Dấu thời gian trên cầu Long Biên
Trên cây cầu hơn trăm tuổi Long Biên những ngày này vắng bóng tàu hỏa qua lại, nhưng nó vẫn nối liền nhịp sống hai bên bờ sông Hồng và thu hút các tay máy đến săn khoảnh khắc hoàng hôn.
Cầu Long Biên đang trong quá trình tu sửa lớn nhất lịch sử nên những chuyến tàu đi Hải Phòng, Lào Cai sẽ vắng bóng trên cây cầu này trong một thời gian.
Với không gian khoáng đạt, cầu thường được người dân xung quanh chọn làm nơi tập thể dục vào sáng sớm hoặc chiều muộn.
Cầu bắc qua sông Hồng, đoạn đi qua nội thành Hà Nội. Từ đây, bạn có thể dễ dàng quan sát cầu Chương Dương nằm cách đó không xa. Ở dưới là khu bãi giữa – vùng đất nổi giữa sông Hồng, là nơi người dân trồng chuối, ngô, rau màu…
Video đang HOT
Những bậc thang nối liền cầu với khu đất bãi giữa. Nhiều bạn trẻ chọn bãi giữa làm nơi tổ chức sinh nhật, trò chuyện hoặc đá bóng khi chiều đến.
Một khoảng không yên bình hiếm hoi giữa thủ đô Hà Nội. Vào những ngày oi nóng, nhiều người thường về đây để hóng gió. Các tay máy cũng tranh thủ săn tìm khoảnh khắc ấn tượng bên cây cầu lịch sử.
Ngoài ngắm cảnh và hóng mát, bạn cũng có thể tìm hiểu về cuộc sống của người dân ở xóm nổi dưới chân cầu. Khi nước lên, những chiếc thuyền lênh đênh trên mặt sông, tạo nên bức tranh tương phản với nhịp sống sôi động của quận thương mại sầm uất của Hà Nội, cách đó chỉ vài trăm mét.
Cầu Long Biên được xây dựng năm 1899 và khánh thành năm 1902, dài hơn 2 km. Ngoài yếu tố lịch sử, điểm đặc biệt của cây cầu này là các xe lưu thông theo làn đường tay trái.
Trải qua hơn 110 năm tồn tại, qua hai cuộc chiến tranh, dấu ấn thời gian trên cầu ngày nay là những gỉ sắt hoen màu, cột trụ bị xô lệch, nhịp đường bộ võng, xệ. Đó cũng là lý do cầu thường xuyên được duy tu bảo dưỡng.
Không chỉ là nút giao thông quan trọng, cầu còn là một trong những biểu tượng của Hà Nội, thu hút rất nhiều du khách quốc tế đến tham quan và ghi hình.
Theo VNE
Trả hồ sơ vụ mua bán trẻ ở chùa Bồ Đề để điều tra thêm
Tòa án nhân dân quận Long Biên cho biết đã trả hồ sơ vụ mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề (phường Bồ Đề, quận Long Biên, thành phố Hà Nội) để điều tra thêm.
Nguyệt (trái), Trang (phải)
Việc trả hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân quận Long Biên là để nhằm điều tra làm rõ thêm hành vi mua bán trẻ em xảy ra tại chùa Bồ Đề. Theo Tòa án nhân dân quận Long Biên, cơ quan tố tụng đã tiếp nhận được 2 đơn tố cáo của bị hại liên quan tới Phạm Thị Nguyệt (36 tuổi, quê quán ở xã Khánh Hòa, H.Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình).
Trước đó, ngày 13.5, Viện kiểm sát nhân dân quận Long Biên đã hoàn tất cáo trạng truy tố đối với Nguyễn Thị Thanh Trang (37 tuổi, ngụ ở quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội) và Phạm Thị Nguyệt về hành vi "Mua bán trẻ em", đồng thời chuyển sang Tòa án nhân dân quận Long Biên để sớm đưa ra xét xử.
Theo hồ sơ, do có thai ngoài ý muốn với bạn trai, nên sau khi sinh, ngày 25.10.2013, chị Trần Thị Thu Hà (26 tuổi, quê quán huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) mang con mình đến chùa Bồ Đề nhờ nuôi dưỡng.
Khi vào chùa, cháu bé được đặt tên là Cù Nguyên Công. Cùng thời điểm này, Nguyệt sống chung với một người đàn ông như vợ chồng. Để giữ quan hệ lâu dài với người này, Nguyệt giả có thai và tính kế đi xin trẻ về nuôi.
Do thường xuyên đi lễ tại chùa Bồ Đề nên Nguyệt quen biết Nguyễn Thị Thanh Trang (từng là người quản lý nhà mở của chùa Bồ Đề) và nhờ cậy người này tìm cho mình một cháu trai khỏe mạnh để làm con nuôi, đồng thời hứa sẽ trả công.
Ngay sau đó, Trang liên hệ và đặt vấn đề xin cháu Công về nuôi. Để thực hiện ý đồ, Trang bảo Hà đến chùa Bồ Đề xin lại con để đưa cho mình, đồng thời, Trang báo cho Nguyệt ở chùa Bồ Đề có một bé trai sơ sinh, nếu muốn nhận nuôi thì phải chi tiền.
Tới ngày 2.1.2014, sau khi nhận được bé Công, Nguyệt đưa cho Trang 35 triệu đồng. Số tiền này Trang gửi cho Hà 10 triệu đồng, còn mình giữ lại 25 triệu đồng. Đến tháng 6.2014, cháu Công bị bệnh sởi nên Nguyệt đưa đến điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Do biết trẻ dưới 6 tháng tuổi được giảm viện phí nên Nguyệt nhờ người quen là nhân viên y tế tại xã Kim Hải (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) xin cấp giấy chứng sinh cho cháu bé và lấy tên Phạm Gia Bảo.
Tuy nhiên, do bệnh quá nặng, cháu Công đã tử vong vào ngày 24.6.2014. Tới ngày 19.3.2015, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội cũng đã hoàn tất kết luận điều tra đề nghị truy tố hai bị can là Trang và Nguyệt cùng về hành vi trên.
Hà An
Theo Thanhnien
Dời chợ Long Biên: Hà Nội nói ngược Bộ Công thương Theo quy hoạch của Hà Nội và chủ trương phát triển mạng lưới chợ của chúng tôi, không hề có kế hoạch xoá bỏ chợ Long Biên. Chia sẻ trên tờ Vietnamnet, ông Hồ Quốc Khánh, Trưởng phòng Quản lý thương mại, Sở Công Thương Hà Nội đã rất bức xúc trước thông tin xoá bỏ chợ đầu mối Long Biên mà Bộ...