Dấu tích cung điện 2.500 năm tuổi ở Israel
Chủ nhân cung điện cổ nhiều khả năng là vua của Vương quốc Judah hoặc một gia đình quý tộc giàu có.
Đầu cột đá được chạm khắc tỉ mỉ. Ảnh: Haaretz.
Các nhà khảo cổ khai quật 3 đầu cột đá chạm khắc kỳ công, một số bộ phận của khung cửa sổ và nhiều dấu tích khác thuộc về một cung điện nguy nga từ thời kỳ Đền thờ Thứ Nhất (thế kỷ 10-6 trước Công nguyên) ở Armon Hanatziv, Jerusalem, BBC hôm 3/9 đưa tin. Cung điện này nhiều khả năng được xây dựng khoảng thế kỷ 8-7 trước Công nguyên.
Cơ quan Cổ vật Israel (IAA) nhận xét 3 đầu cột cổ xưa ở Armon Hanatziv nằm trong số những đầu cột đẹp và ấn tượng nhất họ từng phát hiện. Các nhà khoa học cũng rất ngạc nhiên khi thấy hai trong số đó được xếp chồng lên nhau và chôn dưới đất một cách ngay ngắn.
“Lúc này vẫn rất khó để xác định ai đã giấu những đầu cột này, lý do của người đó là gì. Chắc chắn đây là một trong những bí ẩn ở địa điểm độc đáo này mà chúng tôi sẽ cố gắng giải mã”, giáo sư Yaakov Billig, trưởng nhóm khai quật, cho biết.
Theo Billig, cung điện cổ xưa có thể đã bị phá hủy khi người Babylon tới xâm chiếm Jerusalem vào năm 586 trước Công nguyên. Người sống trong công trình tráng lệ này từng có tầm nhìn rất đẹp hướng ra Thành phố David và Đền thờ Jerusalem.
Hình khắc trên đầu cột đá giống với đồng 5 shekel. Ảnh: BBC.
Chủ nhân cung điện có thể là là một trong những vị vua của Judah hoặc một gia đình quý tộc giàu có, IAA nhận định. Judah là một trong hai vương quốc hình thành khi vương quốc Israel Thống nhất chia tách.
Hinh trang trí trên đầu cột là một biểu tượng kinh điển của vương quốc Judah. Các học giả cho rằng đây là hình cây cọ cách điệu. Biểu tượng này cũng xuất hiện trên đồng 5 shekel (khoảng 1,5 USD) ngày nay.
Sốc: Có một 'mặt trời thứ 2' ngay trong Hệ Mặt Trời
Mặt Trời có thể sở hữu một người anh em song sinh, cùng kích cỡ, đã đào thoát và để lại dấu tích trên Đám mây Oort ngoài rìa Hệ Mặt Trời.
Theo nghiên cứu mới được công bố trên The Astrophysical Journal Letters, dấu vết của mặt trời thứ 2 thể hiện trong sự tồn tại quá mức của vật chất nằm trong Đám mây Oort, một cấu trúc như lớp vỏ hình cầu bao bọc Hệ Mặt Trời, đầy bụi khí, sao chổi và những thiên thạch khổng lồ. Rìa ngoài của nó lan xa đến tận 100.000 đơn vị thiên văn (AU) tính từ Mặt Trời. 1 AU chính là khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất.
Hệ Mặt Trời của chúng ta từng có đến 2 ngôi sao, là Mặt Trời hiện tại và một người anh em song sinh - ảnh: M. Weiss
Theo 2 tác giả, là 2 nhà vật lý thiên văn Avi Loeb và Amir Siraj từ Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard & Smithsonian (CFA - Mỹ), với cấu trúc là một hệ sao nhị phân buổi sơ khai, Hệ Mặt Trời của chúng ta có khả năng bẫy các vật thể không gian nhiều hơn, từ đó tạo ra thế giới ngoài rìa dày đặc hơn bất kỳ hệ sao đơn độc nào khác.
2 ngôi sao được sinh ra trong cùng một "vườn ươm sao" (đám mây phân tử sinh ra các ngôi sao) và đã cùng đồng hành suốt một thời gian dài, cho đến khi những cơn gió sao cực mạnh hoặc lực hấp dẫn do chính thiên hà Milky Way chứa Hệ Mặt Trời tạo nên kéo người anh em song sinh tách khỏi Mặt Trời vĩnh viễn.
"Mặt trời thứ 2" có thể vẫn tồn tại ở đâu đó không quá xa Hệ Mặt Trời của chúng ta, và có thể đã trở thành trung tâm của một hệ sao khác. Với các dấu vết để lại trên Đám mây Oort và các cấu trúc khác trong Hệ Mặt Trời, ngôi sao "đào tẩu" này phải to bằng Mặt Trời của chúng ta và mang năng lượng tương đương.
Vết sẹo trên mặt nạn nhân vụ nổ Beirut và dấu tích của sự kinh hoàng Những vết sẹo trên mặt các nạn nhân của thảm họa Beirut hôm 4/8 không chỉ cho thấy sự hủy diệt của vụ nổ mà còn ghi lại nỗi kinh hoàng của những người chứng kiến. Anh Hussein Haidar, 27 tuổi, đang làm việc tại văn phòng thì vụ nổ thảm khốc xảy ra, thổi những mảnh kính vỡ và cắt vào nhiều...