Dầu thô giảm sâu, xuống dưới 100 USD/thùng sau diễn biến ở Ukraine và Trung Quốc
Giá dầu thô trong phiên giao dịch ngày 15/3 tiếp tục giảm sâu, do những diễn biến tích cực trong tiến trình đàm phán Nga-Ukraine, cùng với đó là diễn biến dịch bệnh xấu đi tại Trung Quốc, gây lo ngại về cầu tiêu thụ suy giảm.
Bơm xăng cho phương tiện tại một trạm xăng ở New York, Mỹ, ngày 8/3/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Tại thời điểm giao dịch lúc 14h45 (giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ Tây Texas (WTI) kỳ hạn giao tháng 4/2022 được giao dịch ở mức giá 97,43 USD/thùng, giảm 5,88 USD/thùng, tương đương với mức giảm 5,42% so với chốt phiên ngày 14/3. Giá dầu Brent Biển Bắc cùng thời điểm là 100,84 USD/thùng, giảm 6,06 USD/thùng, tương đương mức giảm 5,63 USD/thùng so với chốt phiên trước đó.
Đây là mức giá thấp nhất của dầu thô trong hai tuần trở lại đây. Lần đầu tiên kể từ ngày 1/3, dầu WTI xuống dưới ngưỡng 100 USD/thùng. Trước đó, dầu WTI từng mất giá 5,8% sau khi chốt phiên giao dịch ngày 14/3.
Video đang HOT
Giá dầu giảm sau khi xuất hiện thông tin tích cực liên quan đến tiến trình đàm phán về một lệnh ngừng bắn giữa Nga và Ukraine. Cùng với đó là những lo ngại về cầu tiêu thụ dầu mỏ suy yếu tại Trung Quốc trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang đối mặt với đợt dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong vòng hai năm trở lại đây.
“Kỳ vọng vào diễn biến tích cực trong đàm phán ngừng bắn Nga-Ukraine làm dấy lên hy vọng giúp giảm căng thẳng trên thị trường dầu mỏ toàn cầu. Lệnh phong tỏa được được áp dụng tại nhiều tỉnh, thành ở Trung Quốc nhằm kiểm soát đại dịch COVID-19 cũng gây ra quan ngại về cầu suy yếu”, ông Toshitaka Tazawa, chuyên gia phân tích tại công ty chứng khoán Fujitomi Co Ltd. ( Nhật Bản), nhận định.
Trung Quốc trong ngày 14/3 ghi nhận 3.507 ca lây nhiễm cộng đồng, tăng gấp đôi so với một ngày trước đó và là mức cao nhất trong vòng hai năm trở lại đây. Tỉnh Cát Lâm ở vùng đông bắc hiện là tâm dịch, khi trong ngày có tới 3.076 ca lây nhiễm cộng đồng, chiếm 90% ca nhiễm ở toàn đại lục và tăng gấp ba lần so với ngày 14/3. Tính đến ngày 15/3, có ít nhất 13 thành phố tại Trung Quốc đại lục bị phong tỏa cứng, bên cạnh đó còn một số thành phố bị đóng cửa một phần.
Thâm Quyến – trung tâm công nghệ, chế tạo phía nam thuộc tỉnh Quảng Đông, đã bước vào đợt phong tỏa được ba ngày, nhiều nhà máy đóng cửa. Thượng Hải, một trung tâm kinh tế khác, cũng đang áp dụng nhiều quy định hạn chế.
Liên quan đến tình hình Ukraine, cuối ngày 14/3, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết đàm phán giữa nước này với Nga sẽ được nối lại trong ngày 15/3 (giờ địa phương). Các quan chức Nga, Ukraine và Mỹ cùng ngày đồng loạt đánh giá đối thoại Nga – Ukraine tiến triển tích cực. Ông Mykhailo Podolyak, thành viên đoàn đàm phán, cố vấn cho Tổng thống Volodymyr Zelensky thậm chí còn dự đoán các bên sẽ đạt được một số kết quả “trong vài ngày tới”.
Căng thẳng Nga - Ukraine làm trầm trọng thêm vấn đề giá nhiên liệu tại Mỹ
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, cuộc khủng hoảng giữa Nga và Ukraine được cho là sẽ gia tăng thêm sức ép đối với chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden hiện nay liên quan giá nhiên liệu tăng cao.
Các phương tiện xếp hàng chờ đổ xăng tại một trạm xăng ở Arlington, Virginia, Mỹ. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Trong một phát biểu gần đây, bản thân Tổng thống Biden cũng đã đề cập đến giá năng lượng và thừa nhận tiềm ẩn những tác động tiêu cực trong vấn đề này.
Việc tăng giá xăng dầu hơn nữa có thể chất thêm "chi phí chính trị" cho đảng Dân chủ trong nỗ lực duy trì thế đa số tại cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sắp tới. Bất ổn xung quanh thị trường dầu mỏ của Nga - nhà sản xuất dầu lớn thứ ba thế giới - đã đẩy giá nhiên liệu này tăng cao, dao động ở mức khoảng 92 USD/thùng trong ngày 17/2. Giới chuyên gia cho rằng giá dầu có thể còn tiếp tục tăng hơn nữa và tác động đến giá khí đốt. Theo chuyên gia Claudio Galimberti thuộc công ty nghiên cứu năng lượng Rystad Energy, giá dầu có thể lên mức 100 USD/thùng trong vài ngày tới.
Trong khi đó, chuyên gia Giovanni Staunovo, một nhà phân tích hàng hóa quản lý tài sản tại UBS, cho rằng cuộc khủng hoảng Ukraine xảy ra trong bối cảnh một loạt các yếu tố khác đã làm gián đoạn thị trường. Ông lưu ý lượng dầu và khí đốt dự trữ trên toàn cầu vốn đang ở mức thấp, đầu tư vào các dự án dầu khí mới đã sụt giảm trong vài năm qua và công suất dự phòng trong lĩnh vực dầu khí là hạn chế. Do đó, theo chuyên gia này, thị trường dầu mỏ và khí đốt tự nhiên sẽ rất nhạy cảm với bất kỳ sự gián đoạn nào.
Trong một bài phát biểu ngày 15/2, Tổng thống Biden thừa nhận rằng các lệnh trừng phạt áp đặt đối với Nga liên quan vấn đề Ukraine có nguy cơ làm tăng giá khí đốt. Giới chức Mỹ và châu Âu tuy tỏ ra quyết tâm áp đặt trừng phạt Moskva, nhưng cũng thừa nhận rằng hai bên chưa thống nhất về các lệnh trừng phạt cụ thể ảnh hưởng đến lĩnh vực khí đốt.
Dầu thô của Nga chính thức có tên trong danh sách cấm nhập khẩu của Mỹ Trong phát biểu ngày 8/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chính thức công bố lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga trong khi Nga đang triển khai chiến dịch đặc biệt liên quan tới Ukraine. Tại một trạm bán xăng ở Brooklyn, New York, Mỹ. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN Trước đó, các hãng tin của Nga dẫn lời Phó Thủ tướng...