Đầu tháng 7 Hà Nội lấy phiếu tín nhiệm: Kết quả sẽ được công khai
“Kỳ họp HĐND diễn ra vào đầu tháng 7 tới, Hà Nội sẽ lấy phiếu tín nhiệm 18 chức danh chủ chốt. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm cũng sẽ được công bố công khai để cử tri và nhân dân biết”, Phó Chủ tịch HĐND th ành phố Hà Nội Lê Văn Hoạt cho biết.
Kỳ họp HĐND thành phố Hà Nội diễn ra vào đầu tháng 7 tới sẽ có bao nhiêu chức danh do HĐND bầu và phê chuẩn được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm, thưa ông?
Tại kỳ họp HĐND lần này, sẽ có 18 chức danh do HĐND thành phố bầu và phê chuẩn thuộc diện được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm. Trong đó, có các vị thành viên UBND thành phố, Chủ tịch HĐND thành phố, Phó Chủ tịch HĐND thành phố, trưởng các Ban HĐND thành phố…
Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Lê Văn Hoạt
Hiện nay, các vị thuộc diện được lấy phiếu tín nhiệm đã có báo cáo tự kiểm điểm gửi các đại biểu HĐND thành phố để nghiên cứu, đánh giá. Tóm lại là thông tin về người được lấy phiếu tín nhiệm đã được gửi đầy đủ tới các đại biểu để họ nghiên cứu, đánh giá.
Ông có đánh giá gì về báo cáo của các chức danh được lấy phiếu tín nhiệm gửi HĐND thành phố?
Điều này thuộc về quan điểm riêng của từng đại biểu HĐND. Các báo cáo này đều thể hiện được từ đầu nhiệm kỳ tới giờ, các vị đó đã làm được những việc gì, kết quả công việc cụ thể như thế nào trong lĩnh vực mà mình được phân công phụ trách. Từ góc nhìn của mình, tôi thấy các báo cáo này đã cơ bản đáp ứng được nội dung yêu cầu theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.
HĐND thành phố cũng sẽ phân ra 3 loại phiếu tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp, thưa ông?
Đúng vậy! Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm như thế nào thì Hà Nội cũng làm như vậy. Kết quả này cũng sẽ được công bố công khai tới từng con số để cử tri và nhân dân biết.
Video đang HOT
Giả sử có chức danh nào đó có số phiếu tín nhiệm thấp dưới 50% tổng số đại biểu HĐND thành phố thì sẽ xử lý như thế nào?
Tất cả các trường hợp này đều phải làm đúng theo quy định đã có. Nếu 2 năm liên tục tín nhiệm thấp, sẽ phải chuyển sang bỏ phiếu tín nhiệm.
Ông có thể dự báo về kết quả lấy phiếu sẽ cao hay thấp?
Việc này không thể dự báo trước điều gì. Kết quả như thế nào là do từng đại biểu HĐND thành phố đánh giá. Tôi tin rằng với lượng thông tin rõ ràng, mạch lạc về hoạt động của từng chức danh đưa ra lấy phiếu tín nhiệm, với trách nhiệm của mình và sự gửi gắm từ cử tri, các vị đại biểu HĐND thành phố sẽ có đánh giá công tâm, khách quan.
Kết quả lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội vừa qua đã phản ánh đúng thực tế đời sống kinh tế – xã hội đất nước, ông có nghĩ Hà Nội cũng như vậy?
Bây giờ chưa thể nói được điều gì, nên chúng ta cứ chờ xem đại biểu đánh giá thế nào về các chức danh. Tất nhiên, các vị đại biểu HĐND thành phố lắng nghe ý kiến cử tri, nên chắc lá phiếu tín nhiệm cũng sẽ phản ánh khách quan thực tế hiện nay.
Vừa là người được lấy phiếu tín nhiệm, lại cũng là người sẽ đánh giá các chức danh khác, tâm lý của ông như thế nào?
Tôi hoàn toàn nhẹ nhàng, thoải mái và rất thanh thản. Mỗi một “vai” đều có sự gai góc riêng của nó, mình nên để nhân dân đánh giá một cách khách quan. Nếu nhân dân thấy vị trí nào đó không còn đủ độ tin cậy nữa, thể hiện bằng số phiếu tín nhiệm rất thấp thì nên rút lui. Đó là điều bình thường. Khi mình đã cố gắng làm việc hết sức mình rồi thì không có gì phải băn khoăn cả.
Dù chưa tới mức chuyển sang bỏ phiếu tín nhiệm nhưng nếu chức danh nào đó có nhiều phiếu tín nhiệm thấp thì cũng có thể coi là lời cảnh tỉnh?
Đúng vậy! Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ giúp mỗi vị lãnh đạo tự đánh giá lại mình một cách nghiêm túc. Tôi nhớ có câu nói rất hay là “hãy nhìn mình bằng con mắt của người khác, hãy nghe mình bằng cái tai của người khác mới có thể hiểu đúng mình”. Kết quả này cũng đưa tới cho cử tri và các cơ quan Nhà nước có một cái nhìn khách quan về cán bộ. Tập thể đánh giá về cơ bản là thường chính xác. Ngoài ra, tổ chức và cử tri sẽ tiếp tục giám sát, theo dõi sau khi có kết quả lấy phiếu.
Theo Dantri
"Các vị có tín nhiệm thấp cần cố gắng hơn"
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đề xuất, lần lấy phiếu tín nhiệm sau, chỉ nên lấy phiếu đối với các thành viên Chính phủ chứ không nhất thiết phải lấy phiếu cả bên Quốc hội.
Đây là ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tư pháp khi trao đổi với báo chí ngay sau khi Quốc hội công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm (LPTN) sáng 11/6.
Thưa Bộ trưởng, ông có thể chia sẻ cảm xúc của mình sau khi biết kết quả LPTN?
Tôi rất phấn khởi và trân trọng sự đánh giá của các vị ĐBQH và cũng là của nhân dân đối với ngành tư pháp cũng như cá nhân mình. Qua đó, chúng ta có thể nhìn nhận lại một cách nghiêm túc những gì đã làm được và chưa làm được.
Đương nhiên, vẫn còn một số phiếu đánh giá tín nhiệm thấp, mà cũng không phải là ít. Các ngành liên quan trực tiếp tới kinh tế, xã hội có thể nhìn thấy rõ hơn. Còn đối với lĩnh vực tư pháp, tôi cũng phải suy nghĩ, đánh giá lại nghiêm túc, xem những gì còn yếu kém thì phải chỉnh sửa, cố gắng hơn nữa.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường
Một số người đứng đầu các lĩnh vực kinh tế, xã hội, số phiếu "tín nhiệm thấp" khá cao, Bộ trưởng suy nghĩ gì về điều này?
Tôi rất chia sẻ với họ. Tôi nghĩ cũng không phải trách nhiệm cá nhân của từng bộ trưởng đó.
Thực ra nhiều người cũng mới nhận nhiệm vụ trong gần 2 năm của nhiệm kỳ này, trong khi sự tồn đọng để lại từ nhiều năm và rất lớn. Nhất là trong lĩnh vực ngân hàng, trong điều kiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp của mình, tôi rất thông cảm và chia sẻ. Đương nhiên là có cả phần cá nhân. Tôi nói không phải giải trình hộ các đồng chí đó nhưng khó khăn là khách quan. Tài chính, giáo dục, y tế cũng còn rất nhiều khó khăn...
Bộ trưởng có thể giải thích về hiện tượng tín nhiệm của khối lập pháp cao hơn khối hành pháp?
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường có 176 phiếu "tín nhiệm cao" (chiếm 35,34%), 280 phiếu "tín nhiệm" (56,22%) và 36 phiếu "tín nhiệm thấp" (7,23%).
Cái này thì cũng dễ hiểu thôi vì chức trách của ĐBQH ngoài lập pháp còn giám sát. Quốc hội có trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo, giám sát các hoạt động của phía Chính phủ. Cho nên số phiếu tín nhiệm thấp thuộc về phía hành pháp nhiều hơn cũng là dễ hiểu.
Phải chăng tình hình kinh tế đất nước vô cùng khó khăn giai đoạn vừa qua là lý do Thủ tướng có khá nhiều phiếu "tín nhiệm thấp"? Theo ông, lần tới, việc LPTN cần phải rút kinh nghiệm gì?
Có bao nhiêu vấn đề mà trách nhiệm người đứng đầu Chính phủ phải gánh vác rất nặng nề trong giai đoạn phải nói là khó khăn nhất kể từ thời kỳ đổi mới, cả do khó khăn do nội tại, cả khó khăn do bên ngoài tác động, suốt từ năm 2010 đến giờ.
Vì Thủ tướng là người đứng đầu, các vị bộ trưởng, trưởng ngành cũng phải chung tay chung lòng cùng với Thủ tướng để tháo gỡ khó khăn. Nếu kinh tế thế giới tốt lên, nếu kinh tế đất nước chuyển biến rõ rệt thì có thể kết quả bỏ phiếu sẽ khác.
Còn sang năm, tôi nghĩ là cần phải xem lại cần lấy phiếu với những chức danh nào. Theo tôi chỉ cần lấy phiếu các thành viên Chính phủ. Chứ Quốc hội lấy phiếu các chức danh của Quốc hội thì cũng không nhất thiết lắm. Cơ chế Quốc hội thì các bạn biết rồi. Đó là nghị trường, là nguyên tắc tập thể, các ĐBQH đều ngang nhau cả. Mọi sự thể hiện cá nhân đều không rõ so với bên Chính phủ. Sự tương tác với các ĐBQH tính chất cũng khác nhau. Nói chung, mọi sự so sánh đều rất khó.
Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
Theo 24h
Công khai từng mức tín nhiệm cho mỗi chức danh Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội (QH) Nguyễn Hạnh Phúc cho biết thông tin trên khi trả lời phỏng vấn báo giới bên hành lang kỳ họp QH sáng nay (8/6) xoay quanh việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt tại QH vào ngày 11/6 này. Theo đó, mỗi chức danh sẽ được đánh giá tín nhiệm cụ...