Đấu súng ở Jordan: 13 cảnh sát và dân thường thiệt mạng
Lực lượng cảnh sát Jordan sáng 19-12 tuyên bố đã tiêu diệt 4 tên khủng bố có vũ trang, kết thúc vụ đấu súng kéo dài nhiều giờ với những kẻ có vũ trang ẩn nấp trong một lâu đài cổ vùng Karak nước này.
AP dẫn lời Cảnh sát Jordan cho biết, với 9 người đã thiệt mạng trước, tổng số người thiệt mạng do vụ đấu súng đã bị được nâng lên con số 13. Ngoài ra, có tới ít nhất 34 người khác bị thương.
Vụ đấu súng xảy ra đêm 18-12 tại tòa lâu đài Karak ở thành phố cùng tên Karak, khi nhiều kẻ có vũ trang nghi là khủng bố đã chiếm giữ tòa lâu đài với rất nhiều du khách bị mắc kẹt bên trong.
Cảnh sát Jordan tại tòa lâu đài Karak, nơi xảy ra vụ đấu súng. (Ảnh: Reuters)
Theo giới chức Jordan, sau khi khống chế tòa lâu đài, những kẻ “khủng bố” đã quyết liệt chống trả lực lượng an ninh trong nhiều giờ và giết chết 5 cảnh sát, 3 dân thường và 1 du khách nữ người Canada.
Lực lượng an ninh Jordan sau đó thu giữ nhiều loại vũ khí và đang tiếp tục lục soát tòa lâu đài, vốn là một điểm du lịch nổi tiếng được xây dựng vào thời Trung cổ.
Video đang HOT
Theo một số nguồn tin, những du khách mặc dù không bị các tay súng khống chế, nhưng không dám chạy ra ngoài vì lo ngại đứng giữa 2 làn đạn. Hiện giới chức Jordan vẫn chưa bình luận gì về thông tin trên.
Chính quyền Jordan hiện chưa tiết lộ danh tính những nạn nhân của vụ việc và cũng chưa có tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm.
Jordan là quốc gia Arab có đóng góp lớn cho các chiến dịch không kích do Mỹ dẫn đầu nhằm vào các mục tiêu ở Syria. Mặc dù là đồng minh của Mỹ ở Trung Đông, nhiều người dân Jordan lại phản đối quyết định trên của chính phủ do lo ngại nó có thể kích động tình trạng bạo lực ở trong nước.
Hồi tháng 11, một vụ đấu súng giữa binh lính Jordan và chuyên gia quân sự Mỹ đã xảy ra ở một căn cứ quân sự của Mỹ tại nước này khiến 3 người chết và một số người khác bị thương. Nguyên nhân của vụ việc được cho là do mâu thuẫn giữa chuyên gia và binh lính hai bên.
(Theo Công An Nhân Dân)
Hàng ngàn người Hồi giáo Indonesia biểu tình đòi bắt thống đốc Jakarta
Giận dữ về bình luận của vị thống đốc, hàng ngàn người Hồi giáo Indon esia biểu tình đòi bắt ông này. Chính quyền đã phải kêu gọi đoàn kết dân tộc.
Hàng ngàn người Hồi giáo Indonesia đã đổ ra một công viên ở trung tâm thủ đô Jakarta vào hôm 2/12 để đưa ra yêu cầu bắt giữ viên thống đốc của Jakarta, một người Kitô giáo bị tố là đã xúc phạm kinh Koran.
Người Hồi giáo Indonesia biểu tình ở thủ đô Jakarta vào hôm 2/12 để đòi bắt thống đốc Purnama. Ảnh: Reuters.
Dự kiến hơn 100.000 người Indonesia sẽ tham gia vào cuộc tập hợp lực lượng này.
Hãng thông tấn quốc gia Indonesia Antara cho biết 22.000 cảnh sát đã được huy động để tránh tái diễn bạo lực từng bùng phát trong lần biểu tình tháng trước của những người Hồi giáo cứng rắn. Trong vụ đó, hơn 100 người đã bị thương khi đụng độ với cảnh sát.
Các nhóm Hồi giáo đã cáo buộc Thống đốc Basuki Tjahaja Purnama xúc phạm kinh Koran. Tuy nhiên họ cam kết rằng cuộc biểu tình vào ngày 2/12 sẽ mang tính chất hòa bình.
Người biểu tình di chuyển từ nhà thờ Hồi giáo Istiqlal tới Đài tưởng niệm Quốc gia ở trung tâm thành phố vào lúc 5h sáng, sau giờ cầu nguyện.
Indonesia có dân số Hồi giáo lớn nhất thế giới. Quốc gia này công nhận 6 tôn giáo và là nơi sinh sống của hàng chục nhóm thiểu số, trong đó có những nhóm tín ngưỡng truyền thống.
Vị thống đốc thủ đô Jakarta, Purnama, đang bị điều tra về các bình luận mà ông đưa ra liên quan tới việc đối thủ của ông sử dụng kinh Koran trong chiến dịch vận động chính trị. Ông phủ nhận mình đã làm điều gì đó sai nhưng ông vẫn xin lỗi vì đã đưa ra các nhận xét đó.
Cảnh sát Indonesia hôm 1/12 đã chuyển hồ sơ điều tra cho bên công tố. Các công tố viên dự kiến sẽ đưa vụ "báng bổ" này ra tòa trong các tuần tới.
Ông Purnama tham gia tranh cử cho nhiệm kỳ tiếp theo. Đối thủ tranh cử của ông là 2 ứng viên Hồi giáo. Theo cuộc thăm dò dư luận tuần này, ông đã bị rớt xuống vị trí thứ 2 trong cuộc đua này.
Căng thẳng tôn giáo và sắc tộc sôi sục trong tháng trước đã khiến Tổng thống Joko Widodo phải tập hợp các nhân vật trong lĩnh vực quân sự, chính trị và tôn giáo lại để thể hiện tình đoàn kết trong lúc dư luận quan ngại về các âm mưu phá hoại sự ổn định trong chính quyền của ông này.
Trực thăng cảnh sát trong tuần trước đã thả tờ rơi ở khu vực thủ đô để cảnh báo người dân về các mức phạt nặng nếu như biểu tình biến thành bạo loạn.
Quân đội đã tổ chức một số cuộc tập hợp với sự tham gia của hàng chục ngàn người ở một vài thành phố trong tuần này để kêu gọi đoàn kết và tôn vinh sự đa dạng (dân tộc và văn hóa... - ND) của Indonesia.
Bên cạnh đó, chính phủ Jakarta đã dựng nhiều panô áp phích trên các con đường lớn để kêu gọi đoàn kết dân tộc. Chính quyền cũng trưng các bức ảnh anh hùng dân tộc từng chiến đấu chống chế độ thực dân.
(Theo VOV)
Philippines đưa ra cảnh báo khủng bố ở mức cao nhất Philippines hôm 1.12 đưa ra cảnh báo khủng bố ở mức cao nhất sau khi phát hiện âm mưu của các tay súng IS định tấn công một công viên, tiếp theo vụ đánh bom thất bại gần đại sứ quán Mỹ hồi đầu tuần. Lính Philippines tại một chốt gác ở tỉnh Sulu, miền nam Mindanao Ông Ronald dela Rosa, Giám đốc...