Đau thương nước Mỹ: Số người chết gấp 6 lần Trung Quốc, 50 bang rơi vào thảm hoạ
Mỹ trải qua hai tuần đau thương, chứng kiến số ca nhiễm và số người thiệt mạng vì COVID-19 tăng mạnh đúng như dự báo của Tổng thống Trump và các chuyên gia y tế.
Tăng gấp 3 lần số ca nhiễm, gấp 6 lần số người chết
Trong hai tuần đau thương, số người chết vì COVID-19 ở Mỹ tăng đến hơn sáu lần, từ 4.064 lên 26.047. Số ca nhiễm tăng gấp ba lần từ 189.967 lên 613.886. Số ca nhiễm mới của Mỹ trong giai đoạn này tương đương tám nước khác cộng lại.
Số người chết vì COVID-19 của Mỹ trong 2 tuần thậm chí gấp 6 lần con số của Trung Quốc trong cả đại dịch.
Tính đến hết ngày 14/4, chỉ riêng bang New York đã có hơn 200.000 ca nhiễm, nhiều hơn bất cứ nước nào khác trên thế giới.
Cuối tuần trước, Mỹ vượt Italy, trở thành nước có số người chết vì COVID-19 nhiều nhất và cũng là nước duy nhất ghi nhận hơn 2.000 ca thiệt mạng trong vòng 24 giờ. Cột mốc này bị vượt qua hai lần vào ngày 10/4 và mới nhất, cũng là kỷ lục, vào ngày 14/4.
Mỹ trải qua hai tuần đau thương.
Ngày 31/3, Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ chuẩn bị bước vào “hai tuần đau thương”. Các chuyên gia thuộc đội đặc nhiệm chống COVID-19 của Mỹ dự báo số người chết vì đại dịch ở nước này có thể lên tới 100.000, thậm chí 240.000 người với đỉnh dịch là ngày 15/4.
Những biểu đồ dưới đây cho thấy sự gia tăng số người nhiễm và số trường hợp thiệt mạng vì COVID-19 ở Mỹ trong 14 ngày sau cảnh báo “hai tuần đau thương” của ông Trump.
Trong bài phát biểu ngày 7/4, tức ngày cuối cùng của “tuần đau thương” đầu tiên, ông Trump nói rằng nước Mỹ “nhìn thấy một tia hi vọng rất, rất mạnh mẽ”. Vài ngày sau, Tiến sĩ Anthony Fauci dự đoán rằng nhờ các biện pháp phòng chống dịch quyết liệt, Mỹ có thể hạn chế số người chết vì COVID-19 ở mức khoảng 60 nghìn ca, thấp hơn nhiều so với khoảng ước tính 100.000-240.000.
Những con số mang tín hiệu lạc quan vào một kịch bản ít bi thương hơn so với tính toán. Số ca nhiễm mới lên cao nhất vào ngày 4/4 là 34.196 trường hợp và có xu hướng giảm trong bốn ngày liên tiếp gần đây.
Hôm qua (14/4), Thống đốc New York Andrew Cuomo lần đầu tiên thông báo số người nhập viện và số bệnh nhân điều trị đặc biệt ở bang này giảm xuống.
Toàn nước Mỹ trong tình trạng thảm họa
Tổng thống Trump ngày 1/4 từ chối áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc vì cho rằng tình hình ở từng khu vực không giống nhau, cần các biện pháp ứng phó khác nhau.
Trong vòng một tuần sau đó, lần lượt 10 bang công bố lệnh phong tỏa, nâng tổng số bang áp dụng biện pháp này lên 42. Hơn 90% dân số Mỹ phải chấp hành quy định không ra khỏi nhà, trừ trường hợp đặc biệt.
Ngày 2/4, Tổng thống Mỹ ký quyết định công bố tình trạng thảm họa ở Tennessee, bang thứ 35. Mười ngày sau, ông Trump làm điều tương tự với Wyoming. Toàn bộ 50 bang bị đặt trong tình trạng thảm họa. Đây là lần đầu tiên điều này xảy ra trong lịch sử nước Mỹ.
Số người thất nghiệp vì COVID-19 ở Mỹ tăng lên 16 triệu.
Tác động của lệnh phong tỏa và các biện pháp cách ly xã hội lên nền kinh tế thể hiện ở tỉ lệ thất nghiệp. Tuần trước, số người thất nghiệp ở Mỹ tăng thêm 6,6 triệu, nâng tổng số người mất việc làm vì COVID-19 trong ba tuần liên tiếp lên 16 triệu người.
Tín hiệu lạc quan từ các con số trong vài ngày qua mở ra hi vọng rằng Mỹ có thể bắt đầu mở cửa trở lại từ cuối tháng Tư. Một số bang của Mỹ, gồm ba bang ở bờ Tây và bảy bang bờ Đông dự định phối hợp lên kế hoạch tái khởi động nền kinh tế. 10 bang này chiếm tới 38,3% năng lực sản xuất của Mỹ, trong đó riêng California và New York đóng góp tới 23%.
Video: Tổng thống Trump tuyên bố ngừng tài trợ cho WHO
Tổng thống Donald Trump đặt ra mục tiêu tái khởi động nền kinh tế từ ngày 1/5. Kết thúc giai đoạn “hai tuần đau thương”, ông nhấn mạnh lại mốc thời gian này, cho rằng một số bang có thể thực hiện kế hoạch khôi phục kinh tế sớm hơn. Phát biểu tại Nhà Trắng, ông Trump cho biết sẽ trao đổi với các Thống đốc của 50 bang trong một cuộc họp trực tuyến vào ngày mai.
Tuy nhiên các cố vấn hàng đầu của Tổng thống Mỹ, thuộc đội đặc nhiệm chống COVID-19 lại không đồng tình với quan điểm này. Tiến sĩ Anthony Fauci cho rằng cột mốc 1/5 là không phù hợp với tình hình thực tế.
“Chúng ta phải làm điều gì đó hiệu quả để có thể làm chỗ dựa, và chúng ta chưa đạt đến mức đó”, ông Fauci trả lời phỏng vấn hãng thông tấn AP, nhận định rằng mục tiêu đến ngày có thể gỡ bỏ dần các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 vào ngày 1/5 của ông Trump là “lạc quan quá mức”.
TIỂU CƯỜNG
TT Trump đi xét nghiệm virus corona, đang chờ kết quả
TT Trump nói ông đã đi xét nghiệm virus corona tối 13/3 nhưng chưa biết kết quả sẽ được công bố khi nào.
Thông tin này được ông Trump công bố trong họp báo tại Nhà Trắng sáng 14/3. Ông nói thường kết quả sẽ được thông báo sau 1-2 ngày.
Nhà Trắng cùng ngày thông báo kiểm tra nhiệt độ tất cả những ai tiếp cận gần với Tổng thống Donald Trump và Phó tổng thống Mike Pence như biện pháp phòng ngừa giữa dịch Covid-19.
"Để cẩn trọng, việc kiểm tra nhiệt độ sẽ được tiến hành với bất cứ ai tiếp cận gần với tổng thống và phó tổng thống", AFP trích phó phát ngôn Nhà Trắng Judd Deere nói.
TT Trump hôm 13/3 nói ông "rất có thể" sẽ đi xét nghiệm virus corona sau khi có tiếp cận với vài người dương tính với virus corona trong khoảng 10 ngày gần đây.
TT Trump đã tiếp cận với một số người dương tính với virus corona trong khoảng 10 ngày gần đây nhưng ông vẫn chưa đi xét nghiệm. Ảnh: Getty.
Bác sĩ Nhà Trắng sau đó lại đưa ra tuyên bố nói ông Trump "chưa có triệu chứng gì" nên không cần xét nghiệm.
Quyết định này của Nhà Trắng và ông Trump đã vấp phải chỉ trích từ nhiều chuyên gia nói tổng thống Mỹ cố tình hạ thấp nguy cơ lây lan của dịch và có thể là nguồn lây lan với nhiều người tiếp xúc với ông.
Các phóng viên tới dự họp báo của Phó tổng thống Mike Pence hôm 14/3 đã bắt đầu được kiểm tra nhiệt độ bởi bác sĩ của Nhà Trắng.
Xếp hàng dài ở siêu thị Mỹ để mua đồ dự trữ vì dịch
Nhiều người xếp hàng từ ngoài cổng đến bãi đỗ xe để mua đồ dự trữ tại siêu thị Costco ở Nam California (Mỹ).
Theo news.zing.vn
Hơn 18.000 người chết vì nCoV tại Tây Ban Nha Tây Ban Nha thông báo thêm 567 người chết vì nCoV, tăng nhẹ so với mức 517 hôm qua, nâng số ca tử vong lên 18.056. Tổng số ca nhiễm tại Tây Ban Nha là 172.541, tăng 3.045 trong 24 giờ qua, tương đương 1,8%. Bộ Y tế Tây Ban Nha cho biết đây là tỷ lệ tăng thấp nhất trong 24 giờ...