Đấu tranh chống buôn lậu: Sớm khắc phục những ‘lỗ hổng’
Thời gian qua, công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa nhập lậu vẫn bộc lộ nhiều sơ hở. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong kết quả đấu tranh là do các quy định về đấu tranh chống hàng lậu, gian lận thương mại (GLTM) dù tương đối đầy đủ, nhưng vẫn còn những quy định chồng chéo, thiếu cụ thể…
Một vụ buôn lậu điện thoại và linh kiện bị phát hiện.
Theo Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, GLTM và hàng giả (BCĐ 389) TP Hà Nội, tình hình buôn lậu và tội phạm vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ở nước ta tiếp tục tăng cả số vụ việc lẫn tính chất, mức độ… gây nhiều khó khăn cho các lực lượng chức năng trong công tác đấu tranh. Đáng chú ý, hiện nay đã xuất hiện những thủ đoạn buôn lậu mới như lợi dụng phương thức tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công để buôn lậu; lợi dụng vận chuyển hàng hóa bằng container và kiểm hàng tại kho của doanh nghiệp để xuất hoặc nhập lậu, thuê các toa tàu hàng của đường sắt có niêm phong kẹp chì, gửi hàng lậu qua đường bưu điện; gia cố thêm các hầm, vách ngăn trên xe ô tô để cất giấu hàng nhập lậu qua mặt lực lượng chức năng…; song hệ thống pháp luật về vấn đề này vẫn còn nhiều bất cập. Các văn bản pháp luật mặc dù được ban hành và tổ chức thực hiện, nhưng chưa tính hết những yếu tố mới có thể xảy ra; nhiều quy định chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn nhau tạo ra những kẽ hở về pháp luật.
Ngoài ra, việc thiếu một hệ thống dữ liệu chung về các quyết định xử lý vi phạm hành chính đã ban hành, thông tin về đối tượng vi phạm cũng gây khó khăn trong việc xác định các tình tiết xử lý. Hơn nữa, dù luật đã quy định cụ thể về thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nhưng trên thực tế việc cưỡng chế khó thực hiện do chưa có những hướng dẫn cụ thể, nên đối tượng vi phạm không chấp hành quyết định cũng không bị xử lý mà tiếp tục tái phạm, ảnh hưởng đến sự nghiêm minh của pháp luật. Đơn cử như, trong một vụ việc xử lý đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) phát hiện đối tượng sử dụng hóa đơn lập khống, hóa đơn quay vòng hoặc hóa đơn giả để hợp thức hóa cho số hàng đã bị kiểm tra.
Như vậy, lực lượng QLTT đang kiểm tra có thể lập biên bản vi phạm hành chính về hai hành vi trên, nhưng do không có thẩm quyền về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa đơn, nên vụ việc phải chuyển chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền nơi xảy ra vi phạm ban hành quyết định xử phạt. Song, căn cứ Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24-9-2013 của Chính phủ thì chủ tịch UBND các cấp không được quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa đơn, còn đối tượng vi phạm vẫn “nhởn nhơ” không bị xử lý. Thêm vào đó, một trong những tồn tại gây ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác đấu tranh chống buôn lậu, GLTM, hàng giả còn xuất phát từ ý thức của người dân khi không ít người vì lợi ích cá nhân sẵn sàng tiếp tay, che giấu cho các đối tượng buôn lậu, sản xuất hoặc tiêu thụ hàng giả, hàng lậu…
Video đang HOT
Tại buổi làm việc với Đoàn công tác liên ngành do Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện việc kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật về chống buôn lậu, GLTM và hàng giả trên địa bàn thành phố mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn cho biết, để khắc phục những tồn tại, hạn chế trên, cần xác định rõ phổ biến tuyên truyền là một trong những giải pháp quan trọng, chủ yếu. Qua đó, góp phần tạo nên những chuyển biến căn bản về ý thức tôn trọng pháp luật trong nhân dân, cán bộ và công chức nhà nước. BCĐ 389 TP Hà Nội kiến nghị Chính phủ sớm sửa đổi, bổ sung các Nghị định: 185/2013/NĐ-CP, 97/2013/NĐ-CP, 59/2006/NĐ-CP theo hướng phù hợp với các quy định mới trong luật; chỉ đạo các lực lượng liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát đấu tranh chống buôn lậu, GLTM tại các cửa khẩu biên giới, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không quốc tế… nhằm ngăn chặn tội phạm ngay từ các cửa khẩu biên giới, hạn chế tối đa hàng hóa nhập lậu được thẩm lậu qua các cửa khẩu biên giới vận chuyển về Hà Nội. Các bộ, ngành chức năng cần sớm nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định tại Thông tư 60/2011/TTLT-BTC-BCT-BCA hướng dẫn chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường để khắc phục tình trạng hợp thức hóa hàng nhập lậu; ban hành các quy định mức giới hạn cho phép đối với các chỉ tiêu an toàn thực phẩm làm căn cứ để xử lý vi phạm hành chính…
Theo_Hà Nội Mới
"Thần dược" vảy tê tê: Đại gia đốt tiền theo tin đồn
Mới đây nhất, cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) cùng các lực lượng chức năng khám xét container số hiệu WHLU191192 đang nằm tại cảng Tiên Sa (TP.Đà Nẵng) phát hiện hơn 220 bao chứa ngà voi và vảy tê tê núp bóng trong các bao hàng đậu đỏ.
Trao đổi với PV vào sáng 31/8, đại diện cục Điều tra chống buôn lậu xác nhận đang tiếp tục điều tra làm rõ nguồn gốc và chủ nhân của lô hàng trên. Thế nhưng, những lời đồn về tác dụng chữa bệnh thần kỳ của vảy tê tê như: Chữa ung thư, tiểu đường, bổ thận tráng dương... đang khiến cho nhiều người sẵn sàng bỏ cả "núi tiền" để săn lùng về dùng. Nó đã đẩy loài động vật trên vào con đường tuyệt chủng. Tuy nhiên, công dụng của loại "thần dược" này lại không phải như vậy.
Bỏ tiền triệu mua tin đồn
Hiện nay, tác dụng của vảy tê tê đang được bao phủ bởi lớp lớp tin đồn khiến cho nhiều người mắc lừa và sẵn sàng bỏ tiền triệu để mua về với hy vọng có thể chữa khỏi bệnh. Nhiều người coi vảy tê tê là "thần dược" có thể chữa bệnh ung thư, tiểu đường, các khối u, tăng cường bản lĩnh đàn ông... khiến giá mặt hàng này cao ngất ngưởng. Theo tìm hiểu của PV báo ĐS&PL, mặt hàng vảy tê tê tại TP.HCM có mức giá khá cao so với thời gian trước đây do nguồn cung khan hiếm. Những người có nhu cầu mua loại "thần dược" này để chữa bệnh phải đặt hàng trước từ các đầu nậu.
Vảy tê tê được nhiều người tìm mua để chữa bệnh.
Tiết lộ thông tin với PV, một đầu nậu chuyên mua bán tê tê tại các tỉnh phía Nam có biệt danh là B. "tê tê" cho hay: "Gần 1 năm trở lại đây, mặt hàng tê tê tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam vô cùng khan hiếm do nguồn cung ít và các cơ quan chức năng siết chặt việc quản lý. Hiện tại một con tê tê nặng khoảng 4kg có giá khoảng 7-8 triệu đồng/con, còn vảy của nó cũng có giá không dưới 6 triệu đồng/kg. Nếu khách hàng mua một con tê tê sống, nặng khoảng 4kg thì phải trả tổng số tiền từ 13 tới 14 triệu đồng". Khi hỏi về những loại tê tê được bán trên thị trường hiện nay có nguồn gốc trong nước hay nhập từ nước ngoài, thì B. tê tê cho biết: "Hàng tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam chủ yếu nhập từ Campuchia và các nước châu Phi về. Tiếp cận nguồn hàng này chủ yếu là các đầu nậu lớn, sau đó sẽ phân phối cho các cấp dưới để bán cho người dân".
Mặc dù buôn bán mặt hàng này nhưng chủ đầu nậu trên cũng rất mơ hồ về tác dụng của vảy tê tê, B. "tê tê" bày tỏ: "Hiện nay, những người tìm mua vảy tê tê chủ yếu dùng để chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh nan y. Tôi không rõ công dụng của vảy tê tê thế nào nhưng do thấy nhu cầu lớn nên tôi mới tìm cách nhập về để kinh doanh".
Tiếp tục tìm đến những cửa hàng bán dược liệu trên địa bàn TP.HCM, PV ghi nhận tình hình kinh doanh mặt hàng này khá nhộn nhịp. Tại một cửa hàng chuyên cung cấp mặt hàng vảy tê tê tại Q.5, TP.HCM, bà chủ tên L. tiết lộ: "Tại cửa hàng của tôi, vảy tê tê đã qua sơ chế được chiên chín có giá 8-9 triệu đồng/kg, còn vảy tê tê thô chưa qua chế biến có giá 12-13 triệu đồng/kg". Trong khi đó, tại một cửa hàng dược liệu tại quận 10 (TP.HCM) thì giá vảy tê tê cao hơn một chút". Ông chủ cửa hàng tên Bảo nói: "Vảy tê tê chiên chín có giá 10 triệu đồng/kg, chưa chiên có giá 13 - 14 triệu đồng/kg. Muốn mua bao nhiêu chúng tôi đều có sẵn".
Thực tế trên đã phần nào cho thấy, mặc dù bị kiểm soát rất chặt chẽ trong việc vận chuyển, buôn bán nhưng vảy tê tê vẫn được các tay buôn săn lùng ráo riết. Chỉ tính trong vòng tháng 8/2015, cơ quan chức năng đã bắt giữ hai vụ vận chuyển vảy tê tê với số lượng lớn. Ngày 15/8/2015, chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP.HCM) đã bắt giữ lô hàng 42,2kg vảy tê tê. Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất xác định lô hàng này có nguồn gốc từ Nigeria, qua Thổ Nhĩ Kỳ rồi nhập về Việt Nam. Lô hàng vảy tê tê này được khai báo là đồ dùng cá nhân nhưng hiện tại vẫn chưa xác minh được ai là chủ của lô hàng này.
Chỉ chữa được tắc tia sữa, vết lở loét, mụn nhọt
Trước những thông tin gây hoang mang dư luận về công dụng của vảy tê tê, PV đã có cuộc trao đổi với các bên liên quan nhằm đi tìm sự thật đằng sau những lời quảng cáo có cánh về loại "thần dược" này. Ông Nguyễn Xuân Lưu, Chi cục trưởng chi cục Kiểm lâm TP.HCM phân tích: "Tê tê là động vật nằm trong danh mục bị cấm mua bán, kinh doanh. Tê tê còn là động vật hoang dã, đặc biệt quý hiếm, có nguy cơ bị tuyệt chủng. Thời gian qua, nhu cầu mua bán, kinh doanh về vảy tê tê là rất lớn. Tôi khẳng định rằng, vảy tê tê và các thứ liên quan đến tê tê không có tác dụng chữa bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư như lời đồn thổi. Những thông tin đồn thổi do các đối tượng buôn bán tung ra để trục lợi".
Trao đổi về đặc tính của vảy tê tê trong đông y, lương y Vũ Quốc Trung (chủ trì phòng chẩn trị Y học cổ truyền chùa Cảm Ứng, Hà Nội) phân tích: "Trong y học cổ truyền, vảy tê tê có tên thuốc là xuyên sơn giáp, vị mặn, mùi hơi tanh, tính hơi lạnh, không độc, có tác dụng vào hai kinh can và vị, có tác dụng giải độc, tiêu viêm, giảm đau, lợi sữa... Vì thế tác dụng chính của vảy tê tê chỉ là chữa tắc tia sữa, chữa vết lở loét, mụn nhọt. Ngoài ra không có tác dụng gì khác cả. Tuy nhiên, với những căn bệnh trên thì có nhiều thuốc chữa được tốt hơn vảy tê tê. Ví dụ chữa tắc tia sữa thì có thể dùng các thuốc như bồ công anh, bạch truật... để thay thế. Do đó bỏ tiền triệu để mua vảy tê tê chữa bách bệnh là không cần thiết. Đối với những bệnh nan y thì vảy tê tê hoàn toàn không có tác dụng".
Là một chuyên gia nghiên cứu nhiều năm về tê tê, thạc sỹ Nguyễn Tấn Thanh, chuyên gia động vật học tại TP.HCM khẳng định: "Thực tế cho thấy, y học hiện đại không hề dùng sừng, vảy, thịt tê tê làm thuốc chữa bệnh. Bên cạnh đó, cũng không có chứng cứ khoa học nào chứng minh vảy tê tê, đặc biệt là sừng tê tê chữa được bệnh ung thư. Qua báo ĐS&PL, tôi xin khẳng định các "thần dược" như vảy tê tê, sừng tê tê, cao hổ cốt... chỉ là những lời đồn đại, truyền miệng mà thôi".
Trong khi đó, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, chuyên gia trong lĩnh vực sinh học cho rằng: "Thực chất những lời đồn đại trên có thể bắt nguồn từ phường buôn động vật hoang dã. Chúng đơm đặt thái quá nhằm nâng giá trị của con vật. Càng có nhiều người "thần tượng" tê tê thì loài này càng lên giá, giá thị trường mỗi con tê tê lên đến hơn 10 triệu đồng trong khi mua tại rừng từ cánh phường săn chỉ chưa đến 2 triệu đồng. Chính lợi nhuận kếch sù ấy đã thúc đẩy cánh phường săn, dân buôn tích cực săn lùng, phịa đủ thứ chuyện ly kỳ về sức mạnh của loài tê tê để dễ bề dụ khách. Sách đỏ Việt Nam hiện xếp tê tê vào nhóm V (nhóm động vật nguy cấp, có nguy cơ tuyệt chủng). Vì thế buôn bán động vật này là hành vi vi phạm pháp luật".
Dùng móng lợn giả làm vảy tê tê Theo chia sẻ của lương y Vũ Quốc Trung thì trên thị trường hiện nay, tỉ lệ người mua phải vảy tê tê giả là rất cao. "Tôi đảm bảo hầu hết người mua đều sẽ mua phải hàng chất lượng thấp chứ không có hàng thật. Bởi lẽ hiện nay nhiều đối tượng hay dùng móng lợn, nướng lên trông rất giống với vảy tê tê. Hơn nữa, móng lợn cũng có tác dụng lợi sữa nên người tiêu dùng chắc chắn không thể phát hiện ra nếu tỉ lệ pha trộn phù hợp", lương y Trung nói.
Theo_VietNamNet
Liên tiếp bắt giữ và tiêu hủy hàng mỹ phẩm nhập lậu Từ chiều qua đến trưa nay, Đội chống buôn lậu-Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang phối hợp với Phòng CSGT đã liên tiếp phát hiện, thu giữ và tiêu hủy nhiều mặt hàng mỹ phẩm nhập lâu từ nước ngoài, không có hóa đơn chứng từ được vận chuyển qua địa bàn tỉnh. Khoảng 12h30 trưa nay (17/7), tại Quốc...