Dấu tích căn cứ địa phong trào Cần Vương ở Hà Tĩnh
Nằm sâu giữa đại ngàn Vũ Quang (Hà Tĩnh), khu căn cứ địa của phong trào Cần Vương hiện đang lưu giữ các dấu tích thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc của các bậc tiền nhân.
Một ngày nắng ráo thượng tuần tháng 10/2023, chúng tôi theo đoàn cán bộ Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh và huyện Vũ Quang về thăm lại căn cứ địa kháng chiến chống thực dân Pháp do Đình nguyên Tiến sỹ Phan Đình Phùng (1847-1896) lãnh đạo.
Thay vì đi đường bộ, chúng tôi chọn di chuyển bằng thuyền trên lòng hồ Ngàn Trươi. Sau chừng 40 phút ngồi thuyền máy, chúng tôi “tiếp đất” ở tiểu khu 180A thuộc vùng lõi của Vườn Quốc gia Vũ Quang. Đi thêm khoảng 1,5km nữa thì đến nhà bia tưởng niệm Đình nguyên Tiến sỹ Phan Đình Phùng và nghĩa quân Hương Khê.
Đoàn công tác gồm lãnh đạo Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh, huyện Vũ Quang di chuyển bằng thuyền máy vào khu căn cứ Phan Đình Phùng.
Trung tá Lê Kiếm Sơn – Phó Đồn trưởng Biên phòng Hương Quang bày tỏ: “Tuy nằm cách biệt với với “ thế giới bên ngoài” nhưng chúng tôi vẫn luôn đến hương khói, tưởng nhớ tiền nhân ở đền thờ cụ Phan và nghĩa quân. Những thời khắc đó nhắc nhở chúng tôi về trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc”.
Đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm tại Nhà bia tưởng niệm Đình nguyên Tiến sỹ Phan Đình Phùng và nghĩa quân Hương Khê.
Rời nhà bia tưởng niệm, chúng tôi được cán bộ chiến sỹ đồn biên phòng “tăng bo” về đồn, sau đó đi bộ bằng đường rừng để khám phá thành cụ Phan, cách đồn khoảng 2km.
Sau đợt mưa lớn giữa tháng 10, suối Rào Rồng (một nhánh đổ ra sông Ngàn Trươi) đã hiền hòa trở lại, chúng tôi có thể lội bộ dọc suối để khám phá thành lũy đá kiên cố giữa đại ngàn cây cối bao phủ. Một chiến sỹ biên phòng đi cùng đoàn cho biết, về mùa này, có khi nước từ thượng nguồn đổ về dâng lên cuộn cuộn chảy xiết, đến thuyền cũng khó di chuyển.
Lội suối Rào Rồng để khám phá thành Vũ Quang.
Con suối là nơi cụ Phan Đình Phùng đã chủ trương lợi dụng sức nước để tạo nên trận đánh “Sa nang úng thủy” (ngăn nước ở thượng nguồn, đợi giặc vào mục tiêu thì xả nước) tiêu diệt hàng trăm quân Pháp nổi tiếng vào mùa đông năm 1895.
Thành cụ Phan được tạo nên bởi vách đá tự nhiên sừng sững.
Thành cụ Phan là trung tâm của khu di tích Căn cứ Vũ Quang (di tích đã được công nhận cấp quốc gia), được tạo bởi đá tự nhiên có tổng chiều dài 8.010m, rộng 150m, mặt tiền của thành dựng đứng có độ cao trung bình 30m.
Video đang HOT
Hiện còn dấu tích của hai cổng: cổng chính và cổng đông bắc. Tại cổng chính có hai hòn đá lớn, tương truyền đây là nơi nghĩa quân Phan Đình Phùng đứng gác, phía dưới có vực thành là điểm cuối cùng của thành lũy. Đối diện với mặt tiền là dãy núi Tây Thành làm bức tường tự nhiên bảo vệ đại bản doanh. Hậu thành dựa vào núi Giăng Màn tạo nên thế vững chắc an toàn cho căn cứ.
Phía phía trên thành cụ Phan là những bãi đất bằng phẳng, nơi từng được chọn làm bãi tập trận của nghĩa quân, lò đúc rèn vũ khí… Tuy nhiên, do thời gian đã lâu cộng với khí hậu nhiệt đới ẩm, giờ bãi đất đã thành khu rừng ken đặc cây cối, chúng tôi phải luồn lách qua những cây bụi, dây leo chằng chịt mới vào được bên trong.
Đoàn công tác di chuyển từ lòng suối lên trên mặt thành bằng thân cây dây leo trong rừng.
Theo thời gian, không còn nữa các dấu tích về lò rèn vũ khí, bãi tập binh… cũng như những ngày nghĩa quân “nằm gai, nếm mật” dựng cờ khởi nghĩa chống lại ngoại xâm nhưng thành lũy vẫn sừng sững còn đó như một chứng tích về tinh thần yêu nước nồng nàn, chống giặc ngoại xâm kiên cường của Đình nguyên Tiến sỹ Phan Đình Phùng, Cao Thắng và nghĩa quân Hương Khê.
Những bãi tập binh cách đây hàng trăm năm giờ cây cối phủ kín.
Tạm biệt khu căn cứ Phan Đình Phùng khi chiều tà, con thuyền rẽ sóng nước Ngàn Trươi đưa chúng tôi trở lại thị trấn Vũ Quang. Trong sương chiều bảng lảng, mặt hồ in thẫm khu rừng già như chất chứa bao câu chuyện thăng trầm của lịch sử dân tộc.
Ông Trần Xuân Lương – Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL trăn trở: “Giá trị lịch sử văn hóa và du lịch của khu di tích Căn cứ địa Vũ Quang rất lớn nhưng vì nhiều lý do khách quan như: địa hình đi lại khó khăn, chưa có sự đầu tư từ các tổ chức doanh nghiệp trong khi ngân sách Nhà nước hạn chế… nên vẫn chưa khai thác hết. Nếu có những hướng đi rõ ràng, cộng với quan tâm, kêu gọi xúc tiến đầu tư thì không chỉ phát huy được giá trị di tích, mà đây còn sẽ là điểm du lịch hấp dẫn du khách muôn phương…”.
Khu căn cứ Vũ Quang gắn liền với cuộc khởi nghĩa Hương Khê kéo dài hơn 10 năm dưới sự lãnh đạo của Đình nguyên Tiến sỹ Phan Đình Phùng (quê ở xã Tùng Ảnh, Đức Thọ).
Cuối thế kỷ XIX, trước sự xâm lược của thực dân Pháp, Nhân dân ta đã kiên cường đứng lên cùng các sĩ phu yêu nước chống giặc. Khi vua Hàm Nghi ra hịch Cần Vương kêu gọi kháng chiến chống Pháp, làn sóng đấu tranh diễn ra mạnh mẽ khắp cả nước. Nổi bật nhất là cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng với địa bàn hoạt động của nghĩa quân bao gồm 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình, đại bản doanh của nghĩa quân đóng tại Vũ Quang.
Khu căn cứ này được xây dựng từ 1887 đến năm 1889 dưới sự chỉ huy của cụ Cao Thắng – phó tướng của cụ Phan Đình Phùng, bao gồm đào hào đắp lũy, đào hầm, đất nung khô để cất giấu lương thực, lập các lò rèn vũ khí và một hệ thống đồn trại dày đặc để bảo vệ đại bản doanh và bộ tham mưu nghĩa quân.
Pù Luông xứ Thanh - Thiên đường giữa đại ngàn
'Thiên đường giữa đại ngàn' là mỹ từ mà bất cứ ai đến Pù Luông cũng cảm nhận được vẻ đẹp ấy.
Nơi đây được thiên nhiên ban tặng rừng rậm nguyên sinh kiểu kín nhiệt đới xanh theo mùa và những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp.
Pù Luông là khu bảo tồn thiên nhiên có diện tích 17.600 ha, nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa thuộc 2 huyện Bá Thước và Quan Hóa. Nằm ở độ cao 1.700m nên Pù Luông mang trong mình luồng không khí mát mẻ, trong lành và vô cùng thoáng đãng, nên dù cách thành phố Thanh Hóa gần 130km nhưng nơi đây vẫn thu hút đông đảo du khách mỗi năm.
Cùng với không khí vô cùng dễ chịu, Pù Luông còn sở hữu những vẻ đẹp đơn sơ, bình dị với những con người thân thiện của một vùng quê truyền thống. Đến đây, du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên, khám phá cảnh quan tươi đẹp và thưởng thức muôn vàn món ăn đặc sản hấp dẫn.
Pù Luông mùa nào đẹp nhất?
Thời điểm lý tưởng nhất để đi du lịch Pù Luông, Thanh Hóa là vào khoảng tháng 5 đến tháng 10.
Thời điểm lý tưởng nhất để đi du lịch Pù Luông là vào khoảng tháng 5 đến tháng 10. Cuối tháng 5, đầu tháng 6 là thời điểm vào vụ lúa mới, Pù Luông khoác lên mình một màu áo mới, xanh mướt nhẹ nhàng. Khắp các thửa ruộng bậc thang đều ngả một màu xanh tươi thắm của mạ non, lúa mới. Dù khoảng thời gian này đang là mùa hè, nhưng đến với Pù Luông, các du khách sẽ cảm nhận được tiết trời khá mát mẻ và thoáng đãng. Khắp nơi cây cối xanh mát cùng nền nhiệt chỉ dưới 30 độ.
Tuy nhiên, Pù Luông đẹp nhất có lẽ chính là khoảng tháng 9 và tháng 10 trong năm. Bởi vì, đây là lúc Pù Luông chuyển sang "mùa vàng", mùa của lúa chín vàng trĩu bông. Lúc này tất cả cánh đồng, thửa ruộng bậc thang đều chuyển sang sắc vàng óng ánh, hòa quyện cùng mùi thơm của lúa chín, mùi hương của quê nhà bình yên, giản dị và rất đỗi thân quen.
Anh Tạ Công Tâm, du khách đến từ Bến Tre, sau trải nghiệm tham quan Pù Luông, vui vẻ cho biết: "Tôi may mắn đến đây du lịch đúng mùa lúa chín. Những thửa ruộng bậc thang vàng óng bởi cây lúa, lấp lánh như những đợt sóng và hương thơm của lúa chín tạo nên cảm giác rất đời, rất quê, bình dị, an yên như khi tôi được trở về nhà vậy".
Đến Pù Luông chơi ở đâu?
Những thửa ruộng bậc thang vàng óng bởi cây lúa, lấp lánh như những đợt sóng và hương thơm của lúa chín tạo nên cảm giác rất đời, rất quê, bình dị, an yên.
Bản Kho Mường
Du khách chỉ cần di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô khoảng tầm 30km từ thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước đi theo hướng Tây Bắc vòng quanh chân núi vào đến bản Kho Mường, xã Thành Sơn. Bản nằm sâu trong vùng lõi của khu bảo tồn thiên nhiên Quốc gia Pù Luông, cách biệt với các bản làng khác trong vùng, ít chịu ảnh hưởng từ tác động của con người nên vẫn giữ được nét đẹp thơ mộng, hoang sơ vốn có.
Chợ phiên Phố Đoàn
Còn được gọi là chợ Phố Đòn vốn là một khu chợ có từ thời Pháp thuộc, nằm tại xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 150km về hướng Tây Bắc, được biết đến là phiên chợ vùng cao độc đáo thu hút du khách khi tới Thanh Hóa.
Chợ phiên Phố Đoàn họp vào đúng 2 buổi sáng vào ngày thứ 5 và Chủ nhật hằng tuần, bày bán đủ các loại hàng hóa từ truyền thống tới hiện đại như: rau rừng, thổ cẩm, quả cam, rượu cần, cua ốc, chuột rừng... Du khách có thể "tranh thủ" mua những sản vật này làm quà sau chuyến du lịch Pù Luông để gửi tặng bạn bè, gia đình.
Đỉnh núi Pù Luông
Theo tiếng Thái, Pù Luông nghĩa là đỉnh núi cao nhất trong vùng, thực tế đỉnh cao 1700m. Đứng ở lối vào Bản Đôn (xã Thành Lâm), cũng dễ dàng thấy được đỉnh Pù Luông cao chót vót, được phủ một màu xanh mướt. Đứng trên đỉnh Pù Luông phóng tầm mắt xuống dưới thung lũng, chân núi xa xa là cảm giác rất tuyệt vời mà du khách nên một lần trải nghiệm.
Đứng trên đỉnh Pù Luông phóng tầm mắt xuống dưới thung lũng, chân núi xa xa là cảm giác rất tuyệt vời.
Thác Hiêu
Được mệnh danh là thác nước đẹp nhất ở xứ Thanh, thác Hiêu là địa điểm khi đi du lịch Pù Luông mà du khách không thể bỏ lỡ, với cảnh vật hoang dã, những cánh rừng già, ruộng hoa màu xanh mướt dưới chân đồi.
Bản Đôn
Nằm ở trung tâm của khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông - Bản Đôn là một trong số ít bản lưu giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, kiến trúc nhà sàn độc đáo. Nếu đến Pù Luông vào dịp giữa tháng 5 và đầu tháng 6 hoặc giữa tháng 9 và tháng 10 mùa lúa chín, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những cánh đồng lúa bậc thang nơi đây.
Anh Hà Văn Đính, lái xe người bản địa cho hay: "Những năm gần đây, Pù Luông phát triển mạnh loại hình du lịch sinh thái, du khách đến thăm quan và trải nghiệm rất nhiều. Chúng tôi mong rằng nét đẹp tự nhiên của nơi đây vẫn sẽ được giữ gìn và phát huy, để ai cũng có thể được thưởng thức".
Ăn gì ở Pù Luông?
Đến với Pù Luông, du khách không chỉ được đắm mình trong khung cảnh tuyệt đẹp, mà còn có thể thưởng thức những món ăn mang đậm bản sắc của người dân nơi đây. Chẳng hạn như món cá suối nướng ở được tẩm ướp bằng các loại nguyên liệu có sẵn ở núi rừng như mắc khén, rau thơm rừng, ớt, sả,... trộn với muối. Thưởng thức những con cá suối nướng thơm phức trên than hồng là một trải nghiệm thú vị mà du khách không nên bỏ qua khi tới với núi rừng Pù Luông.
Đi du lịch Pù Luông mà bỏ qua các món từ thịt gà đồi thị rất đáng tiếc
Ở Pù Luông, còn có món từ thịt gà đồi vô cùng hấp dẫn. Thịt gà đồi ở đây ngon hơn thịt gà thường mà theo nhiều người nói, gà đồi ngon chỉ có một số vùng mới có, trong đó có Pù Luông.
Ngoài ra, món vịt Cổ Lũng, đặc sản nổi tiếng của người Thái, với miếng thịt vừa mềm vừa ngọt cũng thật cuốn hút. Đây là giống vịt cổ rụt, chân nhỏ lùn, cổ và đầu thường có lông khoang, lông mướt, được người dân nơi đây nuôi thả tự do trên những cánh đồng.
Ở Pù Luông còn có món măng đắng nổi tiếng. Măng tuy có vị đắng, nhưng chính vị rất lạ này lại được rất nhiều người ưa thích bởi sự hoang dã, tự nhiên của loại măng đắng này. Cây măng đắng được trồng ở nhiều nơi ở trên các vùng miền núi và núi cao Tây Bắc. Người dân nơi đây có thể hái măng đắng ở khắp mọi nơi.
Ông Trương Văn Minh, Trưởng Phòng Văn hóa -Thông tin huyện Bá Thước, cho biết: "Khách đến với Pù Luông phần lớn đều muốn tham gia các hoạt động trải nghiệm văn hóa, khám phá cảnh quan thiên nhiên, kết hợp nghỉ dưỡng. Do vậy, thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hiệp hội Du lịch thực hiện hoạt động khảo sát, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch, định hướng xây dựng sản phẩm phù hợp trong những tháng cuối năm. Trong đó, tập trung phát triển dịch vụ chăm sóc sức khỏe như tắm lá, trị liệu thảo dược, tăng cường các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, khám phá văn hóa bản địa".
Với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, Pù Luông được ví như thiên đường giữa đại ngàn. Sẽ là một thiếu sót, nếu bạn không thử một lần đến đây để tận hưởng và trải nghiệm.
Thác Tiên đèo Gió - Tiên nữ chốn đại ngàn Nằm trên độ cao 1480m so với mặt nước biển, thác Tiên hiện ra như một dải lụa trắng mềm mại trải xuống êm đềm. Thác Tiên đèo Gió - Tiên nữ chốn đại ngàn Ngọn thác nằm ở lưng chừng Đèo Gió, giữa cánh rừng nguyên sinh, thuộc xã Nấm Dẩn, huyện Xín Mần (Hà Giang). Thác còn được gọi là Thác...