Đấu thầu 5 dự án cao tốc, tiết giảm 13.000 tỷ đồng
Sau khi tổ chức đấu thầu cạnh tranh, 5 dự án đường bộ cao tốc do TCT Đầu tư phát triển đường cao tốc VN làm chủ đầu tư đã tiết giảm khoảng 13.000 tỷ đồng so với dự toán ban đầu.
Sau khi đưa vào khai thác toàn tuyến từ 2/9/2018, cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi đã rút ngắn thời gian di chuyển từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi xuống còn khoảng 1 giờ, thay vì 3 giờ đi trên QL1
Đồng thời, trong quá trình xây dựng, thông qua các giải pháp điều chỉnh thiết kế kỹ thuật và biện pháp thi công, chi phí đầu tư các dự án còn tiết giảm thêm hàng nghìn tỷ đồng, nhất là tại Dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi.
Giảm chi phí, quản chặt chất lượng cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi
TCT Đầu tư phát triển đường cao tốc VN ( VEC) hiện là chủ đầu tư 5 dự án đường cao tốc có quy mô lớn và hiện đại nhất Việt Nam. Đây là DN đâu tàu trong phát triên mạng lưới đường cao tôc quôc gia khi đã đầu tư và đưa vào khai thác 4 tuyên cao tôc với tổng chiều dài gần 500km, gôm: Cầu Giẽ – Ninh Bình; Nội Bài – Lào Cai; TP HCM – Long Thành – Dầu Giây và Đà Nẵng – Quảng Ngãi. Còn dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành đang trong quá trình triển khai đầu tư xây dựng, dự kiến hoàn thành, đưa vào khai thác toàn tuyến trong năm 2020.
Đáng chú ý, 4/5 dự án cao tốc do VEC làm chủ đầu tư đều được tổ chức đấu thầu cạnh tranh theo hình thức quốc tế (riêng cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình không đầu tư bằng vốn nước ngoài nên tổ chức đấu thầu trong nước), qua đó tiết giảm khoảng 13.000 tỷ đồng (tính cả xây lắp, tư vấn, di dời hạng mục kỹ thuật,…) so với giá dự toán ban đầu. Cụ thể, cao tốc Bến Lức – Long Thành và Đà Nẵng – Quảng Ngãi là hai dự án có giá trị tiết giảm sau đấu thầu các gói thầu xây lắp chính lớn nhất. Trong đó, cao tốc Bến Lức – Long Thành tiết giảm 3.664 tỷ đồng, Đà Nẵng – Quảng Ngãi giảm 3.652,3 tỷ đồng. Tiếp sau, cao tốc Nội Bài – Lào Cai tiết giảm 3.013,3 tỷ đồng, TP HCM – Long Thành – Dầu Giây giảm 1.726,8 tỷ đồng. Riêng, cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình tổ chức đấu thầu trong nước, tiết giảm khoảng 26 tỷ đồng.
Dự án xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi được khởi công vào ngày 19/5/2013, có chiều dài gần 140km, đi qua 3 địa phương là TP Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi. Dự án có tổng vốn đầu tư ban đầu hơn 34,5 nghìn tỷ đồng từ vốn vay của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng Thế giới (WB) và vốn đối ứng trong nước. Dự án đi vào khai thác toàn tuyến từ 2/9/2018, đã rút ngắn thời gian di chuyển từ Đà Nẵng – Quảng Ngãi còn hơn 1 giờ, so với khoảng hơn 3 giờ khi lưu thông trên QL1.
Ngoài việc tiết giảm so với giá dự toán từ đấu thầu cạnh tranh quốc tế, trong quá trình triển khai xây dựng, các dự án do VEC làm chủ đầu tư còn tiết giảm thêm hàng nghìn tỷ đồng thông qua việc điều chỉnh thiết kế kỹ thuật và biện pháp thi công trên cơ sở vẫn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật dự án. Điển hình, tại Dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, trong bước thiết kế cơ sở đã tiến hành điều chỉnh hướng tuyến, kết cấu cầu, nút giao,… tiết giảm chi phí đầu tư được 2.371 tỷ đồng. Tiếp đến, công đoạn thiết kế bản vẽ thi công, đã tiến hành điều chỉnh trắc dọc, mặt cắt ngang, khe co giãn,… kéo chi phí đầu tư công trình tiếp tục giảm thêm gần 200 tỷ đồng. Bên cạnh đó, dự án cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây, sau khi điều chỉnh giải pháp xử lý đất yếu tại gói thầu số 9, điều chỉnh lớp đệm cát thoát nước cho đoạn xử lý đất yếu bằng công nghệ hút chân không và điều chỉnh xử lý đất yếu từ cọc đất gia cố xi măng sang công nghệ hút chân không tại gói thầu số 3 đã tiết giảm thêm 90,68 tỷ đồng.
Tổng mức đầu tư ban đầu của cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi hơn 34.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, thông qua đấu thầu cạnh tranh quốc tế và tiết giảm các chi phí khác, tổng mức đầu tư dự kiến sẽ giảm còn khoảng 28.000 tỷ đồng. Công tác kiểm soát chất lượng tại cao tốc đầu tiên ở khu vực miền Trung được chủ đầu tư đặc biệt quan tâm trong suốt quá trình thi công, xây dựng bằng hệ thống, quy trình quản lý chất lượng chặt chẽ, khoa học. Theo đó, tất cả hạng mục thi công tại hiện trường đều được kiểm soát bởi các hệ thống quản lý chất lượng theo khung tiêu chuẩn khảo sát, thiết kế, thi công và nghiệm thu được Bộ GTVT phê duyệt, chỉ dẫn kỹ thuật, các yêu cầu của hợp đồng và các quy định hiện hành.
Cụ thể, hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu được tư vấn giám sát phê duyệt; các phòng thí nghiệm hiện trường của nhà thầu được tư vấn giám sát, chủ đầu tư xem xét, chấp thuận. Đồng thời, các đơn vị tư vấn giám sát quản lý trực tiếp chất lượng thi công các nhà thầu, riêng đoạn tuyến sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) có thêm phòng thí nghiệm độc lập của tư vấn giám sát. Ngoài ra, Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước còn chỉ định đơn vị kiểm định độc lập để phục vụ công tác kiểm tra chất lượng…
Video đang HOT
“Trong công tác quản lý chất lượng, ngoài việc kiểm soát toàn bộ vật liệu đầu vào cho từng gói thầu, tất cả các phần việc trước khi tiến hành thi công đều được tư vấn giám sát kiểm tra chặt chẽ về thiết bị, thi công thử trước khi thi công đại trà. Trong suốt quá trình thi công, dự án đã được Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước tiến hành kiểm tra định kỳ 3 – 6 tháng/lần. Đồng thời, tư vấn kiểm định độc lập cũng thường xuyên kiểm tra, đánh giá để chấn chỉnh về chất lượng thi công công trình”, đại diện VEC nói.
Lợi lớn từ dự án cao tốc đầu tiên ở miền Trung
4 dự án cao tốc do VEC làm chủ đầu tư đã đưa vào khai thác đang phát huy hiệu quả to lớn trong việc rút ngắn thời gian đi lại, giảm chi phí, đảm bảo ATGT cho các chủ phương tiện, tạo động lực phát triển KT-XH cho các địa phương, khu vực nơi dự án đi qua. Theo thống kê của VEC, tính đến hết tháng 10/2018, 4 tuyến cao tốc: Nội Bài – Lào Cai, Cầu Giẽ – Ninh Bình, TP HCM – Long Thành – Dầu Giây và Đà Nẵng – Quảng Ngãi đã phục vụ trên 145 triệu lượt phương tiện qua lại an toàn.
Trong đó, tuyến Cầu Giẽ – Ninh Bình đã đón 58,3 triệu lượt phương tiện, TP HCM – Long Thành – Dầu Giây đã vượt qua con số 54,4 triệu lượt, Nội Bài – Lào Cai hơn 31,5 triệu lượt. Đặc biệt, cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi thông 65km đoạn tuyến JICA từ ngày 2/8/2017 và đưa vào khai thác toàn tuyến từ 2/9/2018, tính đến cuối tháng 10/2018 cũng đã phục vụ gần 1 triệu lượt phương tiện, lưu lượng trung bình hiện tại khoảng 3.300 – 3.500 lượt phương tiện/ngày đêm.
Không chỉ có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH, bảo đảm an ninh quốc phòng, từ khi tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi đưa vào khai thác đã đảm bảo tuyệt đối an toàn cho các phương tiện lưu thông trên tuyến, đặc biệt đã góp phần giảm thiểu TNGT trên QL1A, đảm bảo giao thông thuận lợi, ổn định và liên tục bền vững trong mọi tình huống, đặc biệt trong mùa mưa bão khi QL1A bị chia cắt, cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi sẽ đảm nhận nhiệm vụ quan trọng vận tải hàng hóa và hành khách cho khu vực và cả nước.
Kể từ khi tuyến cao tốc này đi vào khai thác đã tạo ra cú hích lớn, góp phần rút ngắn thời gian đi lại, thúc đẩy giao thương và mở toang cánh cửa thu hút đầu tư cho các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Điều này thể hiện qua các con số: 6 tháng đầu năm 2018, Đà Nẵng đã cấp mới đầu tư 61 dự án FDI, tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 76,1 triệu USD, tăng 150% về dự án và tăng 237,8% về vốn so với cùng kỳ 2017. Đồng thời, Đà Nẵng cũng thu hút được thêm 12 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp (KCN)với tổng vốn đầu tư 933,6 tỷ đồng và 4 dự án đầu tư vào khu công nghệ cao, trị giá khoảng 102,5 triệu USD.
Có thể nói, cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi như một chất xúc tác quan trọng để thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm và các KCN mới trên địa bàn TP Đà Nẵng như: KCN Hòa Nhơn, KCN Hòa Ninh, KCN Hòa Cầm trong thời gian tới. Đặc biệt, theo quy hoạch đã được phê duyệt, vị trí trung tâm logistics TP Đà Nẵng sẽ được đặt tại xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, phía Nam hướng QL14B và phía Tây hướng ra đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi. Đây là vị trí chiến lược giúp Đà Nẵng có cơ hội tốt trong việc phát triển một trung tâm kết nối cho việc vận chuyển hàng hóa đa phương thức, kho bãi và các dịch vụ hậu logistics.
Nằm ở cuối tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, trong 6 tháng đầu năm 2018, tình hình thu hút đầu tư của tỉnh Quảng Ngãi đạt kết quả rất khả quan khi tỉnh đã cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 49 dự án trong nước, tăng 30 dự án so với cùng kỳ năm 2017, với tổng vốn đăng ký 5.752 tỷ đồng.
Là địa phương có chiều dài cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi đi qua nhiều nhất, Quảng Nam đang tận dụng mọi cơ hội có được từ tuyến cao tốc này để thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển KT-XH. Ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát triển KT-XH của địa phương. “Lâu nay tuyến QL1A đoạn qua Quảng Nam chịu áp lực nặng nề về lượng xe cộ, nhiều vụ TNGT đã xảy ra. Việc cao tốc đưa vào vận hành giúp giảm tải phần lớn lưu lượng phương tiện trên QL1″, ông Thu nói.
“Ngoài ra, đây còn là bước ngoặt lớn giúp Quảng Nam tạo ấn tượng trong mắt nhà đầu tư. Năm 2017 là năm thành công khi Quảng Nam trở thành vùng đất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Cùng với việc cảng Chu Lai mở rộng, các khu nghỉ dưỡng đang được xây dựng ở vùng phía Đông, phía Nam Quảng Nam, cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi sẽ là chiếc cầu nối chiến lược trong hành trình vươn lên thành con sếu đầu đàn đầu tư của toàn khu vực miền Trung – Tây Nguyên”, ông Thu cho biết.
Đình Quang
Theo baogiaothong
Bộ GTVT yêu cầu VEC nhanh chóng sửa chữa công trình ảnh hưởng dân sinh trên cao tốc ngàn tỷ
Bộ GTVT yêu cầu chủ đầu tư dự án cao tốc đầu tiên ở miền Trung phải khẩn trương khắc phục những tồn tại kéo dài ảnh hướng tới dân sinh trên tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
Ngày 7/11, Bộ GTVT thông tin, Bộ này vừa có văn bản gửi đến Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC, chủ đầu tư dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi).
Theo nội dung văn bản, Bộ GTVT yêu cầu VEC khẩn trương rà soát, trình Bộ GTVT chấp thuận chủ trương gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng đối với các gói thầu chưa hoàn thành nhưng đã hết thời hạn thực hiện hợp đồng.
Bộ GTVT yêu cầu VEC khẩn trương rà soát, trình Bộ GTVT chấp thuận chủ trương gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng đối với các gói thầu chưa hoàn thành nhưng đã hết thời hạn thực hiện hợp đồng.
Ngoài ra, Bộ GTVT yêu cầu VEC khẩn trương khắc phục các tồn tại liên quan đến chất lượng công trình, khẩn trương chỉ đạo các nhà thầu, tư vấn khắc phục triệt để tình trạng đọng nước tại dải dừng xe khẩn cấp (vị trí tiếp giáp với gờ chắn nước).
Đối với các hư hỏng mặt đường, VEC phải khẩn trương hoàn thành báo cáo tổng thể về công tác kiểm tra, đánh giá phạm vi sửa chữa và kết quả kiểm tra chất lượng sửa chữa mặt đường... theo chỉ đạo của Bộ GTVT.
Đối với các công trình cầu, cống chui dân sinh bị thấm nước, Bộ GTVT yêu cầu VEC chỉ đạo các nhà thầu, tư vấn rà soát, lập danh sách, khẩn trương có phương án sửa chữa, khắc phục.
Đối với các công trình cầu, cống chui dân sinh bị thấm nước, Bộ GTVT yêu cầu VEC chỉ đạo các nhà thầu, tư vấn rà soát, lập danh sách, khẩn trương có phương án sửa chữa, khắc phục và triển khai thực hiện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của dư án, hoàn thành trong tháng 11/2018.
Đối với các vị trí mái taluy sạt trượt, các vị trí kè xây ốp mái hư hỏng, Bộ GTVT yêu cầu VEC chỉ đạo các nhà thầu, tư vấn khẩn trương khắc phục, hoàn thiện theo yêu cầu kỹ thuật của dự án trong tháng 11/2018.
Đối với các hạng mục chưa hoàn thành, Bộ GTVT yêu cầu VEC chỉ đạo các bên liên quan khẩn trương hoàn tất các thủ tục đầu tư xây dựng theo quy định để triển khai nút giao Túy Loan giai đoạn hoàn chỉnh, đoạn nối QL14G với QL14B trong năm 2018. Chỉ đạo nhà thầu, tư vấn giám sát khẩn trương triển khai các công việc còn lại của các gói thầu đúng theo tiến độ cam kết.
Riêng đối với nút giao Dung Quất (gói thầu A3), VEC cần khẩn trương rà soát, đề xuất phương án hoàn thành nút giao để đưa vào khai thác phù hợp với thời gian gia hạn hiệp định vay vốn và tiến độ xây dựng tuyến đường nối ra khu công nghiệp Dung Quất.
Vào cuối tháng 10 vừa qua, UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị VEC và BQL dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi chỉ đạo đơn vị bảo hiểm, nhà thầu thi công liên quan tập trung phối hợp với chính quyền các địa phương giải quyết những vấn đề tồn đọng.
Liên quan đến những tồn tại ảnh hưởng tới dân sinh trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, cuối tháng 10 vừa qua, UBND tỉnh Quảng Nam đã có công văn gửi VEC.
Cụ thể, theo nội dung công văn số 6051/UBND-KTN, UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị VEC và Ban quản lý dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi chỉ đạo đơn vị bảo hiểm, nhà thầu thi công liên quan tập trung phối hợp với chính quyền các địa phương giải quyết những vấn đề tồn đọng ảnh hưởng đến dân sinh trong thời gian qua như: Rung nứt, bồi lấp đất canh tác của người dân...
Ngoài ra, UBND tỉnh Quảng Nam cũng yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố Điện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình, Phú Ninh, Tam Kỳ, Núi Thành chỉ đạo đơn vị thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án.
Những đơn vị này cần phối hợp với UBND các xã liên quan và Ban quản lý dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi kiểm tra, rà soát lại những vị trí, đoạn tuyến đường gom còn vướng mắc về mặt bằng theo báo cáo của Ban quản lý dự án để tập trung giải quyết dứt điểm, hoàn thành trước ngày 5/11/2018.
Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi được đưa vào khai thác toàn tuyến vào ngày 2/9. Dự án có tổng mức đầu tư 34.516 tỷ đồng do VEC làm chủ đầu tư.
Dự án được thiết kế theo tiêu chuẩn kỹ thuật đường cao tốc loại A, quy mô giai đoạn 1 là 4 làn xe, tốc độ thiết kế 120km/h (đoạn đặc biệt khó khăn 100km/h), chiều rộng nền đường 24,25m, chiều rộng mặt đường 22,25m.
THANH BA
Theo VTC
VEC giải thích hiện tượng sụt lún ở vòng xoay cao tốc Đà Nẵng Quảng Ngãi Phản hồi thông tin xuất hiện hiện tượng sụt lún ở nhánh C1 thuộc cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, chủ đầu tư dự án cho rằng đây không phải sự cố chất lượng công trình. Báo Thanh Niên ghi nhận, chiều 5/11, Tổng Công ty Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã ra thông cáo phản hồi thông tin...