Đầu rắn nghìn năm tuổi tiết lộ nhiều nghi lễ của thời kỳ đồ đá
Một ‘đầu rắn’ được tìm thấy gần đống vỏ sò và công cụ đá lửa thuộc khoảng những năm 8.300 đến 7.500 TCN.
Hai hòn đá cổ được điêu khắc thành đầu rắn có mắt được phát hiện trong một cuộc khai quật tại Kamyana Mohyla, gần thành phố Terpinnya.
Các nhà khoa học cho biết đã phát hiện hòn đá lạ từ năm 2016 nhưng đến nay họ mới có chút ít manh mối về chúng.
Hai viên đá có độ tuổi thuộc khoảng những năm 8.300 đến 7.500 TCN nhưng được tìm thấy gần khu vực xương cổ thuộc thời kỳ đồ đá giữa, giữa thời kỳ đồ đá cũ và thời kỳ đồ đá mới.
“Đầu rắn” 8.300 năm tuổi tiết lộ nghi lễ thời đồ đá.
Nhà khảo cổ Nadia Kotova, Viện Khoa học Khảo cổ Quốc gia (NAS) của Ukraine, người đứng đầu nghiên cứu cho biết: “Hai hòn này có hình dáng kỳ lạ nhất trong những hòn đá được phát hiện. Nhiều khả năng chúng được sử dụng cho mục đích nghi lễ”.
Video đang HOT
Một chiếc đầu rắn có kích thước khoảng 13×6,8cm nặng khoảng 1,215g, có hình dạng tam giác, đáy phẳng, hai mắt hình thoi và một đường rộng dài tượng trưng cho cái miệng.
Đầu rắn còn lại được tìm thấy gần lò sưởi có niên đại khoảng 7.400 TCN, có kích thước khoảng 8,5×5,8cm, nặng dưới 500g, có hình dáng dẹt, tròn, hai vết sâu thẳm có vẻ là đôi mắt của sinh vật.
Nhiều phát hiện khảo cổ trước đây cho thấy hoạt động của con người thời tiền sử vượt xa khỏi những yêu cầu trước mắt về tìm kiếm thức ăn, đồ mặc, và nơi ở.
Các nghi thức đặc biệt liên quan tới cái chết và sự chôn cất đã được tiến hành, mặc dù chắc chắn là khác biệt về cách thức và sự tiến hành ở từng nền văn hóa.
Năm 2016, một nhà nghiên cứu người Tây Ban Nha đã giải mã được hai lời nguyền 1.600 năm tuổi.
Cả hai lời nguyền đều mô tả một vị thần, có thể là nữ thần Hekate của Hy Lạp, với những con rắn chui ra khỏi mái tóc của mình, để tấn công các nạn nhân. Các lời nguyền được viết bằng kí hiệu Latinh trên tấm da cừu, những vết tích của các mảnh chì than đã biến đổi đi chút ít.
Thần Heckate với đầu có mái tóc chứa đầy rắn độc.
Mặc dù không hiểu rõ lời nguyền được viết nên nhằm động cơ gì, tuy nhiên nếu được viết vào giai đoạn cuối thời Đế chế La Mã, có thể liên quan đến tranh chấp chính trị và do ảnh hưởng của Thượng viện giảm bớt do không được hoàng đế, quân đội và bộ máy quan liêu triều đình ủng hộ nhiều.
Đào trại gia súc, phát hiện... thành phố Maya khổng lồ 1.300 tuổi
Quét laser xuyên mặt đất một trại gia súc và khu vực lân cận ở Mexico, các nhà khảo cổ choáng váng vì một thành phố vĩ đại hiện hình.
Nghiên cứu của Đại học Brandeis (Mỹ) và Đại học Brown (Rhode Island) vừa công bố phát hiện kinh ngạc về "thủ đô bị mất tích" của vương quốc cổ đại Sak Tz'I, thuộc đế chế Maya huyền thoại. Đó là một thành phố vĩ đại được xây dựng khoảng năm 750 sau Công Nguyên và phồn thịnh trong suốt 1.000 năm.
Bản đồ của thành phố khổng lồ là thủ đô của một vương quốc thuộc đế chế Maya huyền thoại - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Cách mà thành phố được phát hiện còn đáng kinh ngjac hơn. Vào năm 2014, anh Whittaker Schroder, tốt nghiệp ngành khảo cổ tại Đại học Pennsylvania, bắt gặp một người dân địa phương vẫy khi đang di chuyển trên đường cao tốc ở Chiapas (Mexico). Khi đó anh đang làm luận văn nghiên cứu về các địa điểm khảo cổ trong khu vực nên được họ biết đến.
Người nông dân cho biết bạn của ông đã phát hiện một viên đá cổ kỳ lạ trong trại gia súc. Anh chia sẻ phát hiện với anh Jeffrey Dobereiner, một sinh viên cùng ngành ở Đại học Harvard (Mỹ) và anh này vội báo với thầy mình là trợ lý giáo sư - tiến sĩ Charles Golden, nhà sinh học khảo cổ đang công tác đồng thời tjai Đại học Brandeis và Đại học Brown.
Một nhóm nghiên cứu hùng hậu đã bắt đầu khai quật địa điểm tìm thấy viên đá - sân sâu của trại gia súc. Nhưng rồi công việc kéo dài đến vài năm và ngày càng cho thấy thứ bên dưới không đơn giản là một tòa nhà hay một ngôi mộ cổ.
Công trình khai quật đã bắt đầu từ sân sau của một trại gia súc- ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Việc đào bới kéo dài hàng năm trời từ đó đến nay, cộng với công nghệ quét laser xuyên mặt đất LiDAR đã hé lộ bên dưới trại gia súc và vùng lân cận là cả một thành phố cổ vĩ đại bị chôn vùi!
Nghiên cứu vừa công bố trên Journal of Field Archaeology cho hay những gì tìm thấy là hàng loạt kiến trúc vĩ đại, dù thành phố không lớn bằng các địa danh Maya nổi tiếng như Chichen Itza hay Palenque. Thủ đô gần 1.300 năm tuổi bị chôn vùi này chứa một kim tự tháp cao 14 m, nhiều tòa nhà lớn, trung tâm nghi lễ mênh mông, các kiến trúc tôn giáo lớn nhỏ, hàng loạt nhà ở, các công sự, một sân bóng và hàng loạt tác phẩm điêu khắc.
A. Thư
Theo nld.com.vn/New York Post, Fox News
Kỳ dị những tảng đá có khả năng lớn dần, "biết đi" Làng Costesti ở Rumani nổi tiếng thế giới là nơi có những tảng đá có khả năng ngày càng lớn thêm sau mỗi trận mưa. Người dân gọi chúng là Trovants. Không những vậy, những hòn đá Trovants còn có khả năng tự dịch chuyển. Trovants là tên gọi những tảng đá có khả năng ngày càng lớn thêm ở àng Costesti, Rumani....