Đấu súng ở biên giới Ấn Độ, Pakistan
Lực lượng Ấn Độ và Pakistan bắn nhau dọc biên giới khu vực tranh chấp Kashmir hôm 23/8 làm 4 dân thường thiệt mạng, số dân thường thiệt mạng lớn nhất kể từ vụ 5 người bị bắn chết hồi tháng 10 năm ngoái.
Theo The Age, hai dân làng người Ấn Độ đã mất mạng khi hỏa lực của Pakistan nhằm vào một đồn lính ở Ranbir Singh Pura thuộc Jammu và Srinagar, phía nam bang Kashmir trong hai ngày qua, một quan chức thuộc lực lượng an ninh biên giới cho biết.
Ở phía Pakistan, một nam và một nữ thiệt mạng sau khi trúng đạn của lính Ấn Độ ở gần Sialkot, một quan chức quân sự cấp cao của Pakistan cho hay.
Dân thường thiệt mạng sau vụ đấu súng , Ảnh CNN
Các hành động thù địch tái diễn sau khi chính phủ của Thủ tướng Modi hôm 18/8 hủy cuộc gặp chính thức đầu tiên với Pakistan trong vòng hai năm, viện lý do Pakistan có cách tiếp cận tiêu cực và cố can thiệp vào công việc nội bộ của Ấn Độ
Video đang HOT
Căng thẳng biên giới và khủng bố đã làm ảnh hưởng tới những nỗ lực thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước láng giềng được trang bị vũ khí hạt nhân này.
Pakistan và Ấn Độ đã ký thỏa thuận ngừng bắn vào tháng 11/2003. Thỏa thuận được hai bên tôn trọng song năm ngoái nó đã bị vi phạm.
Pakistan đã vi phạm thỏa thuận ngừng bắn với Ấn Độ ở dọc biên giới tranh chấp 54 lần từ đầu năm tới 16/7, và 19 lần kể từ khi chính phủ của ông Modi lên nắm quyền vào hôm 26/5, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Arun Jaitley cho biết hồi tháng trước. Pakistan đã vi phạm hiệp ước 199 lần trong năm ngoái.
Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif hồi tháng 5 đã tới dự lễ nhậm chức của người đồng nhiệm Modi ở New Dehli. Cử chỉ này được các nhà phân tích đánh giá là một động thái nhằm thúc đẩy quan hệ xuyên biên giới và làm dấy lên hy vọng sẽ có nhiều cuộc hội đàm diễn ra.
Theo Vietnamnet
Nhân viên cứu trợ nhân đạo thiệt mạng càng nhiều
Ở những điểm nóng vì xung đột leo thang, lực lượng cứu trợ nhân đạo là cứu cánh với dân thường đang chịu lầm than. Nhưng, họ lại gặp nguy hiểm hơn bao giờ.
Theo báo cáo mới nhất của Liên Hiệp Quốc, năm 2013 là năm tồi tệ nhất đối với các nhân viên cứu trợ nhân đạo với 155 người thiệt mạng, 171 người bị thương và 134 người bị bắt cóc. So với năm 2012, các con số này đã tăng đến 66%, riêng số người thiệt mạng tăng hơn gấp đôi so với năm 2012 (155 so với 70).
Cho đến thời điểm giữa tháng 8/2014, 79 người đã thiệt mạng, nhiều hơn số người chết của cả năm 2012, báo hiệu năm nay cũng cực kỳ nguy hiểm đối với công tác cứu trợ nhân đạo.
Xác của hai nữ nhân viên cứu trợ nhân đạo người Phần Lan bị bắn chết ngày 24/7/2014 tại Herat, phía tây Afghanistan -Ảnh: Reuters
Các cuộc tấn công được ghi nhận ở hầu hết 30 quốc gia có các nhóm cứu trợ nhân đạo đang hoạt động, nhưng số vụ việc diễn ra tại 5 nước Afghanistan, Syria, Nam Sudan, Pakistan và Sudan (tổng cộng 192 vụ), trong bối cảnh bạo lực đang gia tăng tại các quốc gia này. Afghanistan là một trong những nước nguy hiểm nhất đối với nhân viên cứu trợ.
Theo Văn phòng điều phối các hoạt động nhân đạo của Liên Hiệp Quốc (OCHA), nguyên nhân gia tăng các vụ tấn công vào nhân viên cứu trợ là do sự thay đổi về bản chất của các cuộc xung đột. Phần lớn xung đột hiện nay diễn ra trong nội bộ quốc gia, bao gồm các nhóm phiến quân nổi loạn, những kẻ đang hướng đích ngắm của chúng vào các mục tiêu dân thường.
Giám đốc điều hành OCHA, ông John Ging, phát biểu với Quỹ Thomson Reuters (một tổ chức từ thiện thuộc tập đoàn truyền thông Thomson Reuters có trụ sở tại London) rằng: "Chúng ta chứng kiến ngày càng nhiều hơn việc các bên xung đột phớt lờ luật lệ để đạt được mục tiêu chính trị cuối cùng. Họ xem thường dân là mục tiêu trực tiếp, thực hiện trừng phạt tập thể, kích động bạo lực sắc tộc, cản trở việc cung cấp lương thực và y tế từ nguồn cung cấp nhân đạo và tấn công những người làm công tác nhân đạo ".
Một thành viên của tổ chức Thầy thuốc không biên giới làm việc tại Somalia - Ảnh: PressTV
Năm 2008, LHQ công bố, ngày 19/8 hàng năm làm Ngày nhân đạo thế giới để đánh dấu sự kiện trụ sở Liên Hiệp Quốc bị tấn công bằng bom làm 22 người chết.
Chủ đề của ngày Nhân đạo thế giới năm nay là: "Thế giới cần nhiều hơn nữa". Phát biểu trong ngày này, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon gọi nhân viên cứu trợ nhân đạo là "anh hùng", ông nói: "Chúng ta vinh danh các nhân viên cứu trợ đã dũng cảm giúp đỡ mọi người. Chúng ta hãy tưởng nhớ sự hy sinh và tôn vinh cống hiến của họ, bằng cách bảo vệ những người đang tiếp tục công việc ấy, và tích cực hỗ trợ hoạt động cứu trợ nhân đạo trên toàn thế giới ".
Theo PNO
Người dân Ukraina khốn khổ trong làn đạn chiến tranh Nhiếp ảnh gia Jonathan Alpeyrie đã ghi lại những bức ảnh về cuộc sống của dân thường ở miền đông Ukraina một trong những điểm nóng trên thế giới. Xác chết không còn nguyên vẹn của một chủ cửa hàng ngay trước cơ sở kinh doanh của cô. "Việc chứng kiến một người khác bị giết ở nơi bạn vừa đi qua thực...