Đấu thầu giúp giảm giá thuốc trên 10%
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa có buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đại diện một số bệnh viện (BV) về tình hình cung ứng thuốc.
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định, việc tổ chức đấu thầu thuốc trong thời gian qua đã đạt kết quả tích cực, giảm được giá thuốc. Mỗi năm giá thuốc giảm trên 10% tại một số tỉnh, kết quả đấu thầu ở Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam còn giảm nhiều hơn nữa.
Tuy nhiên, trước thông tin từ người bệnh, báo chí, đồng thời Phó Thủ tướng đã trực tiếp khảo sát một số BV, cho thấy tại một số BV, đặc biệt BV tuyến cuối T.Ư xảy ra hiện tượng thiếu cục bộ một số loại thuốc ở một số bộ phận, khoa, phòng, trong một số thời điểm.
Các bệnh viện được yêu cầu không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc. Ảnh: D.L
Người dân cũng phản ánh có tình trạng một số BV, nhà thuốc trong BV chỉ có thuốc thuộc nhóm 3 (được sản xuất trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn WHO-GMP được Bộ Y tế Việt Nam cấp giấy chứng nhận) trong khi nhiều người bệnh quen sử dụng thuốc nhóm 1 (được sản xuất ở Tây Âu, các nước phát triển). Có người bệnh muốn trả tiền thêm để sử dụng thuốc thuộc nhóm 1 mà không được. Các ý kiến tại cuộc họp khẳng định hiện tượng này không phải ở tất cả các BV nhưng có thật, vì vậy cần có các giải pháp tháo gỡ, phát huy những quy định đúng, điều chỉnh bất cập, ưu tiên cứu chữa người bệnh, nhất là trong điều kiện mệnh giá BHYT còn thấp, nguy cơ vỡ Quỹ BHYT nếu không kiểm soát tốt việc thanh toán.
Phó Thủ tướng yêu cầu phải có sự bàn bạc, phối hợp giữa Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các BV để tháo gỡ các vướng mắc. Trước hết là khắc phục ngay những bất cập khi áp dụng Thông tư 11, 19 liên quan đến đấu thầu, mua sắm thuốc trong BV gây ra tình trạng các loại thuốc thay thế lẫn nhau được nhưng do quy định nên khó thay thế; các doanh nghiệp nhập khẩu một số loại thuốc không thể chuyển, bán thuốc cho nhau được… Bộ Y tế đã bắt đầu quy trình sửa các thông tư này thì cần đẩy nhanh tốc độ, làm sớm để khắc khục.
Video đang HOT
Đối với một số thuốc ít sử dụng, Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế lên danh mục để các BV có cơ chế dự trữ, “không để xảy ra tình huống 2-3 năm không có ca bệnh hoặc rất ít, nhưng lúc xuất hiện người mắc bệnh lại không có thuốc điều trị”.
Để giải quyết vấn đề giữa thuốc chất lượng tốt hơn và thuốc chất lượng thấp hơn, Phó Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần chung là BHYT không thể chi trả hết những loại thuốc tốt nhất và thường là đắt nhất. Do đó phải quy định BHYT chi trả ở mức nào, những loại thuốc nào, nhưng các quy định về đấu thầu, mua thuốc không được để tình trạng có những bệnh nhân khá giả sẵn sàng chi trả mà không có thuốc tốt hơn.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị các bộ, ngành liên quan khẩn trương rà soát, xem xét lại tất cả quy định về đấu thầu, mua thuốc trong BV. Trong lúc chưa áp dụng toàn bộ thì có những quy định “thông thoáng hơn” cho một số BV hạng đặc biệt của T.Ư và một số BV tuyến cuối có uy tín, đội ngũ bác sĩ tốt, được người dân tin tưởng. Về lâu dài, quy định đấu thầu, mua thuốc phải tạo thuận lợi cho công tác quản lý thuốc của Bộ Y tế cũng như các BV.
Theo Danviet
Vì sao chạy thận ở Hòa Bình đắt gấp đôi bệnh viện tuyến Trung ương?
Giám đốc bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đã có ý kiến trước thông tin về việc chi phí chạy thận ở bệnh viện Đa khoa Hòa Bình cao hơn bệnh viện tuyến Trung ương nhiều.
Tại phiên tòa xét xử các bị cáo liên quan vụ án chạy thận tại bệnh viện Đa khoa Hòa Bình làm 9 người tử vong cách đây 1 năm, luật sư Nguyễn Danh Huế đưa ra vấn đề về chi phí chạy thận ở Hòa Bình đắt gấp đôi ở Hà Nội.
Cụ thể, luật sư Huế nêu: Hòa Bình là tỉnh nghèo, nhưng bệnh nhân ở bệnh viện Đa khoa Hoà Bình lại phải chịu chi phí chạy thận đắt tới mức phi lý (7,7 USD/ca chạy thận). "Ở nơi đắt đỏ nhất như tuyến Trung ương tại bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), giá cũng chỉ 3,5-4 USD nhưng ở Đơn nguyên thận nhân tạo bệnh viện Đa khoa Hoà Bình lại có giá gấp đôi. Đây là điều vô lý", luật sư Huế nêu quan điểm.
Trước thông tin này, ông Lê Xuân Hoàng - Giám đốc bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cho biết, trước đây, bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình hợp đồng với công ty TNHH Thiên Sơn, mỗi ca phải trả tiền thuê máy của họ là 7,7 USD. Đây là chi phí bệnh viện trả, còn bệnh nhân chạy thận được bảo hiểm chi trả.
"Đây là liên kết giữa bệnh viện và công ty Thiên Sơn vì trước đây mình không có máy, không mua được máy, mình phải thuê của công ty Thiên Sơn.
Vấn đề này tôi không nắm được vì thời điểm đó tôi chưa về công tác tại bệnh viện. Sau khi sự cố chạy thận xảy ra, chúng tôi đã cho dừng chạy máy đó. Hiện tại, sau khi Đơn nguyên thận nhân tạo - khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện hoạt động trở lại, chúng tôi đang sử dụng 10 máy của bộ Y tế cấp và một số máy của bệnh viện. Mức chi trả cho mỗi ca chạy thận sẽ theo quy định của bộ Y tế", ông Hoàng nhấn mạnh.
Ảnh minh họa.
Theo tìm hiểu của PV, theo quy định của bộ Y tế, cơ cấu giá một lần chạy thận nhân tạo của bệnh nhân thận được xây dựng gồm 11 khoản bao gồm chi phí dây lọc máu, dịch lọc, màng lọc, dịch sát khuẩn màng lọc...
Trong đó bảo hiểm y tế thanh toán 7 khoản nhưng không vượt quá 543.000 đồng (đối với bệnh viện hạng một). Mức chi trả bảo hiểm còn tùy thuộc vào vấn đề người bệnh được thanh toán theo diện đồng chi trả 80%, 95% hay 100%; chạy thận ở bệnh viện hạng nào.
Bên cạnh đó, bệnh nhân phải chạy thận nhận tạo có hai dạng là chạy thận cấp cứu (khi có bệnh lý cấp tính) và chạy thận chu kỳ.
Thông thường bệnh nhân được chỉ định chạy thận 3 lần mỗi tuần; trường hợp bệnh nhẹ thì thời gian đầu 2 lần một tuần sau đó tăng lên 3 lần.
Bệnh nhân chạy thận cấp cứu lần đầu phải đặt catheter riêng chi phí phần này khoảng một triệu đồng. Chi phí chạy thận chu kỳ tùy thuộc vào vật tư tiêu hao, theo thông tin chia sẻ từ ông Phan Văn Toàn, Vụ phó vụ Bảo hiểm Y tế, bộ Y tế thì, nếu tính theo giá đầy đủ thì hiện nay chưa có mức giá cụ thể.
Chính phủ đang giao lộ trình cho bộ Y tế đến năm 2020 mới tính đầy đủ được. Còn tính theo bảo hiểm là tính chi phí trực tiếp cộng với tiền lương.
"Những người chạy thận nhân tạo đa số là hộ nghèo được bảo hiểm chi trả 100%. Tuy nhiên, còn tùy theo yêu cầu hay dịch vụ kỹ thuật nào nằm ngoài phạm vi thanh toán của bảo hiểm thì họ vẫn phải thanh toán", ông Toàn nói.
Ông Lê Văn Phúc, Phó Trưởng ban phụ trách ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng đưa ra ý kiến, với đối tượng hưởng bảo hiểm 100% sẽ được bảo hiểm chi trả toàn bộ chi phí nằm trong danh mục được bảo hiểm y tế chi trả.
Với đối tượng phải đóng 20% bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì lần khám chữa bệnh lần sau khi đi đúng tuyến sẽ được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh nằm trong danh mục được bảo hiểm y tế chi trả.
Trước thông tin PV đưa ra về mức giá chạy thận ở bệnh viện Đa khoa Hòa Bình cao hơn nhiều so với bệnh viện tuyến Trung ương như luật sư đưa ra ở phiên tòa xét xử các bị cáo trong vụ án chạy thận, ông Phúc cho hay: "Đó là ăn chia giữa đơn vị đặt máy và bệnh viện".
Theo Cửu Long - Hoài Thanh (VNE)
'Mua thuốc cho con, bố mẹ phải trình chứng minh thư', Bộ Y tế nói gì? Trước quy định "khi mua thuốc ngoại trú đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi, bố mẹ phải mang chứng minh thư" có hiệu lực từ ngày 1.3 khiến dư luận xôn xao vì khó thực thi, gây khó cho người dân, ngày 2.3, đại diện Bộ Y tế đã thông tin. Nhiều bố mẹ bất bình trước thông tin "từ ngày 1.3,...