Đầu tàu đặc biệt chạy thử đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông
Sáng 6/3, đầu tàu kiểm tra chuyên dụng được cho chạy trên đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông trong khuôn khổ cuộc kiểm tra của đoàn bao gồm đại diện từ Quốc hội và Bộ GTVT.
Sáng 6/3, đoàn Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội và Bộ Giao thông vận tải đã đi kiểm tra dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông. Một đầu tàu đặc biệt được bố trí ở ga Cát Linh để phục vụ việc kiểm tra của đoàn.
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cùng đoàn chuyên môn của Quốc hội đã kiểm tra thực tế tuyến đường sắt.
Theo công bố của các đơn vị thực hiện dự án, đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông có thiết kế hiện đại, sự dụng công nghệ tiên tiến như trụ cầu đúc hẫng lớn, đường ray không ballast, ray tiếp xúc kiểu nhận điện bên dưới…
Đến nay, dự án đã hoàn thành trên 95% khối lượng. Phần công việc còn lại là hoàn thiện, chỉnh sửa lần cuối cửa đi, cửa sổ, lan can, trần treo, lối ra vào… Thiết bị cũng đã lắp đặt được trên 70% khối lượng.
Video đang HOT
Dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông là công trình trọng điểm của Hà Nội, thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhân dân Thủ đô.
Trình bày trước đoàn kiểm tra, đại diện chủ thầu cho biết vấn đề đội vốn và giải ngân không còn vấn đề gì nhưng vẫn còn khó khăn để đặt được tiến độ hoàn thành trong năm 2018. Lý do vì các thầu phụ bố trí ít nhân công do không có tiền chi trả.
Đầu tàu kiểm tra sáng nay xuất phát từ ga Cát Linh tới khu Depot. Ban quản lý dự án cho biết, về việc vận hành khai thác, công ty Metro cũng có hỗ trợ, xây dựng bộ máy, quản lý khung, việc chuẩn bị cho tiếp nhận.
Tầu kiểm tra vận thành với tốc độ trung bình khoảng 40km/h.
Bên trong khoang lái của đầu tầu kiểm tra.
Đoàn tàu đi qua hồ Hoàng Cầu. Khách đi tàu có thể ngắm nhìn Hà Nội từ một góc mới lạ.
Đoàn tầu chạy qua đoạn ngã tư Nguyễn Trãi, nơi có tới 4 tầng đường giao cắt.
Toàn Vũ
Theo Dantri
Dừng dự án BOT quốc lộ 53 Vĩnh Long - Trà Vinh
Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, quốc lộ 53 là đường hiện hữu, độc đạo, nếu đầu tư bằng hình thức hợp đồng BOT, thu phí thì dân sẽ bức xúc.
Tỉnh Vĩnh Long đề nghị Bộ Giao thông Vận tải sớm sửa chữa một số đoạn xuống cấp nghiêm trọng trên quốc lộ 53 để đảm bảo an toàn giao thông. Ảnh: Cửu Long
Bộ Giao thông Vận tải và UBND tỉnh Vĩnh Long chiều 22.1 có buổi làm việc và đã thống nhất dừng dự án đầu tư xây dựng công trình nâng cấp, cải tạo quốc lộ 53 đoạn Long Hồ - Ba Si (trên địa bàn hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh).
"Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã nhất trí chuyển sang đầu tư công trình này từ ngân sách Nhà nước", Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật nói và cho biết quốc lộ 53 từ huyện Duyên Hải (Trà Vinh) về Vĩnh Long là đường hiện hữu, độc đạo nên không đầu tư bằng hình thức BOT. Bởi, nếu đặt trạm thu phí ở đây không khéo người dân sẽ bức xúc, giống các dự án BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp, BOT Sóc Trăng, BOT Cai Lậy...
Ông Trần Hoàng Tựu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết, trong tình hình chung xảy ra ở các dự án BOT thời gian qua, nhất là khi Quốc hội có nghị quyết về việc dừng triển khai đầu tư các dự án BOT trên các tuyến đường hiện hữu được xem là cơ sở pháp lý, cho nên tỉnh cũng đồng tình dừng triển khai dự án này.
Tuy nhiên, trong khi chờ đợi đầu tư dự án bằng ngân sách Nhà nước, tỉnh Vĩnh Long đề nghị Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương cho nâng cấp một số đoạn quốc lộ 53 đang xuống cấp nghiêm trọng nhằm đảm bảo an toàn cho người dân trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
Dự án đầu tư xây dựng công trình nâng cấp, cải tạo quốc lộ 53 đoạn Long Hồ - Ba Si trên địa bàn hai tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh dài 46 km, được phê duyệt tháng 4.2015. Mặt đường được thiết kế theo tiêu chuẩn cấp ba đồng bằng với hai làn xe, quy mô mặt cắt ngang nền 12 m, mặt đường 11 m.
Toàn dự án có 13 cầu; trong đó hai cầu được làm mới, số còn lại gia cố, nới rộng. Tổng mức đầu tư được phê duyệt hơn 1.200 tỷ đồng (kinh phí giải phóng mặt bằng khoảng 160 tỷ đồng).
Công trình được khởi công tháng 5.2015, dự kiến hoàn thành, đưa vào khai thác vào giữa năm 2017 và đặt một trạm thu phí tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, thời gian thu phí hoàn vốn khoảng 21 năm.
Tuy nhiên đến nay, dự án gần như giẫm chân tại chỗ. Chủ đầu tư không vay được vốn ngân hàng để thực hiện dự án này và mong muốn trả lại để Bộ Giao thông Vận tải duy tu, sửa chữa tốt hơn.
Theo Cửu Long (VNE)
Hé lộ thiết kế cửa lên xuống của ga tàu điện ngầm gần hồ Gươm Quy hoạch tổng thể mặt bằng ga ngầm tuyến đường sắt đô thị số 2, với bốn cửa lên xuống, sẽ được đưa ra lấy ý kiến nhân dân. Ngày 22.1, Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) cho hay, phương án tổng thể mặt bằng nhà ga C9 và các lối lên xuống, công trình phụ trợ dự án...