Đấu thầu thành công 5.600 tỷ đồng tiền tạm nhàn rỗi từ Quỹ vaccine
Số tiền tạm thời nhàn rỗi của Quỹ vaccine phòng COVID-19 dự kiến được gửi tại các ngân hàng thương mại nhằm mục đích bảo toàn và phát triển vốn cho quỹ trong quá trình chờ đợi mua đủ vaccine.
Từ khi thành lập quỹ đến nay, bình quân mỗi ngày, Quỹ vaccine có trên 10.000 lượt tổ chức, cá nhân chuyển khoản. (Ảnh: Phạm Hậu/TTXVN)
Trao đổi với báo chí chiều ngày 1/7, Phó Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước, Giám đốc Ban quản lý Quỹ vaccine phòng COVID-19 Nguyễn Quang Vinh cho biết đã đấu thầu thành công phiên đầu tiên nhằm gửi một phần tiền nhàn rỗi từ quỹ trong quá trình chờ mua vaccine phòng COVID-19.
Đã có 4 ngân hàng lớn là Vietcombank, VietinBank, Agribank và BIDV trúng thầu với tổng số tiền là 5.600 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Quang Vinh cho biết mỗi ngân hàng trúng thầu được gửi 1.400 tỷ đồng; với mức lãi suất từ 3% đến 3,3%. Theo quy định, số tiền tạm thời nhàn rỗi của Quỹ vaccine phòng COVID-19 dự kiến được gửi tại các ngân hàng thương mại nhằm mục đích bảo toàn và phát triển vốn cho quỹ trong quá trình chờ đợi mua đủ thuốc vaccine cho người dân.
Theo quy định tại Thông tư 41/2021/TT-BTC ngày 02/6/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn về tổ chức, hoạt động, quản lý, sử dụng và kế toán, quyết toán, công khai tài chính Quỹ vaccine phòng COVID-19, quỹ gửi tiền nhàn rỗi tại các ngân hàng thương mại mà Kho bạc Nhà nước lựa chọn để gửi có kỳ hạn các khoản ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi.
Quy trình lựa chọn ngân hàng thương mại này của Kho bạc Nhà nước đã được thực hiện theo quy định tại Nghị định 24/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước và Thông tư 64/2019/TT-BTC ngày 16/9/2019 của Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư 314/2016/TT-BTC ngày 28/11/2016 hướng dẫn Nghị định 24/2016/NĐ-CP.
Việc lựa chọn này đảm bảo công khai, minh bạch và công bằng trên cơ sở xếp hạng của Ngân hàng Nhà nước cũng như các tiêu chí đánh giá cụ thể về quy mô tổng tài sản, tổng vốn chủ sở hữu, chất lượng tín dụng, kết quả hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng.
Quy trình gửi tiền nhàn rỗi của Quỹ vaccine phòng COVID-19 được tiến hành chặt chẽ, công khai, minh bạch theo từng bước, bao gồm: thông báo nhu cầu gửi tiền của quỹ tới các ngân hàng thương mại; nhận, mở bản chào nhận tiền gửi của các ngân hàng thương mại; xác định lãi suất, khối lượng gửi tiền theo nguyên tắc cạnh tranh về lãi suất và ký kết hợp đồng gửi tiền với các ngân hàng thương mại.
Hiện số dư của ngân sách nhà nước đang được công khai đấu thầu trực tuyến.
Video đang HOT
Theo lãnh đạo Kho bạc nhà nước, mức lãi suất tiền gửi của thông qua đấu thầu cũng cao hơn so với trước, tùy thuộc vào thị trường có thể cao hơn lãi suất bình quân liên ngân hàng, góp phần gia tăng nguồn thu cho ngân sách.
Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước khẳng định toàn bộ các khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân cho quỹ; lãi tiền gửi của quỹ tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng thương mại (kể cả không kỳ hạn và có kỳ hạn) đều là nguồn thu của quỹ và được sử dụng để hỗ trợ, tài trợ cho hoạt động mua, nhập khẩu vaccine, nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước và sử dụng vaccine phòng COVID-19 theo quy định.
Kho bạc Nhà nước cũng đang có kế hoạch tiếp tục đấu thầu kỳ tiếp theo để bảo toàn và tăng trưởng quỹ, bảo đảm nguồn lực tài chính hiệu quả cho việc mua, nhập khẩu, nghiên cứu, sản xuất vaccine, góp phần sớm đưa đất nước trở lại trạng thái bình thường mới.
Theo ông Nguyễn Quang Vinh, tính từ khi thành lập quỹ đến nay, bình quân mỗi ngày, Quỹ vaccine có trên 10.000 lượt tổ chức, cá nhân chuyển khoản, chưa kể trên 1 triệu tin nhắn. Số huy động vào Quỹ vaccine phòng COVID-19 tính đến 17 giờ chiều 1/7 là 7.986 tỷ đồng (bao gồm ngoại tệ quy đổi). Tổng số tổ chức, cá nhân đã đóng góp là 356.715 lượt. Số tiền này chưa bao gồm tiền của những đơn vị cam kết ủng hộ cho Quỹ vaccine.
Thời gian tới, kỳ vọng quỹ sẽ nhận được sự đóng góp của tất cả các tổ chức, cá nhân với số tiền khoàng 10.000 tỷ đồng.
Theo Ban Quản lý Quỹ vaccine phòng COVID-19, thời gian qua, Quỹ vaccine phòng COVID-19 của Chính phủ giao cho Bộ Tài chính quản lý.
Từ khi thành lập đến nay, Quỹ đã nhận được sự quan tâm, chia sẻ, ủng hộ của rất nhiều bộ, ban, ngành cơ quan Trung ương và địa phương; các doanh nghiệp, doanh nhân, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước.
Theo cân đối nguồn lực, để mua và tiêm cho 75 triệu dân cần 150 triệu liều vaccine với kinh phí là 25.200 tỷ đồng.
Chỉ sau một thời gian ngắn từ khi thành lập Quỹ đến nay đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Nhằm tạo thuận lợi để nhân dân và các đoàn thể giám sát hoạt động của quỹ, thông tin về số tiền huy động, danh sách các tổ chức, cá nhân tài trợ, đóng góp, tiền lãi từ hoạt động gửi tiền nhàn rỗi của quỹ tại ngân hàng,… cũng như tình hình thu, chi chung của quỹ đều được công khai đầy đủ, minh bạch trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính, Cổng thông tin điện từ của Kho bạc Nhà nước, Cổng thông tin điện tử của quỹ và qua các hình thức công bố, công khai khác./.
Tổng bí thư: 'Không để dịch lan rộng và bùng phát trong cộng đồng'
Dự báo tình hình dịch diễn biến rất phức tạp, khó lường, Tổng bí thư yêu cầu tuyệt đối không được chủ quan mà phải ngăn chặn, không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng.
Sáng 11/6, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp của Bộ Chính trị cho ý kiến về tình hình phòng, chống dịch Covid-19.
Theo Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, kể từ đầu năm 2020 khi xảy ra dịch Covid-19 đến nay, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch đã chủ động chỉ đạo sát sao, quyết liệt, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc và thực hiện các biện pháp mạnh mẽ, tích cực để ngăn chặn dịch bệnh.
Chủ động ứng phó với mọi tình huống
Trước diễn biến dịch ngày càng phức tạp, khó lường, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiếp tục có những chỉ đạo căn cơ, để phòng, chống dịch hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Người đứng đầu Đảng đánh giá việc làm của chúng ta là khá sớm, kịp thời, liên tục chứ không hề buông lỏng. "Vừa qua, chúng ta cũng khá nhạy bén, chủ động, có nhiều biện pháp quyết liệt, kịp thời, hiệu quả và cả hệ thống chính trị, toàn dân ủng hộ công cuộc chống dịch", Tổng bí thư nhận định.
Nhắc đến hình ảnh những cụ già, em bé đi ủng hộ, các đơn vị đóng góp cho cuộc chiến này, Tổng bí thư cho rằng tình nghĩa đoàn kết rất quan trọng trong việc động viên tinh thần bên cạnh các giải pháp về chuyên môn.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, thỏa mãn với những kết quả bước đầu trong phòng, chống dịch. Ảnh: TTXVN.
Ngoài sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, đặc biệt của lực lượng y, bác sỹ, quân đội, công an, đội ngũ cán bộ ở cơ sở, Tổng bí thư biểu dương tinh thần đoàn kết, nhân ái của nhân dân ta.
Trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp, các ngành, các cấp đã quan tâm chăm lo đời sống nhân dân, đặc biệt là vùng có dịch, phải cách ly y tế; bước đầu tháo gỡ một số cơ chế về sản xuất và mua vaccine, thành lập Quỹ vaccine phòng Covid-19, thu hút sự hưởng ứng tích cực của đông đảo người dân và doanh nghiệp trong phòng, chống dịch.
Một lần nữa nêu cao tinh thần "chống dịch như chống giặc", Tổng bí thư yêu cầu các lực lượng tiếp tục triển khai giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả, nhất là tại các địa phương đang có ổ dịch lớn, để sớm ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh.
Trong thời gian tới, Tổng bí thư yêu cầu tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, thỏa mãn với những kết quả bước đầu; phải ngăn chặn, không để dịch lan rộng và bùng phát trong cộng đồng; chủ động các phương án, kịch bản để kịp thời ứng phó với mọi tình huống.
Ban Cán sự Đảng Chính phủ tập trung chỉ đạo, huy động các nguồn lực để đẩy nhanh việc mua và tiêm vaccine, tiếp tục hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, phát triển vaccine trong nước.
Cùng với đó, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong phòng, chống dịch, cung cấp vaccine, nhất là đối tác, bạn bè truyền thống có tiềm lực về nghiên cứu, ứng dụng y khoa trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp vaccine; xem xét và sớm tháo gỡ những vướng mắc về mặt pháp lý liên quan đến lựa chọn, mua vaccine.
Nghiên cứu thí điểm hộ chiếu vaccine
Tổng bí thư lưu ý cần tiếp tục kiểm soát chặt chẽ việc nhập cảnh trong bối cảnh dịch đang bùng phát mạnh như hiện nay. Các cơ quan chức năng cần bảo đảm an ninh, an toàn các lĩnh vực, địa bàn quan trọng và khu vực sản xuất tập trung nhiều lao động; phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời nguy cơ gây lây nhiễm dịch bệnh và mất an ninh trật tự.
Trong kết luận vừa được ban hành, Bộ Chính trị yêu cầu triệt để tiết kiệm chi ngân sách, nhất là chi thường xuyên để bảo đảm đầy đủ nguồn lực cho phòng, chống dịch.
Bộ Chính trị cũng nêu quan điểm nghiên cứu cho thí điểm sử dụng hộ chiếu vaccine với khách quốc tế đến một số trung tâm du lịch có thể kiểm soát được dịch bệnh, như Phú Quốc (Kiên Giang).
Cùng với đó, Bộ Chính trị yêu cầu xem xét cho phép tổ chức, cá nhân đủ điều kiện theo quy định của Nhà nước tham gia vào lĩnh vực mua, cung cấp vaccine ngừa Covid-19, để đẩy nhanh việc mua và tổ chức tốt việc tiêm vaccine cho người dân. Trong đó, các đối tượng ở tuyến đầu phòng, chống dịch, vùng có nguy cơ cao, người lao động trực tiếp sản xuất ở các khu công nghiệp cần được ưu tiên; nghiên cứu, xem xét việc tiêm vaccine cho trẻ em.
Song song đó, Bộ Chính trị cho rằng cần sớm xây dựng, công khai chương trình, kế hoạch tiêm vaccine cho người dân nhằm đạt miễn dịch cộng đồng với lộ trình, thời gian cụ thể.
Cựu chiến binh Lê Văn Kiểm ủng hộ 500 tỷ đồng Quỹ vaccine phòng Covid-19 Hưởng ứng lời kêu gọi của Chính Phủ trong công tác phòng chống, dịch Covid-19, tối 5-6, tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã diễn ra chương trình Lễ ra mắt Quỹ vaccine phòng Covid-19, với sự tham dự của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính. Bên cạnh đó, còn có các đồng chí Ủy viên T.Ư...