Dấu tích đường sắt răng cưa ‘độc nhất vô nhị’ ở Việt Nam
Tuyến tàu hỏa Đà Lạt – Tháp Chàm đã đi vào lịch sử ngành công nghiệp đường sắt, khi là một trong hai cung đường sắt thế giới chạy bằng bánh răng cưa, vượt miền duyên hải lên cao nguyên ở độ cao 1.500 m.
Tuyến tàu lửa Đà Lạt – Tháp Chàm được thi công năm 1908 nối tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận. Sau 24 năm xây dựng, toàn tuyến dài 84 km hoàn thành và đưa vào hoạt động. Trong ảnh là tàu hỏa chạy trên cầu bắc qua vực sâu trên đèo Ngoạn Mục năm 1930. Ảnh: Tư liệu
Để qua được đèo dốc, người ta phải thiết kế những bánh răng cưa lắp thêm vào trong đầu máy. Tuyến đường có 16 km răng cưa, vượt độ cao 1.500 m trên mực nước biển với độ dốc thường xuyên 12%. Trong ảnh là nhà ga Đà Lạt hoàn thành 1938 – điểm cuối cùng của tuyến đường sắt răng cưa – đã được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia.
Tuyến đường này đã đi vào lịch sử ngành công nghiệp đường sắt, khi là một trong hai tuyến đường sắt thế giới (cùng với cung đường Jungfraujoch, vượt dãy Alpes ở Thụy Sĩ) chạy bằng bánh răng cưa, vượt miền duyên hải lên cao nguyên ở độ cao 1.500m. Hiện nay để phục vụ du lịch, nhà ga Đà Lạt vẫn còn lưu lại hình mẫu bánh răng cưa dùng để kéo đoàn tàu lên những con dốc cao.
Năm 1972, do chiến sự ác liệt ở miền Nam, tuyến đường sắt đã ngưng hoạt động. Giữa năm 1975, khi đất nước thống nhất, tuyến tàu hỏa hoạt động trở lại nhưng không lâu sau đó cũng phải dừng vì không hiệu quả kinh tế. Hiện chỉ còn 7 km Đà Lạt – Trại Mát còn được sử dụng với mục đích phục vụ khách du lịch.
Cách trung tâm Đà Lạt khoảng 25 km là ga Cầu Đất, nằm ở độ cao khoảng 1.600 m so với mực nước biển. Toàn tuyến đường sắt có 11 nhà ga (Lâm Đồng 7 ga, Ninh Thuận 4 ga), chạy song song với đường quốc lộ 27.
Bản tên nhà ga cùng với chữ tiếng Pháp vẫn còn lưu lại ở nhà ga Cầu Đất.
Video đang HOT
Dấu tích con đường sau hơn 40 năm tại khe núi thuộc xã Trạm Hành, TP Đà Lạt.
Trên toàn tuyến đường sắt có 5 hầm với chiều dài khoảng 600 m. Đường hầm Eo Gió (huyện Đơn Dương) hiện vẫn được người dân địa phương chạy xe máy qua lại.
Rạch tiêu nước bên trong đường hầm số 2 (TP Đà Lạt) vẫn còn khá kiên cố với lớp bêtông vững chắc.
Vùng đất D’Ran (huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) gắn liền với ga Eo Gió một thời tấp nập người lên, kẻ xuống. Ngày nay, ga Eo Gió bỏ hoang, người dân tận dụng để làm chuồng nuôi bò, tập kết nông sản.
Mố cầu đường sắt cao khoảng 30 m đứng sừng sững giữa khe núi sau vài thập kỷ bị phá bỏ. Sau khi qua cây cầu Eo Gió, đường tàu lửa sẽ băng qua rừng, đổ đèo Ngoạn Mục để xuống Ninh Thuận.
Ngày nay dấu tích đường tàu lửa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận cũng còn rất ít. Đáng kể nhất là cầu Tân Mỹ bắc qua sông Cái tại xã Mỹ Sơn (huyện Ninh Sơn), dài khoảng 300 m với 10 nhịp vẫn giữ được hình dáng ban đầu.
Sau khi bị dỡ đường ray và thanh tà vẹt, cầu Tân Mỹ hiện chỉ còn bộ khung sắt. Để hoang lâu ngày, cỏ cây mọc bao trùm cả cây cầu nổi tiếng một thời.
Khánh Hương – Hoàng Trường
Theo VNE
Mai anh đào Đà Lạt rực rỡ đón xuân
Còn hơn một tuần nữa mới đến Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, nhưng thời điểm này hoa mai anh đào đã rực hồng, mang sắc xuân về với Đà Lạt (Lâm Đồng).
Sắc mai anh đào đầy quyến rũ
Mai anh đào là loài hoa đặc trưng làm nên thương hiệu riêng của thành phố ngàn hoa Đà Lạt. Theo các vị cao niên ở thành phố này thì hoa thường nở vào mùa xuân và nở rộ vào dịp Tết Nguyên đán.
Nhiều thập kỷ qua, loài hoa có cánh mỏng manh phơn phớt hồng này cứ lặng lẽ bung hoa đón Tết và níu chân nhiều du khách gần xa. Năm nay cũng vậy, dù là năm nhuận nhưng dường như mai anh đào cũng biết "nhịn" lại một thời gian để khoe hoa đúng vào dịp Tết cổ truyền góp xuân cho phố núi.
Hồ Xuân Hương - không gian lý tưởng để ngắm mai anh đào
Mai anh đào khoe sắc trên một triền đồi Đà Lạt
Ruộng vườn Đà Lạt cũng ngập sắc hoa
Hai bên đường Trần Hưng Đạo rực sắc mai anh đào
Phố phường Đà Lạt thắm sắc hoa
Mai anh đào trên đường phố Đà Lạt
Đường phố ngợp hoa
Vào những ngày này, trên khắp các đường phố Trần Hưng Đạo, Lê Đại Hành, Hồ Tùng Mậu, Trần Phú, Phù Đổng Thiên Vương, Tương Phố, Nguyễn Du, Trần Quốc Toản, Trương Công Định,...đều đã rực rỡ sắc mai anh đào.
Trên đường Trần Hưng Đạo, dọc 2 bên đường của khu biệt thự cổ Cadasa, mai anh đào đã nở bung. Đây là một trong những địa điểm lý tưởng cho những du khách hay những đôi tình nhân để ghi lại dấu ấn của một chuyến đi hay lưu lại một kỷ niệm ngọt ngào trong mùa cưới. Chính vì vậy mà cung đường này trong những ngày qua luôn tấp nập du khách đến thưởng lãm hoa và chụp hình lưu niệm.
Nụ xuân
Đường quê rực rỡ với mai anh đào
Vẻ đẹp khó quên
Điểm nhấn ấn tượng nhất cho du khách ngắm hoa có lẽ là không gian quanh thắng cảnh hồ Xuân Hương thơ mộng. Quanh bờ hồ này, du khách có thể thả bộ, hít thở không khí trong lành để ngắm hoa, hoặc chọn cho mình những chỗ ngồi lý tưởng trong các quán cà phê ven hồ rồi chiêm ngưỡng sắc đẹp khó quên của loài hoa đầy quyến rũ này.
Còn trên các cung đường vào Đà Lạt như đường ĐT 723, đèo Ngoạn Mục, đèo D'ran, đèo Prenn hay quanh khu du lịch hồ Tuyền Lâm, Thung lũng vàng... mai anh đào đều rực hồng sắc hoa chờ đón bước chân lữ khách.
Theo iHay
Nàng tiên còn say giấc ở Lâm Đồng Dran là thị trấn nhỏ của huyện Đơn Dương, được bao quanh bởi những dãy núi cao, là miền đất hứa cho những ai muốn tìm về chốn thanh bình cho chuyến nghỉ dưỡng cuối năm. Thị trấn Dran cách Đà Lạt chừng 40 km. Có nhiều đường dẫn đến thị trấn. Có thể đi từ Đà Lạt theo hướng đèo Dran, từ...