Dấu tích miệng núi lửa cổ gần bờ ở Quảng Ngãi
Miệng núi lửa cổ còn nguyên vẹn, nằm sát bờ ở thắng cảnh Ba Làng An ( Quảng Ngãi) rộng 30 m2, được các chuyên gia đánh giá là di sản địa chất hiếm hoi thế giới.
Nằm cách thành phố Quảng Ngãi 30 km về hướng đông bắc, vùng biển Ba Làng An lâu nay thu hút du khách bởi dấu tích miệng núi lửa cổ rộng, còn nguyên vẹn, nằm sát bờ.
Mỗi khi thủy triều rút, dấu tích miệng núi lửa dần lộ ra, nhìn từ trên cao giống như một chiếc chảo khổng lồ có miệng rộng khoảng 30 m2. Theo Tiến sĩ Phạm Quốc Quân (Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia), dấu tích miệng núi lửa này tạo nên vẻ đẹp đặc biệt hiếm có ở vùng biển đảo Việt Nam.
GS.TS Nguyễn Hoàng (Chuyên gia Viện Nghiên cứu địa chất, địa mạo, Nhật Bản) ví nơi đây là kỳ quan “Vịnh Hạ Long trầm tích núi lửa”. Địa chất vùng biển nơi đây kiến tạo từ hoạt động núi lửa có niên đại 6-11 triệu năm trước.
Bên trong dấu tích miệng núi lửa cổ chứa đầy rong rêu, cỏ và nước biển. Các nhà khoa học nhận định, miệng núi lửa cổ này dù nằm sát mực nước biển nhưng còn nguyên vẹn. Đây là tiềm năng to lớn để phát triển du lịch, thu hút khách, nhà khoa học đến tham quan lặn biển và nghiên cứu.
Lần đầu được khám phá miệng núi lửa nằm dưới mặt biển, chị Trần Thị Thùy Trang (TP HCM) cho biết: “Lần đầu tiên đặt chân đến Ba Làng An, tôi thật sự choáng ngợp trước phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ. Tôi cùng nhóm bạn bất ngờ với dấu tích miệng núi lửa cổ độc đáo gần sát bờ và có nhiều tấm ảnh ấn tượng ở nơi này”.
Dù trải qua thời gian dài bị tác động bởi sóng gió nhưng địa hình, địa vật nơi đây còn khá nguyên vẹn. Hệ địa hình sinh thái trải rộng ra khu vực xung quanh với nhiều bãi đất bazan, cột đá balad độc đáo.
Xung quanh mũi Ba Làng An, hòn Nhàn, Bàn Than (vùng biển Bình Châu) vẫn còn nhiều dấu tích lịch sử của hoạt động phun trào và kiến tạo vùng trầm tích núi lửa đặc trưng ở Việt Nam.
Video đang HOT
Với kết cấu địa chất quần thể đá bazan, đất đá ong, vết tích nham thạch núi lửa phun trào dày đặc, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam từng đề xuất xây dựng mũi đất Ba Làng An (vùng biển Bình Châu) cùng với Ghềnh đá đĩa Tuy An (Phú Yên) và quần thể bazan dạng cột thác Trinh nữ (Đăk Nông) thành công viên địa chất.
Nằm cạnh miệng núi lửa còn có ngọn hải đăng Ba Làng An cao hơn 26 m. Đứng từ trên đỉnh ngọn hải đăng nhìn xuống, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng toàn cảnh vùng biển tuyệt đẹp nơi đây.
Du khách thích thú tham gia hoạt động lặn biển bắt ốc, cá và ngắm san hô cùng ngư dân địa phương. Vùng biển nơi đây tích hợp nhiều giá trị di sản văn hóa biển, địa chất độc đáo.
Phía dưới mặt nước là “thiên đường san hô” ở Ba Làng An. Theo các nhà khảo cổ học, vùng biển Bình Châu vốn là thương cảng cổ sầm uất từ nhiều thế kỷ trước. Di chỉ hàng chục tàu cổ đắm có niên đại hàng nghìn năm trước ở vùng biển Vũng Tàu (Bình Châu) đã minh chứng điều đó. Ảnh: Duy Sinh.
Vị trí miệng núi lửa cổ ở thắng cảnh Ba Làng An. Ảnh: Google Maps.
Đến Quảng Ngãi, khám phá 'hòn đảo có hai miệng núi lửa'
Lý Sơn (hay còn gọi là Cù Lao Ré) là huyện đảo duy nhất của Quảng Ngãi, cách đất liền gần 30 km.
Trong những năm gần đây, Lý Sơn 'nổi lên' như một điểm đến thú vị, du khách không nên bỏ qua trên bản đồ du lịch biển, đảo Việt Nam.
Tại đảo Lý Sơn, núi Giếng Tiền (xã An Vĩnh) và núi Thới Lới (xã An Hải) là hai di tích quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận vào năm 2020. Đây cũng là hai trong số 10 miệng núi lửa được phát hiện tại khu vực đảo Lý Sơn.
Quá trình phun trào dữ dội của núi lửa hàng triệu năm trước đã hình thành nên những di sản địa chất độc đáo.
Ảnh chụp từ trên cao miệng núi lửa Giếng Tiền ở đảo Lý Sơn. Ảnh: Tú Thuận Hải
Hoàng hôn yên ả trên đảo Lý Sơn. Ảnh: Hoàng Trung
Bay hơn một tiếng rưỡi từ TPHCM, du khách sẽ đáp đến sân bay Chu Lai (Quảng Ngãi). Từ đây Chu Lai, du khách có thể đi taxi hoặc tiết kiệm hơn là đi xe buýt để đến cảng Sa Kỳ.
Ở cảng Sa Kỳ, du khách mua vé và làm thủ tục để ra đảo Lý Sơn. Giá vé dao động từ khoảng 300.000 đồng - 350.000 đồng/vé tùy theo loại tàu.
Cảnh biển đẹp tựa như tranh vẽ. Ảnh: Hoàng Trung
Nếu du khách không muốn tốn công xếp hàng mua vé, thì trong lúc đặt phòng khách sạn tại Lý Sơn, du khách có thể nhờ chủ nhà đặt vé; như thế, du khách chỉ cần đến quầy đọc số điện thoại sẽ lấy vé được. Từ cảng, đi tàu siêu tốc đến đảo sẽ mất khoảng 30 - 45 phút, tùy loại tàu.
Trên hải trình đến đảo Lý Sơn, du khách sẽ có dịp ngắm nhìn những cơn sóng xanh rì, dập dìu nối tiếp nhau đi mãi đến tận chân trời.
Những con cá chuồn thi nhau phóng lên trên mặt biển, vảy của chúng lóng lánh dưới tia nắng mặt trời, tạo nên khung cảnh vô cùng thích mắt.
Xa xa những con tàu đầy ắp cá của ngư dân đang quay lại bờ, sau một đêm dài mệt nhoài ngoài khơi xa.
Tàu, ghe đậu san sát nhau tại cảng biển Đông. Ảnh: Hoàng Trung
Sáng sớm hôm sau, để có thể ngắm nhìn trọn vẹn cảnh sắc tuyệt diệu của đảo Lý Sơn, du khách nên dậy sớm (khoảng 5:00 sáng) và thuê xe máy để chạy lên đỉnh núi Thới Lới.
Đỉnh núi Thới Lới là nơi mà biển và núi như hòa làm một, gió mang theo hơi biển luồn qua khe đá cứ thổi mãi chẳng ngừng.
Khung cảnh đẹp nao lòng khi đứng trên núi Thới Lới. Ảnh: Hoàng Trung
Đến Lý Sơn vào khoảng thời gian này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những bông tỏi trắng phau điểm xuyết trên cánh đồng hành xanh mướt mắt.
Mùa tỏi ở Lý Sơn có hai vụ chính là tháng 2 và tháng 5, mỗi vụ kéo dài thường hai tháng.
Nhờ có đất đai màu mỡ, mà vùng đảo nhỏ nhắn này trồng gì cũng tốt tươi. Ngoài hành, thì Lý Sơn còn trồng nhiều loại nông sản khác tùy theo mùa như: Đậu phộng, dưa, bắp,... mà nổi tiếng nhất là tỏi.
Những bông tỏi trắng thi nhau bung nở. Ảnh: Hoàng Trung
Cứ mỗi độ hè về chắc chẳng còn điều gì tuyệt diệu hơn việc được đằm mình trong làn nước biển xanh mát, xóa tan cái thời tiết oi ả, nóng bức khó chịu. Hang Câu là một nơi tuyệt đẹp khi một bên là vách núi đá dựng đứng hết sức tráng lệ, còn cạnh bên là bãi cát trắng trải dài.
Ngoài tắm biển, nhiều du khách còn đến để được trải nghiệm đi thuyền thúng hoặc lặn ngắm san hô.
Khi mà nắng đã dần dà khuất sau những áng mây rán chiều, du khách có thể di chuyển đến cổng Tò Vò để ngắm hoàng hôn.
Theo tìm hiểu, cổng được tạo ra từ quá trình phun trào của núi lửa hơn triệu năm trước. Ở đây, du khách tha hồ chụp được nhiều kiểu ảnh siêu độc đáo mà khó nơi nào có được.
Những vách đá dựng đứng, cheo leo. Ảnh: Hoàng Trung
Đến Lý Sơn, ngoài những sản vật từ biển như cá tôm, cua tươi roi rói thì du khách nên thử qua các món đặc sản nơi đây.
Đầu tiên, hãy kể đến món rong bồng bồng bóp trộn cùng nước mắm và đậu phộng, giòn rụm thêm một chút bùi bùi, mặn mặn vô cùng hút. Hay món chả cá được người dân làm từ những thớ thịt cá tươi nhất trong mẻ lưới đánh được, nấu canh hay chiên đều chẳng thể chê vì vị ngọt thanh tự nhiên.
Về Quảng Ngãi, chiêm ngưỡng núi lửa hùng vĩ ngủ yên hàng triệu năm Dấu tích những miệng núi lửa có niên đại hàng triệu năm ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi giống hệt như chiếc chảo khổng lồ nằm sừng sững giữa vùng biển khơi. Nhắc đến du lịch Lý Sơn, du khách sẽ nghĩ ngay đến những cánh đồng tỏi xanh ngút ngàn. Song, ít người biết rằng, đảo Lý Sơn là một trong...