Đấu súng với lực lượng bắt giữ, hoàng tử Ả Rập Saudi bị bắn chết?
Một hoàng tử Ả Rập Saudi nằm trong danh sách 11 thành viên hoàng gia bị bắt giữ cuối tuần trước được cho là đã chết sau màn đấu súng khốc liệt.
Hoàng tử Abdul Aziz bin Fahd được cho là đã qua đời ở tuổi 44.
Theo báo Duran chuyên cập nhật tình hình Trung Đông, đất nước Ả Rập Saudi ngày 6.11 lại đón nhận thêm tin dữ khi hoàng tử Abdul Aziz bin Fahd qua đời.
Thông tin này đến chỉ một ngày sau cái chết của hoàng tử Mansour Bin Muqrin trong vụ tai nạn trực thăng gần biên giới Yemen.
Cùng ngày, cựu nhân viên FBI Mỹ Ali H. Soufan đăng thông điệp trên mạng xã hội Twitter, nói hoàng tử Abdul Aziz bin Fahd qua đời ở tuổi 44, nhưng không cho biết nguyên nhân cái chết.Đáng chú ý, hoàng tử Abdul Aziz bin Fahd nằm trong danh sách 11 thành viên hoàng gia bị bắt giữ theo lệnh của Thái tử Mohammed bin Salman.
Abdul Aziz là con trai út của cố quốc vương Fahd bin Abdulaziz Al Saud, người qua đời năm 2005. Quốc vương Fahd nắm quyền trị vì Ả Rập Saudi từ năm 1982-2005.
Tờ Al-Masdar News dẫn nguồn từ Tòa án Hoàng gia Saudi cho biết, hoàng tử Abdul Aziz bin Fahd thiệt mạng cùng các cận vệ, trong một vụ đấu súng với lực lượng chức năng.
Video đang HOT
Trước đó, cảnh sát Ả Rập Saudi xác định hoàng tử Abdul Aziz có dính líu vào thương vụ làm ăn của công ty Saudi Oger, thuộc quyền sở hữu của gia đình cựu Thủ tướng Liban Saad Hariri. Công ty này đã ngừng hoạt động từ mùa hè năm nay.
Cái chết đột ngột và bất thường của Hoàng tử Abdul Aziz xảy ra chỉ vài ngày sau khi Thủ tướng Liban Saad Hariri tuyên bố từ chức vì lo ngại nguy cơ mình bị ám sát.
Ả Rập Saudi hiện đang mở rộng chiến dịch chống tham nhũng theo lệnh của Thái tử Mohammed bin Salman. Ít nhất 11 hoàng tử, 4 bộ trưởng và nhiều cựu bộ trưởng, quan chức bị bắt giữ.
Ủy ban chống tham nhũng Ả Rập Saudi do Thái tử Mohammed bin Salman đứng đầu, nêu rõ những kẻ tham ô sẽ phải bị trừng phạt, dù đó là người quyền lực và giàu có như thế nào đi chăng nữa.
Theo Danviet
Chuyện cơ mật đằng sau vụ bắt giữ 11 hoàng tử Ả Rập Saudi?
Một nhân vật rất quan trọng khác bị bắt giữ vào cuối tuần qua được xem là tràn đầy cơ hội trở thành quốc vương Ả Rập Saudi trong tương lai.
Hoàng tử bin Salman là người đứng đầu ủy ban chống tham nhũng.
Tối thứ 7 ngày 4.11, hoàng tử Mohammed bin Salman tuyên bố bắt giữ 11 thành viên hoàng tộc Ả Rập Saudi, sau khi vua cha Salman thành lập ủy ban chống tham nhũng. Bước đi này được đánh giá là sự củng cố quyền lực quan trọng kể từ tháng 6 vừa qua khi hoàng thân Mohammed bin Nayef bị tước cơ hội trở thành quốc vương tương lai.
Hoàng tử bin Salman, 32 tuổi, con trai rất được lòng quốc vương Salman, có khả năng rất lớn sẽ kế nghiệp vua cha trong thời gian tới. Vua Salman đã già và mang nhiều bệnh tật.
Với báo chí phương Tây, vụ bắt giữ 11 thành viên hoàng tộc, đặc biệt là hoàng tử dân chơi Alwaleed bin Talal, thu hút sự chú ý hơn cả. Ông bin Talal rất nổi tiếng vì thú tiêu tiền của mình. Tuy nhiên, theo tờ Bloomberg, việc bắt giữ ông bin Talal không phải là quyết định nhất thời. Đằng sau đó là một mục đích khác quan trọng hơn.
Tờ báo của Mỹ nhận định trong số các thành viên bị bắt giữ, cái tên ít được chú ý nhưng cực kì quan trọng là Miteb bin Abdullah, chỉ huy lực lượng Vệ binh Quốc gia. Ông là thành viên danh giá trong hoàng tộc và cũng tràn đầy cơ hội trở thành quốc vương tương lai. Việc hạ bệ Miteb là bước đi cần thiết của hoàng tử bin Salman để xây chắc quyền lực của mình.
Hoàng tử ăn chơi khét tiếng bin Talal cùng vợ.
Việc hạ bệ các nhân vật quan trọng trong hoàng gia Ả Rập Saudi được thực hiện dưới sự theo sát của báo chí chứ không hề lén lút sau lưng, theo tác giả bài bình luận Liam Denning. Điều này cho thấy hoàng tử bin Salman đang gửi đi 2 thông điệp rất rõ ràng.
Thông điệp đầu tiên là tới hệ thống cầm quyền Ả Rập Saudi. Nếu ai chưa nhận ra rằng hoàng tử bin Salman sẵn sàng hạ bệ bất kì nhân vật nào, họ nên sớm hiểu ra với sự kiện cuối tuần qua.
Thông điệp thứ hai, mang chút gì đó mơ hồ nhưng quyết định số phận của Ả Rập Saudi trong tương lai. Với phong cách dân túy được cho là sao chép từ Tổng thống Donald Trump, hoàng tử bin Salman đã nhấn mạnh rằng, bất kì tầng lớp quý tộc nào kiểm soát dầu mỏ đều dẫn tới sự bất công và tham nhũng. Trong bối cảnh Ả Rập Saudi nhận thức rất kém về vấn đề này, giải quyết "khối u tham nhũng" là điều cần thiết với bin Salman trước khi ông bắt tay vào cuộc cải cách quan trọng.
Nhận thức về tham nhũng ở Ả Rập Saudi không thay đổi nhiều kể từ năm 2000 trở lại đây. Về mặt chính trị, bắt giữ những cá nhân Ả Rập Saudi tham nhũng là cách thức được gọi bằng thuật ngữ "rút cạn đầm lầy". Hành động này sẽ thu hút sự ủng hộ của người dân.
Chỉ huy lực lượng Vệ binh Quốc gia Ả Rập Saudi đã bị bắt giữ.
Mới đây, hoàng tử bin Salman từng khiến khán giả rất bất ngờ với kế hoạch "Davos trên sa mạc" trong hội nghị tài chính diễn ra vài tuần trước. Ông tuyên bố sẽ biến Ả Rập Saudi thành "một quốc gia Hồi giáo ôn hòa".
Về mặt bản chất, hoàng tử bin Salman muốn nhấn mạnh rằng, cuộc thanh lọc của ông sẽ không trừ bất kì ai, k
Sắc lệnh hoàng gia hồi tháng 9 vừa qua, cho phép phụ nữ lái xe là một trong số những động thái quan trọng. Dù Hội đồng Học giả Cao cấp bày tỏ sự dè dặt nhưng họ vẫn ủng hộ quyết định của hoàng tử bin Salman. Dù Ả Rập Saudi rất giàu có, nhưng việc phụ nữ tự chủ các công việc thường ngày như lái xe, đi dạo người đường một mình, là điều trước đây bị xem là cấm kị.
Theo Danviet
Quyền lực của người bắt hoàng tử Ả Rập ăn chơi "khét" nhất thế giới Một buổi tối cuối tuần gây chấn động Trung Đông khi Thái tử Ả Rập Saudi ra lệnh bắt giữ 11 hoàng tử và hàng chục quan chức cấp cao, đánh dấu sự thay đổi đáng chú ý nhất của hoàng gia trong hơn 8 thập kỷ qua. Thái tử Mohammed bin Salman đang trở thành người nắm quyền lực bậc nhất Ả...