dù cho Pháp được che chở. Cuối cùng, hội nghị đi đến nhất trí huy động toàn dân kháng chiến cứu nước.

Xứ ủy điện báo cáo quyết tâm lên Trung ương Đảng và Chính phủ lâm thời:

“Chúng tôi đã:

1. Lập Ủy ban kháng chiến để lo việc quân sự.

2. Hạ lệnh tổng đình công và bất hợp tác với người Pháp.

3. Truyền đi lục tỉnh thi hành kế hoạch phá hoại đường giao thông tiếp quản để bao vây quân địch”. (Trích Tuyên cáo quốc dân của Ủy ban nhân dân Nam Bộ, Báo Cứu quốc, ngày 29/9/1945)

Đồng thời lệnh cho các lực lượng vũ trang nhân dân chiến đấu.

Nhận được điện, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thường vụ Trung ương Đảng họp khẩn cấp ở Bắc Bộ phủ, nhất trí với quyết tâm của Xứ ủy và Ủy ban nhân dân Nam Bộ. Hội nghị hạ quyết tâm tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược để bảo vệ độc lập, tự do và kêu gọi nhân dân cả nước chi viện sức người, sức của cho Nam Bộ, Thường vụ Trung ương Đảng còn quyết định thành lập những đơn vị Nam tiến.

Đây là một quyết định chiến lược kịp thời và đúng đắn của Đảng, biểu thị ý chí kiên quyết chống xâm lược, bảo vệ độc lập của Tổ quốc, thể hiện quyết tâm giữ vững chính quyền cách mạng. Quyết định này đáp ứng kịp thời nguyện vọng nóng bỏng của quân dân cả nước, sẵn sàng đánh trả quân thù, thà chết không chịu trở lại đời nô lệ.

Cùng ngày, chỉ thị của Thường vụ Trung ương Đảng đã chuyển đến Xứ ủy và Ủy ban nhân dân Nam Bộ.

Ngày 24/9, Chính phủ lâm thời gửi Huấn lệnh cho quân và dân Nam Bộ.

Ngày 26/ 9, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi:

“Hỡi đồng bào Nam Bộ!

Nước ta vừa tranh quyền độc lập, thì đã gặp nạn ngoại xâm. Khi còn chiến tranh với Nhật, thì bọn thực dân Pháp hoặc đầu hàng hoặc chạy trốn. Nay vừa hết chiến tranh thì bọn thực dân Pháp hoặc bí mật hoặc công khai mò lại.

Trong bốn năm, họ đã bán nước ta hai lần. Nay họ lại muốn thống trị dân ta lần nữa.

Tôi chắc và đồng bào cả nước đều chắc vào lòng kiên quyết ái quốc của đồng bào Nam Bộ. Chúng ta nên nhớ lời nói oanh liệt của nhà đại cách mạng Pháp: “Thà chết tự do hơn sống nô lệ”.

Tôi chắc và đồng bào Nam Bộ cũng chắc rằng Chính phủ và toàn quốc đồng bào sẽ hết sức giúp những chiến sĩ và nhân dân hiện đang hy sinh tranh đấu để giữ vững nền độc lập của nước nhà.

Tôi chắc và tất cả đồng bào đều chắc rằng những người và những dân tộc yêu chuộng bình đẳng tự do trên thế giới đều đồng tình với chúng ta.

Chúng ta nhất định thắng lợi vì chúng ta có lực lượng đoàn kết của cả quốc dân.

Chúng ta nhất định thắng lợi vì cuộc tranh đấu của chúng ta là chính đáng.

Tôi chỉ muốn dặn đồng bào Nam Bộ một lời: “Đối với những người Pháp bị bắt trong lúc chiến tranh, ta phải canh phòng cẩn thận, nhưng phải đối đãi với họ cho khoan hồng.

Phải làm cho thế giới, trước hết là cho dân Pháp biết rằng chúng ta là quang minh chính đại. Chúng ta chỉ đòi quyền độc lập tự do, chứ chúng ta không vì tư thù tư oán; làm cho thế giới biết rằng chúng ta là một dân tộc văn minh, văn minh hơn bọn đi giết người cướp nước”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định quyết tâm kháng chiến chống thực dân Pháp, chỉ rõ mục tiêu chiến đấu của nhân dân ta là độc lập, tự do. Người nêu cao tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến và khẳng định dựa vào sức mạnh toàn dân, dựa vào sự đồng tình ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới, thắng lợi cuối cùng nhất định thuộc về nhân dân ta.

Chấp hành Huấn luyện của Chính phủ, đáp Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân Nam Bộ, trước hết là quân dân Sài Gòn nhất tề đứng lên đánh giặc, mở ra trang sử mới vô cùng oanh liệt của dân tộc ta.

Máu chảy ruột mềm, cả nước hướng về tiền tuyến, sẵn sàng làm hết sức mình vì miền Nam thân yêu.

Ngày 23/9/1945: Đồng bào Nam Bộ bắt đầu kháng chiến chống thực dân Pháp.

Ngày 26/9/1945: Qua đài phát thanh, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào Nam Bộ anh dũng kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Ít lâu sau xuất hiện khẩu hiệu “ Chiến đấu để bảo vệ Thành phố Hồ Chí Minh” và từ đó thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn được mang tên mới quang vinh: Thành phố Hồ Chí Minh.

Việc xây dựng bộ máy Nhà nước dân chủ nhân dân được đặc biệt coi trọng. Đảng bố trí cán bộ, đảng viên phụ trách những cơ quan chủ yếu của Ủy ban nhân dân các cấp.

Từ tháng 11/1945, Trung ương Đảng quyết định tổ chức chi bộ trong các cơ quan hành chính. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm giáo dục đạo đức và tác phong cho cán bộ, nhân viên làm công tác chính quyền.

Tháng 10 năm 1945, Người viết thư gửi cán bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện và xã, nghiêm khắc phê phán thái độ “làm quan cách mạng” của một số cán bộ, nhắc nhở cơ quan Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng đều là đầy tớ của nhân dân”; “việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì có hại cho nhân dân ta phải hết sức tránh.

Đây là một bài học sâu sắc, giáo dục quan điểm phục vụ nhân dân và đạo đức cách mạng cho cán bộ các cấp. Tháng 11 năm 1945, Đảng chủ trương cải tổ bộ máy chính quyền, thanh trừng những phần tử xấu trong các Ủy ban nhân dân.

Ngày 8/9/1945, Chính phủ lâm thời công bố sắc lệnh Tổng tuyển cử trong cả nước và ngày 20/9, ra sắc lệnh thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp gồm bảy người do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.

Sắc lệnh Tổng tuyển cử ban hành sớm để động viên mạnh mẽ toàn dân hăng hái tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước, thực hiện quyền làm chủ. Mặc dầu các thế lực phản động ra sức phá hoại, toàn dân vẫn sôi nổi chuẩn bị Tổng tuyển cử.

Ngày 6/1/1946 là ngày hội lớn của toàn dân. Những công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trẻ tuổi nô nức đi bỏ phiếu. Lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân ta được sử dụng quyền bầu cử là quyền dân chủ thiêng liêng nhất. Tỷ lệ cử tri đi bầu rất cao, trung bình là 89%, nhiều nơi đạt 100%.

Trong những khu vực có chiến tranh, vùng địch tạm chiếm, cuộc bỏ phiếu vẫn được tiến hành. Tại Sài Gòn, 42 cán bộ hy sinh trong khi làm nhiệm vụ vận động bầu cử.

Nhân dân cả nước đã bầu 333 đại biểu vào Quốc dân Đại hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Số đại biểu là công nhân, nông dân, chiến sĩ cách mạng chiếm 87%, có 10 đại biểu là phụ nữ, 34 đại biểu thuộc các dân tộc thiểu số.

Tổng tuyển cử đầu tiên ở nước ta thực sự là một cuộc vận động viên chính trị rộng lớn và sâu sắc, biểu thị sức mạnh đoàn kết và quyết tâm làm chủ đất nước của nhân dân ta. Nó tạo cơ sở pháp lý cho cuộc đấu tranh chính trị và ngoại giao của Chính phủ ta, đồng thời góp phần làm tăng thêm uy tín quốc tế của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tổng tuyển cử thắng lợi, Chính phủ ta gửi ngay điện văn đến các vị đứng đầu Nhà nước Liên Xô, Mỹ, Trung Hoa và gửi thư cho Chủ tịch Hội đồng Liên Hiệp quốc, các đại diện Liên Xô, Mỹ, Trung Hoa tại Hội đồng Liên Hiệp quốc để tranh thủ sự ủng hộ quốc tế đối với Việt Nam.

Đại tá Đặng Việt Thủy

Theo giaoduc

Nam Phương Hoàng hậu trong những ngày Cách mạng tháng 8 mới thành công

Nam Phương là Hoàng hậu là vợ của vị Hoàng đế cuối cùng triều Nguyễn và cũng là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam - đó là vua Bảo Đại.

Diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Quốc khánh 2/9Ky niêm Cach mang Thang Tam xưng đang vơi tâm voc lich sưCac ngay lê lơn cua đât nươc phai "an toàn, trang trọng, tiết kiệm"

LTS: Câu chuyện cuộc đời của Nam Phương Hoàng Hậu sau Cách mạng tháng 8 thành công từng là chủ đề gây nhiều đồn đoán. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm sự kiện này, Đại tá Đặng Việt Thủy đã gửi tới Tòa soạn bài viết này, trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

Theo tài liệu chính thống, vua Bảo Đại tên húy là Vĩnh Thụy, con độc nhất của vua Khải Định và bà Từ Cung (Đoan Huy Hoàng Thái hậu) sinh ngày 23 tháng 9 năm Quý Sửu (22/10/1913).

Ngày 28/3/1922, Khải Định sách lập Vĩnh Thụy làm Đông cung Hoàng Thái tử, người sẽ kế ngôi vua cha. Cũng năm đó, Vĩnh Thụy được vua Khải Định gửi gắm vợ chồng Charles - cựu Khâm sứ ở Trung Kỳ nhận làm con nuôi, mang về Pháp cho ăn học theo văn minh, văn hóa Tây phương.

Cuối năm 1925, Vĩnh Thụy về nước để tang vua Khải Định, đầu năm 1926 nối ngôi, niên hiệu Bảo Đại, rồi tiếp tục sang Pháp học.

Năm Nhâm Thân (1932) Vĩnh Thụy ở tuổi 19, thành vua Bảo Đại đã 6 năm, được hấp thụ "một nền văn hóa Pháp" khá đủ nên vợ chồng Charles đưa con nuôi trở về Việt Nam.

Nhân dịp này, người Pháp có chủ trương "chọn sẵn" cho Bảo Đại một người vợ "theo khuôn mẫu" có lợi cho họ. Tức là một người vợ phải có quốc tịch Pháp, và phải theo Công giáo, một lòng một dạ trung thành với mẫu quốc.

Vợ chồng cựu Khâm sứ Charles vốn đã quen biết với gia đình họ Lê Phát An từ khi còn ở Nam Bộ nên đã ngỏ ý để người cháu gái bên ngoại của Lê Phát An là cô nữ sinh Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan, sinh ngày 4 tháng Mười hai năm 1914 (tức 17 tháng Mười năm Giáp Dần) tại Gò Công, là con gái của Pierre Nguyễn Hữu Hào và bà Marie Lê Thị Bình, sẽ làm vợ của Bảo Đại.

Ông Nguyễn Hữu Hào là một phú hào nổi tiếng ở Nam Bộ, là con rể của Lê Phát An (cha của Lê Phát An là Lê Phát Đạt, tức nhà tỷ phú Huyện Sỹ - người giàu nhất Nam Bộ đầu thế kỷ XX). Các gia đình này đều có quốc tịch Pháp, và là những công chức do Pháp đào tạo.

Do vậy, các quan chức lớn của Pháp như Toàn quyền A. Varenne, Khâm sứ P. Pasquier và vợ chồng Charles đều cùng nhất trí chọn Nguyễn Hữu Thị Lan làm vợ Bảo Đại.

Nguyễn Hữu Thị Lan là con gái thứ hai của vợ chồng ông Pierre Nguyễn Hữu Hào, tên bổn mạng là MarieThérèse (còn tên Pháp tịch phải ghi thêm là Jeanne Mariette Thérèse, nhưng viết tắt là Mariette Jeanne). Nàng Nguyễn Hữu Thị Lan đã du học ở Pháp từ năm 1927, vừa tốt nghiệp tú tài toàn phần trường Couvent des Oiseaux Paris, ở tuổi suýt soát với Bảo Đại.

Biết nàng Lan nghỉ hè về nước thăm gia đình, vợ chồng Charles đã chọn chuyến tàu thủy từ Pháp về Việt Nam có nàng Lan, để Charles và Bảo Đại cùng đi.

Để cho đôi trai tài được biết nhau trước khi về nước, vợ chồng Charles đã khôn khéo tới trường nữ trung học Couvent des Oiseaux tại Paris gặp bà giám đốc trường này và ngỏ ý ngày làm lễ mãn khóa năm học 1932 sẽ mời Hoàng đế Bảo Đại của nước Việt tới dự và chọn nữ sinh Nguyễn Hữu Thị Lan đến tặng hoa dâng kính Hoàng đế Việt Nam.

Dĩ nhiên giữa hai bên, nữ tu giám đốc của trường và cựu Khâm sứ Charles cũng đã bàn nhau về việc ý định chọn cô gái đất Nam Bộ, có đạo để có thể làm vợ vua Bảo Đại khi nhà vua về nước cầm quyền.

Nam Phương Hoàng hậu trong những ngày Cách mạng tháng 8 mới thành công - Hình 1

Hoàng hậu Nam Phương. Ảnh tư liệu

Khi Bảo Đại tới chủ tọa lễ mãn khóa đúng như sự sắp xếp từ trước, một thiếu nữ xinh xắn đã ôm bó hoa tươi thắm tới dâng kính vua Bảo Đại, và được nhà vua chú ý.

Và khi cô nữ sinh Nguyễn Hữu Thị Lan tới trường Couvent des Oiseaux để giã từ Mẹ Giám tỉnh (nữ tu Giám đốc dòng), thì nữ tu Ambroise đã khuyên Nguyễn Hữu Thị Lan: "Con ơi! Nếu Chúa khiến cho ông vua thấy con, rồi lấy con làm vợ và con trở thành Hoàng hậu thì con nghĩ sao?".

Lúc đó, Nguyễn Hữu Thị Lan chỉ nghĩ câu đó là lời vui miệng của Mẹ bề trên mà thôi. Nhưng không ngờ, câu nói trên lại như là "định mệnh" đã báo trước. Và có thể nói, "định mệnh" ở đây là có bàn tay "đạo diễn" và sắp đặt của người Pháp.

Trong dịp hơn một tháng trời chiếc tàu biển d'Artagnan lênh đênh trên biển cả, vợ chồng Charles đã khéo léo sắp đặt cho Bảo Đại làm quen với Nguyễn Hữu Thị Lan.

Bởi cùng là người Việt xa quê đã lâu, cùng hấp thụ nền văn hóa Tây phương khá sâu, cùng đẹp trai đẹp gái, nên họ đã dễ cảm mến nhau, đôi nam nữ thanh niên này không mấy chốc đã trở nên đặc biệt thân tình. Đôi lứa đã hẹn về nước sẽ gặp mặt lại nhau ở Đà Lạt, vùng đất diễm lệ, mộng mơ.

Con tàu d'Artagnan cập cảng Vũng Tàu, đôi bạn trẻ bịn rịn chia tay. Nàng Nguyễn Hữu Thị Lan được gia đình đón về nhà ở đường Tabert (nay là Nguyễn Du), còn Bảo Đại và vợ chồng Charles được mời sang chiến hạm Dumont d'Urville để tiếp tục đường biển ra cảng Đà Nẵng.

Ngày 2/9/1932 tàu cập bến, các quan Tây, quân ta đã đủ mặt đón vua Bảo Đại hồi loan.

Theo hồi ký của Bảo Đại, trong cuốn Con rồng An Nam (bản dịch của Nguyễn Đắc Xuân) ông đã kể lại quá trình chọn vợ và cưới vợ của mình như sau:

"... Ngày cưới của tôi được ấn định vào ngày 20 tháng Ba năm 1934". Lễ cưới được tổ chức trước sự hiện diện của đình thần và đại diện nước Pháp. Đây là một lễ cưới đổi mới, trước kia chưa từng có trong cung đình.

Tôi cũng quyết định, sau khi cưới, tôi sẽ tấn phong cho vợ tôi làm Hoàng hậu - danh hiệu Hoàng hậu trước đó chỉ phong cho Thái hậu sau khi vị Hoàng đế băng hà. Tôi chọn hiệu cho Hoàng hậu mới là Nam Phương ( Hương thơm của phương Nam - ĐVT).

Và tôi ra một chỉ dụ đặc biệt cho phép bà được phục sức màu vàng, màu chỉ dành riêng cho Hoàng đế.

Lễ cưới được tổ chức ngay trong phòng tiếp tân của điện Cần Chánh. Cũng giống như lễ đăng quang, triều thần đứng xếp hàng dọc theo tấm thảm đỏ và vàng dành riêng cho Hoàng đế.

Lần đầu tiên trong lịch sử triều Nguyễn có một người phụ nữ xuất hiện giữa triều đình. Bà Nam Phương mặc một chiếc áo rộng, chân đi hài cong, đầu đội vương miện có đính vàng, ngọc, châu báu óng ánh. Bà đi một mình đến giữa tấm thảm, tất cả triều thần cúi đầu chào.

Với một vẻ đẹp tuyệt vời, bà đi thẳng vào phòng lớn, tôi đang ngồi chờ bà trên một cái ngai thấp. Bà đến trước mặt tôi, cúi đầu chào tôi ba lần rồi vào ngồi ở cái trái bên phải của tôi.

Buổi lễ ngắn ngủi chấm dứt. Nam Phương Hoàng hậu đã ở bên tôi. Chúng tôi sánh vai nhau bước đi trong tiếng nhạc mừng qua Tử Cấm Thành vào điện Kiến Trung, nơi ở và làm việc chính của chúng tôi...".

"Lời nguyện ước ở bên nhau của chúng tôi trên cao nguyên Đà Lạt nay đã thành sự thật".

Nam Phương Hoàng hậu là người đàn bà nhân hậu, suy nghĩ chín chắn nên cứ mỗi lần người Pháp muốn Bảo Đại phải thi hành những vấn đề có lợi cho mẫu quốc và có hại đến nền kinh tế và chính trị hay xã hội Việt Nam thì Bảo Đại đều bàn bạc với bà Nam Phương.

Những lúc đó bà Nam Phương cư xử rất khôn khéo, vì biết nếu Bảo Đại mà gặp người Pháp thì khó trả lời nhận hay không nhận những điều kiện mà Pháp đưa ra.

Vì vậy, bà Nam Phương đã đề nghị mỗi khi gặp trường hợp khó xử với người Pháp thì ông nên tránh xa ít ngày, như vào rừng săn thú hay đi tắm biển đâu đó. Có thể đi kinh lý thăm các tỉnh bắc miền Trung như Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa...

Được sự đồng ý của vua Bảo Đại, Hoàng hậu Nam Phương còn hay xuất cung tham gia hoạt động xã hội từ thiện. Bà thường đến thăm các trường nữ học Đồng Khánh, Nữ công học hội, các tổ chức phụ nữ của người Việt và người Pháp, đến các nhà thờ nghèo để làm từ thiện.

Bà nguyên là cựu nữ sinh trường Couvent des Oiseaux tại Paris, nên bà đã đứng ra bảo trợ cho trường Couvent des Oiseaux tại Đà Lạt dành cho nữ sinh trên toàn cõi Đông Pháp. Hằng năm tại Huế, vào mùa phát phần thưởng cuối năm học, bà được mời đến Nhà tiếp tân L' Acueil phát phần thưởng danh dự cho học sinh giỏi ở Trung Kỳ.

Những người được bà trao giải thưởng lấy làm vinh dự lớn cho cuộc đời học sinh của mình. Những hoạt động từ thiện của bà không chỉ nổi tiếng ở trong nước mà còn có tiếng vang đến các tổ chức quốc tế như Viện Hàn lâm Pháp, Hội Chữ thập đỏ thế giới...

Nhờ những hoạt động xã hội từ thiện của bà mà năm 1939, trước lúc xảy ra chiến tranh thế giới thứ II (1939-1945), bà và gia đình đã được tiếp kiến Giáo hoàng và bà đã để lại Tòa thánh Vatican nhiều tình cảm tốt đẹp.

Nam Phương Hoàng hậu trong những ngày Cách mạng tháng 8 mới thành công - Hình 2

Cách mạng tháng Tám thành công, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị trao quyền lãnh đạo đất nước cho Chính phủ Cách mạng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: tuyengiao.vn)

Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị trao quyền lãnh đạo đất nước cho Chính phủ Cách mạng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Buổi lễ được tổ chức tại Huế. Ông Trần Huy Liệu đại diện Chính phủ Cách mạng lâm thời đã thay mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận ấn kiếm tượng trưng cho uy quyền của triều đại từ tay vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn. Sau đó Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời Cựu hoàng làm cố vấn cho Chính phủ.

Sau biến cố lịch sử đó, Nam Phương Hoàng hậu và các con rời điện Kiến Trung trong Tử Cấm Thành để về sống ở cung An Định bên bờ sông An Cựu. Lúc ấy có nhiều bà mệnh phụ tiến bộ có nhiều dịp lui tới thăm bà và kể lại tình hình cách mạng đang diễn biến ở Huế với bà.

Hoàng hậu Nam Phương từ khi lọt lòng mẹ đến khi đi học rồi lấy chồng làm vua, lên ngôi hoàng hậu đều được sống trong nhung lụa, kẻ hầu người hạ. Nên khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, toàn dân Việt Nam đứng lên lật đổ ngai vàng, lật đổ chế độ phong kiến và kháng chiến chống thực dân Pháp thì bà Nam Phương rất lo sợ.

Khi nghe tin phái đoàn Chính phủ Lâm thời vào Huế để yêu cầu vua Bảo Đại thoái vị và phải nộp ấn kiếm cho cách mạng thì bà Nam Phương lại càng lo sợ hơn nữa.

Đến 2 giờ chiều ngày 26/8/1945, vua Bảo Đại đã loan báo việc đồng ý thoái vị và trao ấn kiếm cho phái đoàn Chính phủ tới tiếp nhận.

Bảo Đại triệu tập các quan trong triều đúng giờ trên phải có mặt ở Thế Miếu, nơi thờ tiên đế nhà Nguyễn để nhà vua báo cáo trước tổ tiên. Nhưng tới giờ phút chót, các quan văn võ đều lẩn tránh, chỉ có bốn quan văn võ đến dự.

Khi lễ báo cáo yết Liệt Thánh tất, thì các quan văn võ mới lục tục kéo nhau vào điện Kiến Trung để làm lễ bái biệt nhà vua và hoàng hậu. Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương đều đứng, còn các quan văn võ thì xếp hàng ngang và chắp tay cúi đầu vái ba vái.

Lúc đó, Bảo Đại mặt lạnh như tiền, còn bà Nam Phương thì tỏ vẻ buồn, hai hàng nước mắt nhỏ từng giọt xuống gò má. Lễ xong, mọi người ra về, không ai nói với nhau điều gì, và chỉ cúi đầu im lặng lủi thủi bước đi.

Đến sáng ngày 27/8, ông Phạm Khắc Hòe - Ngự tiền Văn phòng của vua Bảo Đại - vẫn đến văn phòng làm việc như thường lệ (ông Phạm Khắc Hòe là người trực tiếp vận động nhà vua nhận lời thoái vị trao chính quyền lại cho nhân dân).

Khoảng mười phút sau thì có người thị vệ của bà Nam Phương khệ nệ bê cái khay có phủ tấm vải vàng và để chiếc mũ Cửu Phượng của bà Nam Phương Hoàng hậu trên đó. Chiếc mũ này có đính 9 con phượng bằng vàng ròng. Đặt chiếc khay trước mặt ông Phạm Khắc Hòe, người thị vệ thưa:

- Dạ bẩm! Ngài Hoàng ban đưa mũ Cửu Phượng này trả cho cụ.

Ông Phạm Khắc Hòe rất đỗi ngạc nhiên:

- Sao lại "trả" cho tôi? Ông về tâu với Ngài rằng tôi không dám nhận và xin phép Ngài cho tôi qua chầu để nói rõ lý do.

Hai mươi phút sau, bà Nam Phương tiếp ông Hòe ở điện Kiến Trung. Bà Nam Phương hỏi:

- Tại sao tui cho người đưa cái mũ Cửu Phượng qua trả cho ông mà ông lại không nhận?

Ông Hòe thưa lại:

- Tâu, chúng tôi không dám nhận, vì đó không phải là của Ngự tiền văn phòng và hơn nữa cũng không phải là của riêng chúng tôi.

Theo thiển ý chúng tôi, thì từ nay, trừ những cái thật sự là của riêng của Ngài, của Hoàng đế, của Đức Từ và của các quan chức, nhân viên thường trú trong Đại Nội, tất cả mọi thứ tài sản trong hoàng thành này từ cung điện, nhà cửa, ngọc ngà, châu báu, kiệu, xe, tán, lọng, cho đến bàn nghế, giường tủ, hồ sơ, dụng cụ văn phòng, dụng cụ nhà bếp... đều là của chính quyền nhân dân, phải được kiểm kê, đối chiếu với sổ sách và bàn giao lại đầy đủ cho các nhà chức trách mới...

Vậy, đối với tất cả những tài sản, những vật dụng ở điện Kiến Trung mà không phải thật là của riêng Hoàng gia, xin đề nghị ngài ra lệnh cho các người chầu hầu phải xếp đặt lại mọi thứ đúng theo chỗ của nó, chớ không nên mang đi nơi khác, lỡ ra mất phải truy cứu trách nhiệm thì phiền lắm.

Cuộc nói chuyện giữa bà Nam Phương với ông Phạm Khắc Hòe đang diễn ra thì bỗng thấy vua Bảo Đại từ trong đi ra. Nhìn thấy Bảo Đại, ông Phạm Khắc Hòe vội đứng dậy, nhưng Bảo Đại vẫy tay bảo ông Hòe cứ ngồi, rồi Bảo Đại ngồi xuống bên cạnh bà Nam Phương.

Bảo Đại bảo bà Nam Phương tiếp tục câu chuyện. Bà Nam Phương nhìn ông Hòe và nói:

- Qua những lời ông vừa nói, tôi càng thêm trách ông!

Ông Hòe vội thưa:

- Tâu, chúng tôi chưa hiểu ý Ngài muốn nói chi? Nếu chúng tôi có lỗi lầm chi đáng trách, xin Ngài cho biết rõ để chúng tôi nhận lỗi.

Bà Nam Phương chậm rãi nói:

- Tôi muốn nói rằng: ông là người của Việt Minh cài vào Đại Nội đã từ lâu. Điều này, tối hậu thư ngày 23 tháng 8 của Việt Minh đã cho biết khá rõ. Hôm nay, qua cách ông sắp xếp việc bàn giao tài sản cho Việt Minh, tôi càng thấy rõ hơn vai trò của ông. Ấy thế mà ông không hề cho tui biết trước một chút xíu chi cả. Việc chi cũng phải nước đến chân mới nhảy...

Ông Phạm Khắc Hòe nói:

- Tâu! Nếu chúng tôi quả thật "là người của Việt Minh cài vào từ lâu" thì đó là một vinh dự lớn cho chúng tôi. Chúng tôi không can chi mà phải chối. Nhưng sự thật là chúng tôi không có chân trong tổ chức Việt Minh, chúng tôi chỉ làm việc theo mong muốn của Tổ quốc, theo sự thúc giục của lương tâm và với tấm lòng thiết tha mà chúng tôi đã tích cực vận động Hoàng đế thoái vị và chúng tôi vô cùng sung sướng khi được Hoàng đế chấp nhận lời khuyên của chúng tôi.

Theo lương tâm chúng tôi thì cuộc vận động ấy kéo dài gần hai tuần lễ là cả một quá trình báo cho Hoàng gia "biết trước" những gì sẽ xảy ra để Hoàng gia khỏi bị bất ngờ, tránh được tình trạng nước đến chân mới nhảy...

Nghe những lời "trần tình" của ông Hòe, vợ chồng Bảo Đại và Nam Phương tỏ vẻ cảm động, ngồi im và cùng nhìn nhau. Sau đó bà Nam Phương quay sang nhìn ông Hòe và nói:

- Câu chuyện hôm nay đã làm cho tui hiểu ông hơn và quý ông thêm. Để tỏ mối thiện cảm ấy, tui có một vật kỷ niệm nhỏ tặng ông.

Nói xong bà Nam Phương đứng dậy đi vào phòng lấy một chiếc cặp da láng bóng đưa tặng ông Hòe. Bà còn ý nhị liếc nhìn Bảo Đại. Thấy vợ có hành động như vậy, Bảo Đại vội đứng dậy đi vào trong nhà, mấy phút sau trở ra, nói:

- Tui cũng tặng ông một chút kỷ niệm nhỏ.

Nói xong, Bảo Đại trao cho ông Hòe một bộ nút áo chẽn bằng đá xanh có nuốm bịt vàng. Ông Phạm Khắc Hòe cảm động, trân trọng cảm ơn Bảo Đại và bà Nam Phương, rồi cáo từ ra về.

Nam Phương Hoàng hậu có những nét đẹp tiêu biểu của người phương Đông, dẫu rằng bà là con cháu nhà hào phú, vào làng Tây, học bên Pháp. Bà là người hiền dịu, vô cùng tự trọng, mang đầy đủ tính cách của người phụ nữ Việt Nam.

Ở chốn cung đình, dù có đủ nhà học, có thầy giỏi dành riêng cho các hoàng tử, công chúa, bà vẫn cho các con ra theo học ở trường Đồng Khánh với niềm tha thiết mong mỏi chúng không tách khỏi cuộc sống đời thường, xa cách với trăm họ.

Sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ phát động Tuần lễ vàng, góp tiền nuôi quân, mua vũ khí. Ngay trong ngày khai mạc tuần lễ ấy, bà đã cao cả tự nguyện tặng hết vòng, xuyến, kiềng vàng, bông tai đang đeo trên mình.

Chủ tịch Trung Bộ là ông Trần Hữu Dực đã mời bà làm chủ tọa "Tuần lễ vàng". Tấm gương của bà đã làm cho các ông hoàng, bà chúa, các nhà tư sản ở Huế cảm động, hiến được nhiều vàng bạc, của cải cho Tổ quốc những ngày ấy. Sau đây là một số sự kiện diễn ra trong thời gian đó:

Ông Vĩnh Thụy (Bảo Đại) ra Hà Nội gần một tháng, được Cụ Hồ Chí Minh giao cho chức Cố vấn Chính phủ. Ở Huế, bà Nam Phương cũng được tin tức hàng ngày về ông Vĩnh Thụy ở Hà Nội rất thoải mái, Chính phủ đã lo đầy đủ chỗ ở và việc ăn uống cho ông Cố vấn.

Cụ Hồ cũng gặp ông Vĩnh Thụy nhiều lần để bàn việc nước. Ở Huế lúc này tình hình chính trị cũng sôi sục, hàng ngày có những cuộc biểu tình của nhân dân Huế hoan hô cách mạng và hô hào toàn dân đứng lên giành độc lập.

Cuộc cách mạng buổi ban đầu rất cần nhiều thứ như tiền bạc để mua súng đạn và trả lương cho nhân viên Chính phủ. Một "Tuần lễ vàng" được tổ chức tại Huế.

Ông Trần Hữu Dực được Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cử vào Huế để lo tổ chức bộ máy chính quyền cách mạng ở Trung Bộ và phát triển các đoàn thể quần chúng. Để lo liệu kinh phí cho vô số nhu cầu, nhất là cuộc kháng chiến ở Nam Bộ, Nhà nước đã công khai tổ chức những "Tuần lễ vàng", "Tuần lễ bạc", "Tuần lễ đồng" và kêu gọi toàn dân thực hiện hũ gạo đồng tâm. Tại Huế, "Tuần lễ vàng" được tổ chức và kêu gọi mọi người dân đóng góp của cải như vàng bạc và kim loại quý.

Nghe lời hô hào của Chính phủ, nhân dân Huế đều tham gia tùy theo khả năng của mình kẻ ít, người nhiều đóng góp cho Chính quyền để dùng vào việc mua vũ khí, súng đạn chi viện cho cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Bộ.

Tờ "Quyết Tiến" thời đó đã viết là: "Một phân vàng là một cây súng tối tân, một ly vàng là một viên đạn lớn". Ngay khi "Tuần lễ vàng" khai mạc, bà Nam Phương là người tới đầu tiên để ủng hộ.

Từ khi Bảo Đại thoái vị và trở về làm "Công dân Vĩnh Thụy", thì bà Nam Phương ăn mặc rất giản dị. Tuy ăn mặc giản dị nhưng trông bà vẫn có nét đẹp và sang trọng như trước. Nhưng hôm đến khai mạc "Tuần lễ vàng" thì người ta rất ngạc nhiên tại sao hôm nay bà Nam Phương lại ăn mặc rất sang trọng.

Quần áo dài với khăn vàng trên đầu, lại đeo chiếc kiềng vàng trên cổ, hai tai cũng đeo bông vàng, hai cổ tay cũng đeo hai đôi xuyến vàng. Mười ngón tay có mười chiếc nhẫn. Mấy bà mệnh phụ đi theo lấy làm lạ về cách trang sức của Nam Phương, nên họ khẽ hỏi bà:

- Bây giờ cách mạng rồi, Ngài còn ăn diện làm chi rứa?

Bà Nam Phương im lặng không nói gì.

"Tuần lễ vàng" khai mạc vào ngày 17 tháng 9 năm 1945 bên bờ phía nam sông Hương. Khi bà Nam Phương vừa tới thì lễ khai mạc bắt đầu. Dược sĩ Phạm Doãn Điềm là Trưởng ban tổ chức "Tuần lễ vàng", đã mời bà Nam Phương hưởng ứng đầu tiên ủng hộ.

Bà Nam Phương được hướng dẫn tới một chiếc bàn có trải tấm vải đỏ. Bà dừng lại bên chiếc bàn và từ từ cởi bỏ chiếc kiềng, đôi bông tai, đôi xuyến vàng và mười chiếc nhẫn vàng mà bà đã tháo ra từ mười ngón tay, rồi tất cả những thứ quý kim trên bà Nam Phương đặt vào mặt bàn.

Người thư ký ngồi ở bàn kiểm kê xong và ghi một tờ biên nhận có chữ ký của ông dược sĩ Phạm Doãn Điềm, Trưởng ban tổ chức.

Đến lúc này, mấy bà mệnh phụ đi theo mới hiểu rõ nguyên nhân tại sao hôm nay bà Nam Phương ăn vận khác thường với những đồ trang sức đầy trên người. Khi bà Nam Phương đã làm xong nhiệm vụ, mọi người chứng kiến đều vỗ tay hoan hô bà nhiệt liệt. Bà Nam Phương được gắn một huy hiệu có in hình cờ đỏ sao vàng.

Sau đó ông Trần Hữu Dực mời bà Nam Phương làm chủ tọa "Tuần lễ vàng" tại Huế, từ hôm đó đến ngày 24/9/1945 mới bế mạc. Vì bà Nam Phương đứng chủ tọa nên sau đó nhiều bà mệnh phụ tại Huế đã theo gương bà Nam Phương tới hưởng ứng.

Kết quả "Tuần lễ vàng" tại Huế đã nhận được 925 lượng vàng. Người thứ nhì đóng góp nhiều là ông Nguyễn Duy Quang (cựu Ngự tiền văn phòng của Hoàng đế Bảo Đại trước đó) đã ủng hộ 42 lượng; người thứ ba là ông Ưng Quang 40 lượng.

Ngoài việc đứng chủ tọa "Tuần lễ vàng", bà Nam Phương còn kêu gọi mọi người hãy giúp đỡ quần áo, chăn màn để giúp những người lao động nghèo đang thiếu mặc bởi mùa đông gió rét tại miền Trung đang diễn ra.

Bà Nam Phương cũng tuyên bố với mấy nhà báo khi phỏng vấn bà như sau: "Tôi rất vui mừng và cám ơn Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đối đãi rất tử tế với gia đình chúng tôi.

Chúng tôi rất vui mừng thấy chị em đã tiến rất mau trên con đường cứu nước. Từ trong nội mới dọn sang, nhà cửa xếp đặt chưa xong, hiện nay tôi chưa làm gì được nhiều, song nay mai khi nào chị em có việc gì cần đến tôi, tôi sẽ rất sung sướng mà gánh lấy một phần công việc." (Theo báo Quyết Tiến ngày 18/9/1945).

Tại Huế, không những bà Nam Phương không những tích cực hưởng ứng "Tuần lễ vàng" mà con viết một bức thư ngỏ gửi các bạn bè năm châu để báo cáo về độc lập tự do của nước Việt Nam mới giành được nền độc lập.

Bức thư ngỏ này, bà Nam Phương gửi cho các bạn bè ở châu Âu, nó như một thông điệp để tố cáo sự trở lại của quân đội Pháp tại Nam Bộ, làm đổ máu nhân dân Việt Nam.

Tờ Thông điệp này được đăng trong cuốn sách mang tựa "Ho-Chi-Minh Abd El-Krim" của Jean Renaud, và do Guy Boussac xuất bản năm 1949 tại Paris, và sau này cuốn "BAO DAI ou les dernies jours de l'Empire d' Annam" của tác giả D.Grandclément cũng có in lại. Thông điệp này được viết và gửi đi ngày 18/11/1945, nội dung như sau:

"Nước Việt Nam đã thoát khỏi ách nô lệ... Chính phủ Lâm thời Dân chủ Cộng hòa đã thành lập. Chồng tôi, ông Vĩnh Thụy tức cựu Hoàng đế Bảo Đại đã từng tuyên bố: "Vui lòng làm dân một nước tự do hơn làm vua một nước nô lệ" nên đã đồng ý thoái vị.

Tôi cũng đã đồng ý với chồng tôi, nên chồng tôi đã làm Cố vấn trong Chính phủ Lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Riêng tôi, tôi cũng đã cùng với các chị em phụ nữ giúp nhiều việc trong công việc xã hội ở nước chúng tôi.

Chúng tôi chỉ đinh ninh phụng sự cho Tổ quốc của chúng tôi. Nhưng từ lâu nay bọn thực dân Pháp được sự che chở của phái bộ Anh đã xâm chiếm đất nước chúng tôi và miền Nam của nước Việt Nam hiện giờ, nơi chôn rau cắt rốn của tôi đang bị chìm đắm trong khói lửa.

Đồng bào chúng tôi trong ấy có cả thân quyến của tôi bị giết, bị hành hạ bởi sự tham tàn của bọn người xâm lược.

Những bạn bè của tôi ở nhiều nước châu Âu, các ông các bà đã quen biết tôi, tất cả những người yêu chuộng tự do công lý, các người kêu gọi chính phủ của các người cương quyết can thiệp để ngăn cản bàn tay đẫm máu của thực dân Pháp ở miền Nam nước Việt Nam là các người đã làm ơn cho dân tộc chúng tôi, làm ơn cho tất cả phụ nữ chúng tôi và cho cả tôi nữa.

Các người hãy tin chắc chắn rằng mối cảm tình nồng nàn của dân tộc chúng tôi, của riêng tôi đối với các người sẽ nhờ đó mà tồn tại mãi mãi.

Thay mặt cho mười ba triệu bạn gái của nước Việt Nam, một lần nữa tôi kêu gọi lòng bác ái nhân đạo của các người. Tôi mong mỏi các người không để cho chúng tôi phải thất vọng."

Bà Vĩnh Thụy

Cựu Hoàng hậu Nam Phương.

Năm 1946, trong chuyến đi cùng phái đoàn Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa sang Trung Quốc, Bảo Đại đã ở lại nước ngoài. Cũng trong năm 1946, Pháp theo chân đồng minh trở lại Việt Nam. Toàn quốc lại bước vào một bước ngoặt mới của lịch sử: nhất tề đứng dậy kháng chiến.

Súng lại nổ vang ở Huế, bà Nam Phương và các con phải vào trú ẩn trong nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế rồi sau đó được Pháp đem sang Pháp từ năm 1947. Bảo Đại được Pháp đem về làm Quốc trưởng cho đến năm 1953, chiến tranh giữa ta và Pháp đến hồi quyết liệt.

Trên khắp các mặt trận quân ta thắng lớn buộc chúng phải tăng viện thêm. Năm 1954, trong trận Điện Biên Phủ lịch sử, Pháp thất bại nặng nề buộc chúng phải ngồi vào bàn đàm phán.

Hiệp định đình chiến Genève 1954 được ký kết, lấy sông Bến Hải tạm thời làm ranh giới. Đất nước ta lại chia làm hai miền, miền Bắc độc lập, miền Nam đặt dưới sự chi phối của Pháp và sau này của Mỹ.

Trong thời gian này bà và gia đình sang định cư tại Pháp. Cựu Hoàng sống ở Paris, còn bà sống trong một ngôi nhà tại Chadrignac ngoại ô Paris. Tại đây bà chỉ sống một mình cho đến năm 1963 bà đột ngột mất khi bên cạnh không lấy một người thân, hưởng dương 49 tuổi.

Lăng bà hiện nay ở Chadrignac, phía trước có một tấm bia khá lớn, chính giữa bia có một dòng viết bằng chữ Hán theo lối chân phương: " Đại Nam Nam Phương Hoàng hậu Chi Lăng".

Đại tá Đặng Việt Thủy

Theo giaoduc

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Việt Nam nói về phán quyết của tòa án tại Seoul vụ thảm sát ở Quảng NamViệt Nam nói về phán quyết của tòa án tại Seoul vụ thảm sát ở Quảng Nam
20:18:21 22/01/2025
Kỷ luật bí thư xã tự ý tháo máy lạnh cơ quan đem về nhà sử dụngKỷ luật bí thư xã tự ý tháo máy lạnh cơ quan đem về nhà sử dụng
19:42:07 22/01/2025
Củng cố hồ sơ để xử lý TikToker có nồng độ cồn, livestream khi bị cảnh sát giao thông kiểm traCủng cố hồ sơ để xử lý TikToker có nồng độ cồn, livestream khi bị cảnh sát giao thông kiểm tra
21:32:51 23/01/2025
Cháy nhà ở Hà Nội, 4 người mắc kẹt được giải cứuCháy nhà ở Hà Nội, 4 người mắc kẹt được giải cứu
20:18:36 23/01/2025
CSGT Hà Nội lắp bảng mức phạt của Nghị định 168 tại cột đèn giao thôngCSGT Hà Nội lắp bảng mức phạt của Nghị định 168 tại cột đèn giao thông
16:23:21 22/01/2025
Cảnh sát Liên Hiệp Quốc bổ nhiệm sĩ quan công an Việt Nam làm chánh văn phòng cố vấnCảnh sát Liên Hiệp Quốc bổ nhiệm sĩ quan công an Việt Nam làm chánh văn phòng cố vấn
07:08:06 23/01/2025
Ô tô bẹp dúm sau vụ va chạm trên quốc lộÔ tô bẹp dúm sau vụ va chạm trên quốc lộ
17:20:26 22/01/2025
Hà Nội yêu cầu công an điều tra vụ tai nạn giao thông khiến 3 người tử vongHà Nội yêu cầu công an điều tra vụ tai nạn giao thông khiến 3 người tử vong
21:14:56 22/01/2025

Tin đang nóng

Không phải Trấn Thành - Hà Hồ, đây mới là người đứng sau tiết mục gây bão mạng của Minh HằngKhông phải Trấn Thành - Hà Hồ, đây mới là người đứng sau tiết mục gây bão mạng của Minh Hằng
06:52:25 24/01/2025
Thêm 1 cặp sao Việt bị đồn phim giả tình thật, công khai khóa môi trước hàng trăm người khiến ai cũng sốcThêm 1 cặp sao Việt bị đồn phim giả tình thật, công khai khóa môi trước hàng trăm người khiến ai cũng sốc
07:30:24 24/01/2025
'Hoàng tử' Barron Trump gây sốt trong lễ nhậm chức của cha'Hoàng tử' Barron Trump gây sốt trong lễ nhậm chức của cha
06:41:33 24/01/2025
2 sao nữ Vbiz nhất quyết "không đội trời chung": Lơ nhau ra mặt, công khai từ chối chụp ảnh cùng!2 sao nữ Vbiz nhất quyết "không đội trời chung": Lơ nhau ra mặt, công khai từ chối chụp ảnh cùng!
06:48:39 24/01/2025
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Trấn Thành gây sốt vì "cưa sừng làm nghé", 1 nàng hậu xinh như công chúa xé truyện bước raThảm đỏ hot nhất hôm nay: Trấn Thành gây sốt vì "cưa sừng làm nghé", 1 nàng hậu xinh như công chúa xé truyện bước ra
07:25:14 24/01/2025
Vừa nhận thưởng Tết, con dâu chưa kịp vui đã choáng với yêu cầu của mẹ chồngVừa nhận thưởng Tết, con dâu chưa kịp vui đã choáng với yêu cầu của mẹ chồng
08:52:34 24/01/2025
Cưỡng bức rồi chi 14 tỷ bịt miệng nạn nhân, sao nam quốc dân đột ngột giải nghệCưỡng bức rồi chi 14 tỷ bịt miệng nạn nhân, sao nam quốc dân đột ngột giải nghệ
06:42:31 24/01/2025
Em gái Trấn Thành vướng tin hẹn hò bí mật, nay công khai dự sự kiện với sao nam liền bị soi cử chỉ đáng ngờEm gái Trấn Thành vướng tin hẹn hò bí mật, nay công khai dự sự kiện với sao nam liền bị soi cử chỉ đáng ngờ
08:01:20 24/01/2025

Tin mới nhất

CSGT chặn đường tài xế xe chạy đêm... mời cà phê

CSGT chặn đường tài xế xe chạy đêm... mời cà phê

07:30:05 24/01/2025
Theo đó, Trạm CSGT Krông Búk chọn địa điểm tại km94, huyện Ea H leo, làm nơi kiểm soát các phương tiện lưu thông ban đêm về hàng hóa, hành khách và mời cà phê, nước trà miễn phí cho các tài xế.
Nhồi nhét khách, tài xế xe khách có thể bị phạt tới 75 triệu đồng

Nhồi nhét khách, tài xế xe khách có thể bị phạt tới 75 triệu đồng

07:21:45 24/01/2025
Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ có quy định về lỗi xe khách chở quá số lượng người.
Dựng cây nêu đón Tết, nhiều người bị điện giật nằm la liệt

Dựng cây nêu đón Tết, nhiều người bị điện giật nằm la liệt

07:17:43 24/01/2025
Tối 22/1, ông Phan Hữu Sơn, Chủ tịch UBND phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy, thành phố Huế cho biết, nhiều người dân địa phương bị điện giật trong lúc dựng cây nêu trước nhà.
Giá vé xe khách ở Đắk Lắk tăng gấp rưỡi

Giá vé xe khách ở Đắk Lắk tăng gấp rưỡi

20:37:16 23/01/2025
Sáng nay 23/1 (24 tháng Chạp âm lịch), anh Lương Văn Toản cùng con gái ra bến xe khách liên tỉnh Đắk Lắk để bắt xe ô tô về Hà Nội. Anh cho biết, rất may anh đã mua được cặp vé cuối cùng của chuyến xe chuẩn bị khởi hành.
Vụ 4 ngư dân mất tích trên biển: Tìm thấy thi thể 1 thuyền viên

Vụ 4 ngư dân mất tích trên biển: Tìm thấy thi thể 1 thuyền viên

20:31:06 23/01/2025
Đến khoảng 15 giờ 45 phút cùng ngày, thi thể nạn nhân đã được đưa vào bờ, bàn giao cho gia đình đưa về quê mai táng theo phong tục địa phương.
Xả nước thải ra môi trường vượt quy chuẩn, phạt 4 nhà hàng 525 triệu đồng

Xả nước thải ra môi trường vượt quy chuẩn, phạt 4 nhà hàng 525 triệu đồng

20:21:01 23/01/2025
Ngày 23/1, Công an tỉnh Kiên Giang đã tống đạt các quyết định xử phạt đối với 4 cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà hàng về hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải .
Hiện trường vụ xe khách đâm sập cổng nhà dân lúc nửa đêm

Hiện trường vụ xe khách đâm sập cổng nhà dân lúc nửa đêm

11:05:29 23/01/2025
Cú tông mạnh đã khiến phần đầu xe khách kính vỡ tan tành, các bộ phận khác móp méo, hư hỏng nặng, tài xế và 1 hành khách bị thương đang được cấp cứu tại bệnh viện.
Công an xuất hiện, hết cảnh trên bờ thả cá, dưới sông chờ bắt

Công an xuất hiện, hết cảnh trên bờ thả cá, dưới sông chờ bắt

19:20:29 22/01/2025
Sự có mặt của cán bộ công an tại điểm thả cá chép tiễn ông Táo chầu trời ở thành phố Vinh (Nghệ An) khiến cảnh trên bờ thả, dưới sông chờ bắt chấm dứt.
Vượt xe trên cầu có một làn đường bị phạt tới 6 triệu đồng

Vượt xe trên cầu có một làn đường bị phạt tới 6 triệu đồng

17:38:40 22/01/2025
Theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, nếu đang ở trên cầu hẹp có một làn đường, tài xế ô tô không được phép vượt. Tài xế vi phạm sẽ bị phạt 4-6 triệu đồng.
Tai nạn trên cao tốc Long Thành - Dầu Giây, ùn tắc dài đến tận TPHCM

Tai nạn trên cao tốc Long Thành - Dầu Giây, ùn tắc dài đến tận TPHCM

09:15:42 22/01/2025
Vụ cháy xe đầu kéo và tai nạn liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây khiến dòng xe về các tỉnh miền Trung ùn tắc kéo dài hàng chục km.
Tai nạn liên hoàn ở Mộc Châu, xe khách biến dạng

Tai nạn liên hoàn ở Mộc Châu, xe khách biến dạng

12:16:17 21/01/2025
Vụ tai nạn giao thông liên hoàn xảy ra trên quốc lộ 6 đoạn qua thị xã Mộc Châu (Sơn La) khiến xe khách biến dạng.
Bé trai 3 tuổi mất tích ở Tiền Giang đã tử vong do đuối nước

Bé trai 3 tuổi mất tích ở Tiền Giang đã tử vong do đuối nước

11:10:41 21/01/2025
Một bé trai 3 tuổi bị mất tích ở ấp Tây Hòa, xã Tam Bình, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang được xác định đã tử vong do đuối nước.

Có thể bạn quan tâm

Xả súng tại trường học ở Tennessee khiến 2 người thiệt mạng

Xả súng tại trường học ở Tennessee khiến 2 người thiệt mạng

Thế giới

09:34:11 24/01/2025
Các nạn nhân bao gồm một nữ sinh và chính nghi phạm vụ xả súng. Ngoài ra, có hai học sinh khác bị thương, một người bị vết đạn sượt qua và người còn lại không phải bị thương do trúng đạn mà do ngã.
Đi về miền có nắng - Tập 14: Khoa bị vợ tác động vật lý, vừa bị đánh vừa bị chửi

Đi về miền có nắng - Tập 14: Khoa bị vợ tác động vật lý, vừa bị đánh vừa bị chửi

Phim việt

09:28:39 24/01/2025
Thấy Khoa mãi không làm xong việc, vợ Khoa đã thẳng tay tát vào mặt hắn một cú trời giáng và chửi hắn như tát nước vào mặt.
Biếu thông gia thùng táo quý, bố tôi giận dỗi khi biết họ bỏ không ăn

Biếu thông gia thùng táo quý, bố tôi giận dỗi khi biết họ bỏ không ăn

Góc tâm tình

09:28:38 24/01/2025
Sắp Tết đến nơi rồi mà bố tôi vẫn nhất quyết tuyệt giao với thông gia. Quanh đi quẩn lại chỉ còn 1 tuần nữa là Tết. Mấy hôm nay tôi xoay như chong chóng, chạy khắp mọi nơi để mua đồ
Sao Hàn 24/1: Song Hye Kyo tiết lộ bí quyết giảm cân, Rosé gặp 'sóng gió'

Sao Hàn 24/1: Song Hye Kyo tiết lộ bí quyết giảm cân, Rosé gặp 'sóng gió'

Sao châu á

09:20:36 24/01/2025
Song Hye Kyo chia sẻ bí quyết giữ dáng, giảm cân ở tuổi 43; Rosé (BlackPink) vướng vào tranh cãi vì một hợp tác mới.
Trước Hồng Nhung, nhiều sao Việt từng chiến đấu với bệnh ung thư

Trước Hồng Nhung, nhiều sao Việt từng chiến đấu với bệnh ung thư

Sao việt

09:18:48 24/01/2025
Không riêng Diva Hồng Nhung, nhiều sao Việt như Hari Won, Lan Ngọc, NSND Hoàng Cúc... cũng từng mắc ung thư nhưng đều mạnh mẽ vượt qua.
Dân tình "kêu trời" vì đặt mua lightstick của Jack gần nửa năm không thấy tăm hơi, thêm phẫn nộ vì 1 động thái

Dân tình "kêu trời" vì đặt mua lightstick của Jack gần nửa năm không thấy tăm hơi, thêm phẫn nộ vì 1 động thái

Nhạc việt

09:06:09 24/01/2025
Ekip Jack cần đưa ra phản hồi cụ thể về tình hình trả lightstick cho người mua hàng, nếu không, cần có lời giải thích xác đáng và chính sách hoàn tiền cho người mua
Du khách thích thú ngắm hoa tớ dày nhuộm hồng Mù Cang Chải

Du khách thích thú ngắm hoa tớ dày nhuộm hồng Mù Cang Chải

Du lịch

08:31:07 24/01/2025
Mỗi độ hoa Tớ dày bung nở, người dân tộc Mông ở Mù Cang Chải (Yên Bái) biết rằng đây là lúc đất trời chuyển mình sang Xuân.
Phim Trung Quốc tưởng không hay mà hay không tưởng: Netizen khen xuất sắc nhất đầu 2025, nữ chính diễn phong thần viral khắp MXH

Phim Trung Quốc tưởng không hay mà hay không tưởng: Netizen khen xuất sắc nhất đầu 2025, nữ chính diễn phong thần viral khắp MXH

Phim châu á

08:29:00 24/01/2025
Thời điểm hiện tại, màn ảnh Hoa ngữ đang có một bộ phim hay xuất sắc được khen ngợi khắp mạng xã hội, đó là Tẩy Trắng.
Nam thần Vbiz gây sốc vì nhìn như người rừng, diện mạo xấu đến mức netizen nhận không ra

Nam thần Vbiz gây sốc vì nhìn như người rừng, diện mạo xấu đến mức netizen nhận không ra

Hậu trường phim

08:26:33 24/01/2025
Nổi tiếng bởi vẻ đẹp trai nhưng thời gian gần đây, Lãnh Thanh lại liên tục khiến dân tình hoang mang bởi xuất hiện với diện mạo vô cùng khó hiểu.
Khởi tố nhóm nhận tiền mua búp bê Baby Three nhưng không giao hàng

Khởi tố nhóm nhận tiền mua búp bê Baby Three nhưng không giao hàng

Pháp luật

07:51:32 24/01/2025
Nhóm thanh thiếu niên dùng chiêu thức rao bán Baby Three trên mạng xã hội, lần đầu khách liên hệ mua, những người này nhận chuyển khoản và giao hàng để tạo lòng tin.
Lần này thì cư dân mạng khó chê được Ý Nhi

Lần này thì cư dân mạng khó chê được Ý Nhi

Phong cách sao

07:45:39 24/01/2025
Kể từ khi đăng quang, Ý Nhi là một trong những nàng hậu thường xuyên nhận nhiều ý kiến trái chiều từ cộng đồng mạng từ sắc vóc đến đời tư.