Dầu thô Mỹ ghi nhận chuỗi tăng giá theo tuần dài kỷ lục
Phiên giao dịch ngày 22/10 đã khép lại tuần thứ chín tăng giá liên tiếp của “vàng đen”, đánh dấu chuỗi tăng giá dài kỷ lục, nhờ sự nới lỏng các quy định hạn chế liên quan đến dịch COVID-19, sự phục hồi chậm chạp trong sản lượng dầu thô của Mỹ và những dự đoán nhu cầu năng lượng sẽ gia tăng trong các dịp lễ.
Bể chứa dầu thô tại Cushing, Oklahoma, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Khép lại phiên này, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 12/2021 đã tăng 1,26 USD, hay 1,5%, lên 83,76 USD/thùng. Tính chung cả tuần, giá dầu WTI tăng 2,6%, qua đó đánh dấu tuần tăng giá thứ chín liên tiếp. Đây là chuỗi khởi sắc dài nhất đối với dầu WTI kể từ khi số liệu giá dầu bắt đầu được thu thập vào tháng 4/1983.
Trong khi đó, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 12/2021 tăng 92 xu Mỹ, hay 1,1%, và đóng phiên ở mức 85,53 USD/thùng. Tính chung cả tuần, giá dầu Brent tăng 0,9%.
Ông Jay Hatfield, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn Infrastructure Capital Advisors (Mỹ), cho biết giá dầu đang kéo dài đà khởi sắc gần 30% trong ba tháng qua, khi dịch COVID-19 đạt “đỉnh” và Mỹ mở cửa đối với du khách đã tiêm vaccine. Infrastructure Capital Advisors dự đoán dầu sẽ được giao dịch trong khoảng giá 80-100 USD/thùng trong năm 2022, nhờ nhu cầu gia tăng từ hoạt động đi lại quốc tế và xu hướng chuyển từ khí tự nhiên sang dầu, giữa lúc giá khí tự nhiên toàn cầu đang ở mức tương đương 180 USD/thùng.
Số liệu từ công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes (Mỹ) ngày 22/10 còn cho thấy khả năng sản lượng dầu của Mỹ có thể sẽ giảm xuống, khi số giàn khoan dầu của Mỹ đã giảm 2 giàn xuống còn 443 giàn trong tuần này. Đây là tuần đầu tiên số giàn khoan của Mỹ giảm xuống trong bảy tuần qua.
Trước đó, trong phiên giao dịch đầu tuần, giá dầu thế giới đi xuống sau khi chạm mức cao nhất của nhiều năm, khi sự nhiệt tình ban đầu về nhu cầu biến mất sau khi có thông tin cho thấy sản lượng công nghiệp của Mỹ trong tháng 9/2021 đã ghi nhận mức giảm sâu nhất trong bảy tháng.
Đáng chú ý, đầu phiên này, giá dầu Brent có thời điểm chạm mức cao nhất tính từ tháng 10/2018 là 86,04 USD/thùng, còn giá dầu WTI cũng tăng lên 83,87 USD/thùng – mức đỉnh kể từ tháng 10/2014.
Ông Phil Flynn, nhà phân tích cấp cao của công ty môi giới đầu tư Price Futures Group ở New York (Mỹ), cho biết thị trường khởi đầu tuần mới với nhiều lạc quan. Nhưng số liệu yếu kém về sản xuất công nghiệp của Mỹ khiến nhà đầu tư mất niềm tin vào nhu cầu, và rồi Trung Quốc công bố những số liệu kinh tế làm gia tăng những lo lắng đó đã khiến giá dầu đảo chiều đi xuống.
Sau đó, giá dầu tăng liên tiếp trong hai phiên 19 và 20/10, sau khi lượng dầu tại kho dự trữ lớn nhất của Mỹ đã chạm mức thấp nhất trong ba năm, và lượng nhiên liệu dự trữ trên cả nước cũng giảm mạnh, cho thấy nhu cầu đang gia tăng.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết lượng dầu dự trữ của Mỹ đã giảm 431.000 thùng trong tuần trước, trái ngược với dự đoán tăng. Bên cạnh đó, lượng xăng dự trữ cũng giảm mạnh, hơn 5 triệu thùng, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2019, do các nhà máy lọc dầu giảm hoạt động xử lý vì lý do bảo dưỡng. Còn lượng dự trữ các sản phẩm chưng cất cũng giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm 2020. Cũng theo số liệu của EIA, lượng dầu dự trữ của Mỹ tại mỏ Cushing, Oklahoma đã chạm mức thấp nhất kể từ tháng 10/2018.
Video đang HOT
Sang phiên giao dịch ngày 21/10, giá dầu thế giới lại giảm xuống do dự báo về mùa Đông ấm áp của Mỹ đã làm đảo chiều đà tăng của giá dầu lên mức cao nhất trong ba năm trên 86 USD/thùng vào đầu phiên này do nguồn cung thắt chặt trong khi nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng mạnh.
Cơ quan quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA) cho biết, thời tiết mùa Đông ở phần lớn nước Mỹ dự kiến sẽ ấm hơn mức trung bình. Các chuyên gia cho rằng điều kiện khô hơn và ấm hơn trên khắp miền Nam và miền Đông nước Mỹ khiến nhu cầu năng lượng sưởi ấm giảm, gây áp lực lên giá dầu.
Theo các chuyên gia, các nhà giao dịch đã đặt mức giá 86 USD/thùng dầu làm ngưỡng bán chốt lời và kết quả là giá “vàng đen” đi xuống. Giá dầu cũng chịu áp lực từ việc giảm giá than và khí đốt tự nhiên. Tại Trung Quốc, giá than giảm 11%, kéo dài mức giảm trong tuần này kể từ khi Bắc Kinh phát đi tín hiệu có thể can thiệp để hạ nhiệt thị trường.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định triển vọng giá dầu vẫn khả quan trong phần còn lại của năm và chuyên gia Giovanni Staunovo của ngân hàng Thụy Sỹ UBS dự kiến giá dầu Brent sẽ giao dịch ở mức 90 USD/thùng trong tháng 12/2021 và tháng 3/2022.
Nhà phân tích cấp cao Edward Moya của công ty môi giới đầu tư OANDA (Mỹ) cho biết, tình trạng của thị trường dầu có vẻ sẽ trở nên thắt chặt hơn khi cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ trầm trọng hơn do thời tiết ở Bắc Bán cầu đã bắt đầu lạnh hơn.
Theo ông, trong khi thiếu hụt than, điện và khí đốt tự nhiên dẫn đến nhu cầu gia tăng đối với dầu thô, sản lượng từ Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng các nhà sản xuất ngoài khối (nhóm OPEC ) hoặc Mỹ lại ít khả năng sẽ tăng.
Cảnh báo giá dầu 200 USD/thùng, nguy cơ đáng sợ cho nền kinh tế
Nền kinh tế thế giới vừa trải qua một thảm họa chưa từng có với sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 và đang đối mặt với khó khăn mới, khi giá dầu tăng mạnh và được dự báo có thể lên ngưỡng 200 USD/thùng.
Giá dầu tăng vọt
Giá dầu vừa trải qua một đợt tăng mạnh. Kết thúc phiên cuối tuần trước, giá dầu ở mức trên mốc 85 USD/thùng đối với dầu Brent, tương đương tăng 3%. Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) trong tuần trước đã tăng thêm 3,5%, lên 83,87 USD/thùng, mức cao nhất trong 7 năm qua.
Theo Goldman Sachs, đây không phải là cú sốc vào mùa đông mang tính tạm thời mà thực chất là sự khởi đầu của một cuộc định giá lại đối với dầu thô. Goldman Sachs dự báo ,giá dầu Brent sẽ đạt mốc 90 USD/thùng trước khi kết thúc năm 2021.
Một số nhà giao dịch tại Mỹ đặt cược giá dầu WTI giao sau tại thị trường New York sẽ tăng vọt qua mức 100 USD/thùng ngay đầu tháng 12 này.
Các chuyên gia trên Reuters cho rằng, sở dĩ giá dầu tăng mạnh là do nhu cầu tăng trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi sau đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, việc thiếu điện đã khiến nhiều nhà máy điện chuyển từ khí đốt và than đá đắt đỏ sang nhiên liệu dầu và diesel.
Cảnh báo đáng sợ: Giá dầu lên 200 USD/thùng, thêm thảm họa cho kinh tế thế giới
Tình trạng của thị trường dầu có vẻ sẽ tồi tệ hơn. Cuộc khủng hoảng năng lượng trở nên trầm trọng khi mà thời tiết ở Bắc bán cầu bắt đầu lạnh dần. Sự thiếu hụt than, điện và khí đốt tự nhiên dẫn đến nhu cầu gia tăng đối với dầu thô. Trong khi đó, sản lượng từ Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng các nhà sản xuất ngoài khối (nhóm OPEC ) hoặc Mỹ lại ít khả năng sẽ tăng.
Gần đây, một số nhà giao dịch đặt cược vào khả năng giá dầu Brent giao dịch tại thị trường London sẽ tăng và đạt 200 USD/thùng vào tháng 12/2022. Nhiều hợp đồng quyền chọn đã cho thấy điều này.
Sự bứt phá nhanh chóng của giá dầu thời kỳ hậu Covid là một dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu trong năm nay sẽ còn kéo dài. Tình trạng gián đoạn của chuỗi cung ứng toàn cầu và sự khan hiếm năng lượng ở nhiều khu vực sẽ tiếp tục đẩy giá nhiên liệu lên cao hơn nữa, bất chấp kinh tế toàn cầu có thể phục hồi chậm lại.
Số liệu gần đây cho thấy, tăng trưởng kinh tế quý III của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong một năm do ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu điện, tắc nghẽn nguồn cung và bùng phát dịch Covid. Tuy nhiên, nguồn cung dầu vẫn được kiểm soát và khả năng Mỹ sử khai thác nguồn dự trữ xăng dầu chiến lược là thấp.
Thực tế cho thấy, dầu là vua trên thị trường năng lượng và dẫn dắt các hàng hóa khác biến động theo.
Nguy cơ mới cho kinh tế thế giới
Nhiều tháng gần đây, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) luôn giữ quan điểm tốc độ gia tăng của lạm phát ở Mỹ là "nhất thời" và sẽ giảm bớt khi các nút thắt trong chuỗi cung ứng giảm đi. Tuy nhiên, sự lo ngại vẫn lan rộng.
Giá dầu tăng mạnh gần đây.
Nhiều chuyên gia nhận định trên Kitco, khi nền kinh tế mở cửa trở lại, nhu cầu hàng hóa tăng nhanh chóng sẽ tác động đến giá cả. Động thái sẽ siết các chương trình mua tài sản và có kế hoạch nâng lãi suất sớm hơn dự kiến cho thấy Fed lo ngại về khả năng lạm phát tăng cao.
Trong tháng 9, Mỹ ghi nhận chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,4%, cao hơn so với dự báo của thị trường là 0,3%. So với cùng kỳ, lạm phát của nước Mỹ đã tăng 5,4%, cao hơn so với mức dự báo 5,3%. Đây là mức cao hơn nhiều so với mục tiêu 2%.
Tại châu Âu, lạm phát trong tháng 9 tăng lên mức 3,4%, vượt lạm phát mục tiêu ở mức 2%.
Cũng trong tháng 9, chỉ số giá sản xuất (PPI) của Trung Quốc đã chạm mức đỉnh 26 năm khi tăng đến 10,7% so với một năm trước. Nếu các doanh nghiệp bắt đầu đẩy chi phí sang cho người tiêu dùng, áp lực lạm phát sẽ còn tăng mạnh hơn nữa.
Cuộc khủng hoảng năng lượng trên phạm vi toàn cầu chưa có dấu hiệu giảm bớt khi hoạt động kinh tế sôi động trở lại sau giai đoạn trì trệ kéo dài do đại dịch. Chính phủ Mỹ cho biết đang theo dõi thị trường năng lượng và chưa có hành động ngay lập tức để hạ nhiệt giá dầu.
Một điểm đáng lưu ý là khi giá các năng lượng khác, như khí đốt tự nhiên và than đá, tiếp tục bị đẩy tăng lên thì rủi ro đối với thị trường dầu mỏ càng lớn. Theo ANZ, hiện tượng tăng tốc chuyển đổi từ khí sang dầu có thể thúc đẩy nhu cầu dầu thô trong sản xuất điện vào mùa đông sắp tới ở Bán cầu Bắc.
Giá dầu tăng sẽ ảnh hưởng tới nhiều loại hàng hóa, trong đó nhóm kim loại sẽ chịu tác động mạnh nhất do chi phí nhiên liệu chiếm phần lớn chi phí sản xuất đối với các mặt hàng này.
Điều đáng lo ngại làm lạm phát cao sẽ buộc các ngân hàng trung ương cắt giảm gói hỗ trợ tiền tệ, tạo ra tác động tiêu cực kép đến nền kinh tế thế giới.
Gần đây, Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ triển vọng tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2021 từ 6% xuống 5,9%, với một trong những nguyên nhân chính là do đà tăng phi mã của giá năng lượng, bao gồm cả dầu, than, khí đốt.
Với Việt Nam, giá dầu thế giới tăng mạnh gây ra khó khăn lớn đối với các doanh nghiệp. Trong đợt điều chỉnh gần nhất, giá xăng đã lên mức 23.000 đồng/lít, cao nhất trong 7 năm qua. Hầu hết các doanh nghiệp sẽ gặp khó vì giá nhiên liệu tăng vọt ở ngay sau khi dịch Covid-19 dần được kiểm soát.
Gần đây, nhiều chuyên gia lo ngại về một kịch bản xấu hơn đối với kinh tế thế giới. Đó là đình lạm. Giới đầu tư lo lắng tăng trưởng GDP xuống thấp ngay khi lạm phát cao. Bức tranh kinh tế năm nay đang gợi nhắc về cú sốc lạm phát đình đốn từng diễn ra trong những năm 1970. Nếu điều này xảy ra, đây là bài toán khó đối với chính phủ các nước. Kinh tế chưa kịp hồi phục đã phải đạp phanh để kiểm soát lạm phát.
Cục Dự trữ liên bang Mỹ sẽ có cuộc họp trong tháng 11 tới. Ngân hàng TƯ Mỹ có thể bắt đầu giảm mức 120 tỷ USD mua tài sản hàng tháng tưrong tháng tới. Nhiều quan chức ngân hàng TƯ Mỹ cũng ủng hộ tăng lãi suất vào năm 2022.
OPEC+ duy trì mức tăng sản lượng dầu mỏ Bất chấp nhu cầu tiêu thụ và giá dầu tăng mạnh đe dọa đà phục hồi kinh tế thế giới sau những tác động của đại dịch COVID-19, ngày 4/10, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác (OPEC ) nhất trí duy trì mức tăng sản lượng dầu thô 400.000 thùng/ngày đã thỏa thuận đến tháng 11 tới. Giếng...