“Đầu tầu” EU lao dốc vì đòn trừng phạt Nga
Các nhà kinh tế lo ngại sự hồi phục của khối đồng tiền chung Euro (Eurozone) có thể sẽ chệch hướng sau khi chỉ số ZEW của Đức lao xuống mức thấp nhất trong 20 tháng qua.
Xung đột giữa châu Âu với Nga đã ảnh hưởng đến nền kinh tế lớn nhất khu vực này, với niềm tin kinh tế ở Đức lao dốc bất ngờ, tiếp thêm lo ngại rằng sức hồi phục yếu ớt của Eurozone có thể sẽ bị dập tắt.
Thủ tướng Đức Angela Merkel miễn cưỡng cấm vận Nga. (Ảnh: Reuters)
Báo The Guardian của Anh đưa tin, một cuộc khảo sát kỹ lưỡng về tâm trạng của nhà đầu tư cho thấy thù địch giữa phương Tây và Tổng thống Nga Vladimir Putin liên quan đến khủng hoảng ở Ukraina đang thực sự làm tổn thương nền kinh tế Đức. Chỉ số ZEW về niềm tin kinh tế ở nước này giảm mạnh hơn nhiều so với dự đoán, xuống mức thấp nhất 8,6 điểm trong 20 tháng qua, từ con số 27,1 điểm hồi tháng 7.
Trước đó, các nhà kinh tế tham gia khảo sát của hãng tin Reuters từng dự đoán một sự tụt giảm ít hơn, chỉ 18,2%.
Giới chuyên gia kinh tế cho rằng, số liệu trên là một dấu hiệu đáng lo ngại về tình trạng suy giảm lòng tin ở Đức, quốc gia đã giúp đưa cả khối Eurozone thoát đáy khủng hoảng.
Video đang HOT
Việc áp đặt các đòn trừng phạt “ăn miếng trả miếng” giữa Nga và EU – với Brussels cấm xuất khẩu các mặt hàng như trang thiết bị về dầu lửa và khí đốt sang Nga còn Kremlin trả đũa bằng lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm từ châu Âu – đã thực sự tác động đến niềm tin của nhà đầu tư.
“Sợ hãi đã quay trở lại”, The Guardian dẫn lời bình của Carsten Brzeski, một nhà kinh tế tại ING. “ZEW của Đức vừa phát thêm tín hiệu cảnh báo, cho thấy những người tham gia thị trường tài chính đang ngày càng bi quan”.
Mức độ Đức bị ảnh hưởng sẽ được cụ thể hóa vào ngày 14/8, khi ước tính chính thức đầu tiên về GDP quý 2 dự kiến sẽ cho thấy mức tăng trưởng 0%, sau mức tăng 0,8% trong quý 1. Ông Brzeski cho rằng, nguy hiểm cho Đức là quý 2 yếu kém có thể biến thành một điều gì đó tồi tệ hơn.
“ZEW của hôm nay phát đi một tín hiệu lo ngại rằng, năng lực tăng trưởng trong quý 2 có thể bất ngờ biến thành một xu hướng không mong đợi. Đến nay, hậu quả của khủng hoảng Ukraina chỉ giới hạn ở một sự bất ổn chung và sự tụt giảm mạnh trong xuất khẩu của Đức sang Nga. Rõ ràng, khủng hoảng leo thang có nguy cơ làm tổn thương nền kinh tế thật sự”.
Chỉ số ZEW – vốn là thước đo kỳ vọng của các nhà đầu tư đối với nền kinh tế trong 6 tháng – đã giảm trong 8 tháng liên tiếp trong bối cảnh tăng trưởng của cả khối Eurozone rất yếu.
Tăng trưởng trong khu vực đồng Euro dự kiến sẽ trượt xuống 0,1% trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6, từ mức 0,2% trong 3 tháng đầu của năm. Nhiều người lo ngại, căng thẳng sẽ tăng cao tới mức chặn đứng sự phục hồi kinh tế vốn đã mong manh.
Đức là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nhất bởi lập trường của phương Tây về Nga, bởi nước này là đối tác thương mại lớn nhất của Nga trong EU.
Các tác giả của báo cáo ZEW chỉ ra rằng, sự tụt giảm niềm tin kinh tế là kết quả của những căng thẳng địa chính trị vốn đã bắt đầu đè nặng lên tăng trưởng của Đức.
Thanh Hảo
Theo_VietNamNet
Báo Nga: Lãnh đạo Anh, Đức và Pháp thống nhất áp đặt các biện pháp trừng phạt mới chống lại Nga
Trong bối cảnh tiến trình điều tra vụ tai nạn rơi máy bay Malaysia tại miền Đông Ukraina đối mặt không ít khó khăn và vẫn "dậm chân tại chỗ", ngày 20/07/2014 Thủ tướng Anh David Cameron đã tiến hành các cuộc điện đàm với người đồng cấp Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande về diễn biến tình hình của các cuộc điều tra này.
Qua đó, "Các bên đã đồng ý rằng Liên minh Châu Âu (EU) nên xem xét lại thái độ đối với Nga, và Ngoại trưởng các nước nên sẵn sàng đi đến thống nhất áp đặt lệnh trừng phạt bổ sung đối với Nga trong khuôn khổ cuộc họp của Hội đồng Đối ngoại EU sẽ diễn ra vào ngày 22/07/2014 tới".
Đại diện Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết: "Cả ba nhà lãnh đạo đã đi đến thỏa thuận rằng, mối ưu tiên nhất hiện nay là đảm bảo việc tiếp cận toàn diện và tự do vào các hiện trường vụ tai nạn, cũng như đảm bảo việc nhận các thi thể của nạn nhân và mang về cố quốc".
Thủ tướng Anh David Cameron, Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel
Các nhà lãnh đạo của ba nước cũng yêu cầu Tổng thống Putin cần thuyết phục các lực lượng dân quân hỗ trợ việc tiếp cận hiện trường vụ tai nạn "càng sớm càng tốt".
Biện pháp trừng phạt mới của Châu Âu
Ngày 19/07/2014, Hội đồng Liên minh Châu Âu đã bổ sung một danh sách mở rộng các tiêu chí để đưa các công ty Nga vào danh sách đen của EU.
"Do mức độ nghiêm trọng của những diễn biến ở Ukraina, tất cả các quỹ, tài sản của cá nhân và tổ chức góp phần ủng trợ tài chính hoặc cơ sở vật chất cho các hành động vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền và độc lập của Ukraina; cũng như góp phần cản trở các tổ chức quốc tế tiến hành các cuộc điều tra ở Ukraina cần phải &'đóng băng' ngay lập tức", tuyên bố chung cho biết.
Trước đó, ngày 16/07/2014 Tổng thống Barack Obama đã tuyên bố Mỹ sẽ áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với Nga. Theo đó, các cá nhân cũng như tổ chức tài chính, công ty quốc phòng Nga phải chịu sự áp đặt trừng phạt đơn phương từ phía Mỹ. Bộ Tài chính Mỹ cho biết, những biện pháp trên là đòn trừng phạt mạnh mẽ nhất của Washington đối với nền kinh tế Nga từ trước đến nay.
Phản ứng trước quyết định này, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, các biện pháp trừng phạt đang khiến cho quan hệ Nga - Mỹ lâm vào bế tắc và khiến Nga thiệt hại nghiêm trọng. Bất kỳ biện pháp trừng phạt nào cũng điều xấu, chúng không thêm bất kỳ sự lạc quan nền kinh tế, và không bao giờ mang lại giải pháp nào đối với tình hình hiện tại.
Thanh Vân (dịch từ itar-tass)
Theo NTD
Tổng thống Nga: Không nên kết luận vội về vụ MH17 Nga cũng cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Tổ chức hàng không dụng quốc tế thiết lập một cuộc điều tra quốc tế toàn diện về vụ tai nạn máy bay. Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Anh David Cameron ngày 20/7, Tổng thống Nga Valdimir Putin khẳng định, điều quan trọng hiện nay là tránh đưa ra những kết luận...