Đau thương chiến tranh qua những bàn tay
Những khoảnh khắc ấy xoay quanh những đôi bàn tay, có đôi bàn tay đau thương lau nước mắt, có đôi bàn tay cô độc tuyệt vọng, có đôi bàn tay tìm kiếm nơi bấu víu, chở che…
Bộ ảnh của phóng viên chiến trường người Mỹ Eddie Adams thực hiện năm 1968 tại Việt Nam đã chụp cận cảnh những bàn tay. Người xem không còn thấy gương mặt, không còn rõ thân thế nhân vật, chỉ còn lại những số phận con người nhỏ nhoi trong cuộc chiến.
Phóng viên ảnh Eddie Adams (1933-2004) – người từng đến Việt Nam để thực hiện những bức ảnh chiến trường cho hãng tin AP (Mỹ) – đã không chỉ thu vào ống kính những cảnh chiến trận, sự hỗn loạn, hoang tàn, đau thương.
Eddie Adams đã thực sự đi sâu vào đời sống của người dân bản địa để có thể nắm bắt được những khoảnh khắc đầy ám ảnh, gợi lên những câu hỏi về số phận con người trong cuộc chiến.
Những khoảnh khắc ấy xoay quanh những đôi bàn tay, có đôi bàn tay đau thương lau nước mắt, có đôi bàn tay hy vọng gieo mạ non.
Năm 1968, Eddie Adams đã thực hiện bộ ảnh về những đôi tay thời chiến, những đôi tay làm những công việc khác nhau, qua đó nhìn thấy cả đau thương và hạnh phúc, tội ác và nhân đạo, tuyệt vọng và hy vọng… cùng song hành với nhau trong cuộc chiến.
Những bức ảnh chỉ xoay quanh đôi bàn tay và những hoạt động của nó, nhưng có sức mạnh truyền đạt và khả năng rung động người xem cao độ.
Bộ ảnh mang tên “Hands of a Nation” (Những đôi bàn tay của một dân tộc) của phóng viên ảnh người Mỹ Eddie Adams:
Đôi bàn tay cô độc và tuyệt vọng.
Đôi bàn tay của chiến tranh.
Đôi bàn tay tìm kiếm nơi bấu víu, chở che.
Đôi bàn tay bỡ ngỡ lần đầu chạm vào khẩu súng.
Đôi bàn tay gieo mầm hy vọng.
Đôi bàn tay đài các, cao sang.
Đôi bàn tay bị giam hãm, tù đày.
Video đang HOT
Đôi bàn tay nghèo khó, đói khổ, bệnh tật…
Đôi bàn tay gieo chết chóc.
Đôi bàn tay cầu nguyện an lành.
Đôi bàn tay không còn lành lặn của bé thơ.
Đôi bàn tay đã ba lần phải dựng lại nhà.
Đôi bàn tay của chiến tranh, chết chóc.
Đôi bàn tay hạnh phúc.
Đôi bàn tay chết chóc, tang thương.
Đôi bàn tay tìm lại hy vọng từ đống hoang tàn.
Đôi bàn tay điểm trang của người phụ nữ.
Đôi bàn tay người lính bị thương.
Đôi tay nhà binh.
Đôi tay người bệnh “đói” từng viên thuốc.
Đôi tay bị giam hãm, tù đày, tìm kiếm một phút giây thanh thản.
Đôi tay không còn lành lặn.
Đôi tay một người lính bị thương, đang nằm tựa đầu lên cánh tay.
Đôi tay chắp lại cầu khấn.
Đôi tay thương tích của quân nhân.
Đôi tay người bà nâng niu cháu nhỏ.
Bích Ngọc
Theo Dantri/ The Atlantic
Miền Bắc Việt Nam thời chiến qua ống kính nhiếp ảnh gia Nhật Bản
Những hình ảnh trích từ sách ảnh "Chiến tranh giải phóng Việt Nam" của phóng viên chiến trường Nhật Bản Ishikawa Bunyo đã tái hiện một miền Bắc bình dị, lạc quan và kiên cường giữa lòng cuộc chiến tranh chống Mỹ.
Ảnh chụp một nữ dân quân Hà Nội vào năm 1972.
Một buổi mít tinh của thanh niên Hà Nội vào cuối năm 1972 phản đối Mỹ trong quá trình ký kết hiệp định Paris.
Trụ sở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (phải) và một quầy mậu dịch trên vỉa hè Hà Nội (phải).
Nhiều em nhỏ tập trung trên đống đổ nát của một khu nhà tập thể ở quận Hai Bà Trưng.
Những người phụ nữ đang dọn dẹp đống đổ nát và xây dựng lại khu nhà tập thể tại phố Hai Bà Trưng sau khi Mỹ dội bom xuống nơi đây vào ngày 4/6/1972. Từ ngày 18/12/1972, máy bay B-52 Mỹ lại ném bom khu nhà này lần nữa.
Ảnh chụp gia đình nhỏ của một đôi vợ chồng trẻ tại Hà Nội năm 1972: Anh Hoàng Hùng là kỹ sư cơ khí và chị Tuyết Nga là kỹ thuật viên phân tích thành phần mạ kền. Khi miền Bắc bị ném bom trở lại, anh Hùng đi sơ tán cùng nhà máy. Đến ngày Chủ nhật được nghỉ, anh về Hà Nội gặp vợ con.
Mô hình tái hiện lại cuộc tiến công vào Quảng Trị của quân ta trong một buổi triển lãm tại Hà Nội năm 1972.
Một xác máy bay Mỹ bị bắn hạ tại Hà Nội trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không năm 1972.
Một nữ dân quân Hà Nội tập bắn tại công viên Thống Nhất.
Các xã viên và dân quân Hà Nội tập bắn tại Công viên Thống Nhất.
Ảnh chụp những bức tranh cổ động cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng đất nước trên đường phố Hà Nội năm 1972.
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1972.
Thoa Phạm
Ảnh: Flickr, Incredibleimages4u
Bé 11 tuổi bị mất hai cánh tay vì điện cao thế Sau tai nạn bỏng kinh hoàng bởi dòng điện cao thế, hai bàn tay của bé Tùng gần như hoại tử và rụng rời ra. Chịu đựng nỗi đau đớn về thể xác, cậu bé Tùng dường như không mấy để ý mà chỉ quan tâm: "Con bị cụt tay rồi, con sẽ đi học làm sao đây?" Tiếp nhận ca bệnh của...