Đấu “quyền anh vô luật lệ” với Mỹ, Nga không chỉ né mà buộc phản đòn
Mỹ đã vượt lằn ranh đỏ trong quan hệ với Nga và Tổng thống Putin nên xem xét một phản ứng bất đối xứng, như triển khai vũ khí hạt nhân chiến lược đến Syria.
Quan chức Nga đề xuất đưa vũ khí hạt nhân chiến lược đến Syria. Ảnh: Uawire
Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Chính sách kinh tế, phát triển sáng tạo và kinh doanh của Duma Quốc gia Nga, ông Vladimir Gutenev đưa ra đề xuất trên khi trả lời phỏng vấn của TASS.
Theo nghị sĩ, Mỹ đã vượt lằn ranh đỏ trong quan hệ với Nga nên Tổng thống Putin cần cân nhắc một phản ứng bất đối xứng như chấm dứt hiệp ước với Washington về tên lửa hạt nhân và triển khai vũ khí hạt nhân chiến lược ra nước ngoài, chẳng hạn như đến Syria.
“Áp lực đối với Nga sẽ chỉ gia tăng trong lĩnh vực hợp tác công nghệ quân sự, bao gồm cả việc bán vũ khí ra nước ngoài. Chúng ta thấy rằng người Mỹ đã nói về các biện pháp trừng phạt những nước mua vũ khí Nga. Nên lắng nghe ý kiến của một số chuyên gia nói rằng có lẽ Nga nên ngừng tuân thủ các hiệp ước không phổ biến công nghệ tên lửa, theo gương Mỹ và triển khai vũ khí chiến lược ở nước ngoài. Tôi không nghĩ điều này là không thể, mà một trong những nước có thể triển khai là Syria, nơi chúng ta có căn cứ không quân được bảo vệ” – ông Gutenev nói.
Một bước đi khác có thể thực hiện là chuyển đổi sang đồng tiền điện tử được chốt bằng vàng để xuất khẩu vũ khí, điều mà Trung Quốc, Ấn Độ và những nước khác cũng sẽ rất quan tâm” – nghị sĩ Duma nói.
Video đang HOT
Vòng trừng phạt mới của Mỹ với Nga bắt đầu có hiệu lực từ ngày 27.8. Loạt biện pháp này sẽ buộc Nga phải “vẽ ra lằn ranh đỏ của riêng mình” và thực hiện đầy đủ các biện pháp được đề xuất “sẽ là hợp lý” – ông Gutenev bình luận.
“Trong một trận quyền anh, bạn không thể chỉ né đòn mà không phản đòn, đặc biệt là khi trận đấu biến thành một cuộc chiến không luật lệ và các trọng tài (như WTO và các thể chế quốc tế khác) không can thiệp” – ông Gutenev giải thích.
Theo quan điểm của ông Gutenev, các biện pháp trừng phạt hiện tại sẽ không thể gây thiệt hại đáng kể cho ngành công nghiệp quốc phòng Nga, bởi chương trình thay thế nhập khẩu đã cho thấy kết quả tốt. Tuy nhiên điều báo động là các biện pháp trừng phạt không chậm lại nên không thể tránh khỏi những ảnh hưởng nhất định.
VÂN ANH
Theo Laodong
"Ngấm đòn" trừng phạt của Mỹ, Nga mất bạn hàng mua vũ khí lớn nhất
Ấn Độ, từng là nước mua vũ khí lớn nhất của Nga, đã tạm ngừng thanh toán các hợp đồng hiện có và từ chối ký hợp đồng mới, trong đó có thương vụ S-400.
Ấn Độ tạm ngừng thanh toán các hợp đồng mua sắm vũ khí của Nga.
Tờ Vedomosti trích dẫn các nguồn tin quốc phòng Nga cho biết, tập đoàn sản xuất vũ khí Rosoboronexport của Nga đã không nhận được các khoản thanh toán của chính phủ Ấn Độ kể từ tháng 4 năm nay.
Các ngân hàng Ấn Độ bắt đầu chặn các khoản giao dịch sau khi Rosoboronexport và hầu hết các doanh nghiệp quốc phòng Nga bị Mỹ trừng phạt và cắt thanh toán bằng đồng đô la.
Các ngân hàng Ấn Độ lo sợ các biện pháp trừng phạt thứ cấp theo Đạo luật chống đối thủ của Mỹ thông qua biện pháp trừng phạt - CAATSA. Đạo luật này trừng phạt tất cả các bên liên quan ngay cả khi họ không tham gia giao dịch trực tiếp.
Rosoboronexport đang xem xét khả năng chuyển đổi thanh toán bằng các đồng nội tệ như đồng ruppee Ấn Độ, đồng rúp Nga, đồng dirham của UAE - theo lời Tổng giám đốc Alexander Mikheev.
Tuy nhiên, việc thay đổi thanh toán chỉ liên quan đến những hợp đồng cũ, trong khi Ấn Độ không vội vã ký bất kỳ hợp đồng mới nào.
Từ năm 2007-2015, Ấn Độ là nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất của Nga. Tuy nhiên, từ năm 2012 đến nay không có hợp đồng mới nào được ký kết giữa New Delhi với Mátxcơva.
Tháng 1.2018, việc đàm phán hợp đồng chuyển giao hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-400 mà được Tổng thống Vladimir Putin và Thủ tướng Narendra Modi thống nhất sơ bộ, đã đi vào ngõ cụt.
Theo tờ Defence News, Ấn Độ không chấp nhận các điều khoản giao hàng và giá cả của Nga. Rosoboronexport đòi 5.5 tỉ USD và từ chối chuyển giao công nghệ tên lửa dẫn đường.
4 tháng sau, Ấn Độ đóng băng một dự án với Nga nhằm phát triển máy bay chiến đấu thế hệ 5 dựa trên Su-57.
Cố vấn An ninh quốc gia Ấn Độ Ajit Doval và Bộ trưởng Quốc phòng Sanjay Mitra thông báo với Nga về việc Ấn Độ rút khỏi chương trình bắt đầu từ đầu những năm 2000 này. New Delhi không hài lòng với các điều khoản tài chính của hợp đồng, cũng như các thông số công nghệ của máy bay, mà theo họ, không tương thích với chiến đấu cơ thế hệ 5 về tàng hình và điện tử.
Ấn Độ chi ngân ngân sách quốc phòng để mua 36 máy bay chiến đấu Rafale của Pháp cùng các loại vũ khí trị giá 8 tỉ euro, đồng thời mua hệ thống tên lửa phòng không NASAM-2 mới nhất của Mỹ với giá 1 tỉ USD.
Mùa hè này, Mỹ trao cho Ấn Độ quy chế đối tác ưu tiên trong ủy quyền thương mại các mặt hàng chiến lược (STA-1). Điều này mở ra khả năng Ấn Độ có thể mua lại các sản phẩm công nghệ cao của Mỹ một cách đơn giản, kể cả hệ thống phòng thủ.
KHÁNH MINH
Theo Laodong
Nga bắn "rụng" 16 UAV tấn công căn cứ không quân Hmeymim ở Syria Kể từ đầu tháng Tám, hệ thống phòng không của Nga tại căn cứ Hmeymim ở Syria đã bắn hạ tổng cộng 16 máy bay không người lái (UAV) được lực lượng phiến quân Syria phóng từ tỉnh Idlib. "Tổng cộng 16 UAV được phóng từ khu vực do phe phiến quân Syria kiểm soát tại vùng hạ nhiệt căng thẳng ở tỉnh...