Đầu thú sau 10 năm: Mức án nào cho sát thủ nhí
Với tội danh giết người, 10 năm trước, ông Chấn đã đối mặt với án tử hình. Vì là con liệt sỹ, ông được giảm nhẹ xuống chung thân. Nhưng cùng tội danh này kèm theo tội cướp tài sản, đối tượng mới ra đầu thú chỉ đối diện 12 năm tù.
Sau 10 năm vụ án giết người, cướp tài sản xảy ra, Lý Nguyễn Chung (SN 1988, thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) mới ra đầu thú. Còn bị án Nguyễn Thanh Chấn (52 tuổi) được trả tự do sau 3.686 ngày chịu án oan.
Chung khai nhận, tối 15/8/2003, Chung đến nhà nạn nhân Hoan mua hàng. Đang cần tiền nên Chung đã dùng vũ lực cướp tài sản của chị Hoan. Do bị chống cự nên Chung dùng dao đâm chết nạn nhân rồi cướp tài sản và bỏ trốn.
Lý Nguyễn Chung đã bị cơ quan điều tra khởi tố về tội “giết người” và “cướp tài sản”.
Cách đây 10 năm, ông Nguyễn Thanh Chấn bị khởi tố, xét xử về một trong 2 tội danh trên là “giết người”. Khi đó, ông Chấn đã phải đối diện với án tử hình. Nhưng vì cha đẻ ông Chấn là liệt sỹ, nên ông đã được áp dụng tình tiết giảm nhẹ và chịu án phạt tù chung thân.
Nhiều anh em trong gia đình ông Chấn vẫn nhắc lại chuyện cũ: “Anh Chấn may nhờ có bố là liệt sỹ. Nếu không đã bị bắn từ lâu rồi. Đâu còn sống mà chờ đến ngày giải oan.”
Ông Chấn bật khóc khi vừa đặt chân về mảnh đất của gia đình
Tuy nhiên, với tội danh trên kèm theo tội danh “cướp tài sản”, Lý Nguyễn Chung lại chỉ phải đối diện với một mức án thấp hơn nhiều nếu bị xét xử. Lý Nguyễn Chung năm nay đã 25 tuổi. Nhưng khi gây án, đối tượng này chưa đủ 16 tuổi.
Video đang HOT
Trả lời chúng tôi, LS. Ths Phạm Thanh Bình (GĐ Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội) cho biết: Theo quy định trong BLHS, “Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện”.
Như vậy, theo quy định này, thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội là căn cứ để áp dụng điều luật tương ứng để truy cứu trách nhiệm hình sự. Mặc dù hiện nay Lý Nguyễn Chung đã ở tuổi trưởng thành, nhưng cơ quan tố tụng vẫn phải áp dụng các quy định về người chưa thành niên phạm tội để truy cứu trách nhiệm hình sự và xét xử đối với Lý Nguyễn Chung.
Luật sư Bình viện dẫn: Theo quy định tại điều 74 BLHS từ năm 1999: “Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười hai năm tù; …” và “Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại Điều 74 của Bộ luật này”.
Nếu Lý Nguyễn Chung bị khởi tố với tội danh “giết người” và “cướp tài sản” thì mức hình phạt cao nhất đối với các tội danh này là tử hình.
Nhưng khi phạm tội, Chung chưa đủ 16 tuổi nên luật sư Bình khẳng định, mức hình phạt cao nhất có thể áp dụng chỉ đến 12 năm tù.
Luật sư Phạm Tấn Thuấn (Đoàn Luật sư TP.HCM) phân tích: Bị can Lý Nguyễn Chung mới 14 tuổi 8 tháng. Đây là căn cứ pháp lý để bị can Lý Nguyễn Chung được hưởng chính sách nhân đạo, đường lối xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội.
Luật sư Phạm Tấn Thuấn (Đoàn Luật sư TP.HCM)
Theo BLHS 1999, người chưa thành niên là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi. Do vậy, nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội phải tuân thủ quy định: “Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội…” và “Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm”.
Đặc biệt điều luật này còn quy định: “Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội. Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng”.
Luật còn quy định: “Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội”.
Do vậy, luật sư Thuấn cũng khẳng định: Bị can Lý Nguyễn Chung khi thực hiện hành vi phạm tội mới 14 tuổi 8 tháng nên hình phạt (bản án) dành cho đối tượng này là không quá 12 năm tù.
“Chính sách đối với người chưa thành niên trong lĩnh vực hình sự chủ yếu là nặng về giáo dục, giúp họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh để họ trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội chứ không nặng về trừng phạt.” – Luật sư Phạm Tấn Thuấn nói.
Điều 74. BLHS vê “Tù có thời hạn” quy định, người chưa thành niên phạm tội chỉ bị phạt tù có thời hạn theo quy định sau đây: Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười hai năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định. Điều 75. BLHS quy định “Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội” quy định, đối với người phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có tội được thực hiện sau khi đủ 18 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng như sau : Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi thì hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại Điều 74 của Bộ luật này. Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi thì hình phạt chung áp dụng như đối với người đã thành niên phạm tội.
Theo Khampha
Xây dựng thành công một tập thể đoàn kết
Đó có lẽ là thành tích nổi bật nhất của Thượng tá Chu Thị Phương Lan (ảnh), Phó trưởng Phòng Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát trong gần 30 năm công tác tại đơn vị có đến 80% quân số là nữ này.
Đã nhiều lần tiếp xúc với Thượng tá Chu Thị Phương Lan trên cương vị là một cán bộ hội phụ nữ, điều đầu tiên tôi ấn tượng về chị là sự nền nã, nhẹ nhàng như bao người con gái Hà Nội. Là một trong những cán bộ đầu tiên về xây dựng Phòng Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát, trải qua gần 30 năm công tác, giờ đây trên cương vị một người phụ trách công tác xây dựng lực lượng của phòng, ở một đơn vị đông nữ, chị đã xây dựng một tập thể đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, xây dựng mô hình hiệu quả, có sức lan tỏa trong đơn vị được cấp trên ghi nhận, đánh giá cao. Trên cương vị công tác của mình, chị đã chủ động, đề xuất, tham mưu với các cơ quan chức năng giải quyết các vấn đề liên quan đến chế độ chính sách cho cán bộ chiến sỹ. Trung tá Nguyễn Thị Phương Đông, Phó trưởng Phòng Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát cho hay, chính chị Chu Thị Phương Lan là người đã ròng rã nhiều năm nghiên cứu, tìm hiểu chính sách và kiến nghị chị em nghỉ thai sản vẫn được bình xét thi đua. Hiện nay, chính sách này đã được thực hiện để chị em không bị thiệt thòi.
Nói về người đồng nghiệp, người chị, người đã từng là thủ trưởng của mình, Trung tá Phương Đông chia sẻ, khi còn là Chủ tịch Hội Phụ nữ Phòng Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát, chị luôn gần gũi, nắm bắt tâm tư tình cảm của chị em từ cuộc sống hàng ngày đến công việc chuyên môn. Chị luôn tâm huyết với nghề, yêu thương CBCS chân thành, tận tâm, tận tụy với công việc, sát sườn với những nhiệm vụ, luôn chú trọng bảo vệ quyền lợi của chị em. Chị đã xây dựng nhiều phong trào và từ đó đến nay, Phòng Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát luôn đi theo những nền nếp đó, xây dựng thành một đơn vị vững mạnh.
Nhiều người cho rằng, ở một tập thể đông nữ, mâu thuẫn từ những chuyện nhỏ là không thể tránh khỏi. Nhưng chính sự yêu thương chân thành, sự sẻ chia giúp đỡ nhau từ thủ trưởng đến lính mà người gương mẫu thực hiện đầu tiên là chị Chu Thị Phương Lan đã khiến đơn vị luôn giữ được sự đoàn kết, nhất trí, không có mâu thuẫn nội bộ. 10 năm liền, Phòng Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát đạt danh hiệu Đơn vị Quyết thắng có một phần công sức của người Phó phòng với vóc dáng nhỏ bé ấy.
10 năm liền, Phòng Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát đạt danh hiệu Đơn vị Quyết thắng có một phần công sức của Thượng tá Chu Thị Phương Lan
Trong công tác chuyên môn, chị đã cùng với Ban chỉ huy đơn vị tham mưu giúp Giám đốc CATP chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả công tác hồ sơ, chỉ đạo CBCS giải quyết kịp thời các yêu cầu tra cứu phục vụ công tác nghiệp vụ, yêu cầu của các cơ quan, công dân, bảo vệ chính trị nội bộ, phục vụ có hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn ANTT ở Thủ đô. Được phân công phụ trách công tác cải cách hành chính, chị đã tham mưu cho Đảng ủy, chỉ huy đơn vị xây dựng các quy trình, quy chế công tác, giảm thời gian tra cứu yêu cầu nghiệp vụ và yêu cầu của công dân. Ngoài ra, chị còn chỉ đạo các đơn vị, các đoàn thể thanh niên, phụ nữ đăng ký, đảm nhận các công trình phần việc chuyên môn tồn đọng do thiếu biên chế, đăng ký thực hiện phong trào tình nguyện làm ngoài giờ nên đã giải quyết được số lượng lớn công việc.
Giải thưởng Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu lần đầu tiên vinh danh 10 người phụ nữ tiêu biểu của Hà Nội trong đó có chị đã là kết quả xứng đáng nhất, ghi nhận những đóng góp của chị với hoạt động chuyên môn của đơn vị và phong trào phụ nữ mà Thượng tá Chu Thị Phương Lan cống hiến trong nhiều năm qua.
Châu Anh
Theo ANTD
Ngày 20-10 của chị em vùng rốn lũ Trong khi nhiều chị em phụ nữ Việt Nam hân hoan đón ngày lễ rất ý nghĩa dành cho phái nữ, thì ở vùng rốn lũ cũng còn không ít chị em khác phải bươn bả với cuộc sống mưu sinh, gượng dậy sau lũ quét. Vào ngày lễ 20-10, các chị đoàn kết chung tay giúp nhau vượt qua lũ dữ Con...