Đậu phộng
Có thể nói, đậu phộng chứa đựng cả một “kho tàng ẩm thực” vì từ cái hạt be bé ấy, có thể chế biến thành rất nhiều món ăn, món nào cũng lôi cuốn.
Đậu phộng còn được gọi là đậu lạc, là loại thực phẩm rất quen thuộc, hầu như vùng miền nào cũng có. Cách nấu đơn giản nhất là nhổ đậu còn tươi, bỏ vào nồi luộc ăn ngay, hạt đậu luộc ra trắng trẻo, mềm ngọt càng ăn càng thấm vị bùi béo. Nếu thích ăn giòn, bắc chảo nóng cho đậu vào rang, đậu rang lửa phải nhỏ để hơi nóng chín đến tận bên trong. Đậu rang xong nghe mùi thơm đã thèm, cho hat đâu vao miêng, giòn giòn béo béo.
Đậu rang chín rồi chà cho ra hết vỏ lụa, đem cà nát hay đâm nhuyễn, làm muối đậu phộng ăn với cơm hay xôi trắng, đạm bạc vậy mà vẫn đủ chất. Đậu phộng rang giã nhỏ đi với mỡ hành, rưới lên mấy món sò nướng, ăn mải mê. Cá lóc nướng hay hấp rắc thêm mỡ hành đậu phộng lên cuốn với bánh tráng rau sống cũng là món ngon tuyệt vời. Tuy chỉ là loại gia vị nhưng nhiều món gỏi mà thiếu đậu phộng rang thì khó ngon miệng, như gỏi gà, gỏi sứa, gỏi ngó sen, gỏi hoa chuối, vả trộn, mít trộn. Đặc biệt, món gỏi cá mai, đậu phộng rang không chỉ rắc lên gỏi, mà còn dùng để làm nước chấm vô cùng đặc sắc, hương vị thật khó quên. Mấy món ếch xào lăn, bò xào sả ớt, gà xào đậu phộng, mì quảng, sườn chiên cũng có sự góp mặt của đậu phộng làm món ăn thêm thơm ngon.
Để bảo quản lâu, người ta phơi hoặc sấy khô đậu rồi tách lấy hạt. Hạt đậu sống đem nấu canh ăn ngon lạ lùng. Thông thường, người ta ngâm đậu cho mềm, lột bỏ lớp vỏ lụa bên ngoài, đập cho hạt đậu hơi nát, nấu thêm với vài thứ rau và thịt hoặc sườn heo là có món canh ngon miệng như canh đậu phộng hầm đuôi heo, canh đậu phộng bí đỏ, canh mướp đậu phộng, canh củ sen đậu phộng, hay món canh kiểm độc đáo của người Nam bộ. Với nhiều món kho, người ta thường đem đậu luộc trước cho mềm rồi mới kho, đậu dễ thấm gia vị ăn rất đậm đà: thịt heo hoặc giò heo kho đậu phộng, cá cơm kho đậu phộng, đậu hủ kho đậu phộng, hay đơn giản chỉ cần kho đậu phộng với nước tương. Món bánh đúc đậu phộng chấm với tương bần cũng làm nhiều người khó quên.
Với nhiều món ăn ngọt, từ đơn giản đến cầu kỳ, đậu phộng cũng góp phần làm nên hương vị. Phổ biến nhất là mấy món ăn vặt như xôi đậu phộng, chè đậu phộng, bánh đậu phộng, kẹo đậu phộng, sữa đậu phộng, cái vị béo béo bùi bùi của đậu phộng cứ vương mãi trong miệng. Độc đáo nhất là bơ đậu phộng, món ăn du nhập từ nước ngoài nhưng vẫn lôi cuốn nhiều người nhờ vị béo nhưng không ngậy của đậu, lại cung cấp nhiều chất có lợi cho sức khỏe. Đậu phộng rang xong cho vào máy xay nhuyễn, nếu hơi khô khó xay thì cho thêm ít bơ lạt hoặc dầu ăn vào, có thể thêm đường hoặc không, xay đến khi nhuyễn mịn là đã có món ăn khoái khẩu. Từ bơ đậu phộng, người ta chế thêm nhiều món ăn, phết vào bánh mì ăn sáng hay ăn vặt cũng được, dùng làm nhân các loại bánh, hay nhân kẹo sô cô la, làm kem, bánh pizza, mì trộn, hay món ăn chính như gà nấu bơ đậu phộng, xúp bơ đậu phộng, thịt bò xào xốt bơ đậu phộng, rau cải xốt bơ đậu phộng…
Khi dùng đậu cần lựa kỹ để loại bỏ các hạt bị nhiễm nấm, nẩy mầm, biến màu, mùi vị lạ, nếu không sẽ dễ bị nhiễm độc. Những người bị dị ứng với đậu phộng tuyệt đối không nên dùng.
Video đang HOT
Theo PNO
[Chế biến] - Kẹo đậu phộng - 'cu đơ' Hà Tĩnh
Kẹo đậu phộng (hay còn gọi là kẹo lạc, hoặc "cu đơ" theo cách gọi dân dã của người Nghệ Tĩnh) là món ăn chơi rất hấp dẫn. Vị ngọt bùi cùng hương thơm của mật mía, đậu phộng và gừng tươi sẽ thật sự hấp dẫn bạn. Cùng vào bếp chế biến đặc sản độc đáo này nhé!
Nguyên liệu:
- 300g đậu phộng bóc vỏ
- 150ml mật mía
- 100g mạch nha
- 1 nhánh gừng
- Bánh đa nướng
Cách làm:
- Đậu phộng rang vàng để nguội, có thể bóc hoặc giữ lại lớp vỏ lụa bên ngoài
- Gừng rửa sạch, cạo vỏ rồi thái sợi mỏng
- Bắc nồi lên bếp, cho 150ml mật mía cùng 100g mạch nha vào nồi, có thể thêm 1 muỗng đường để tăng kết cấu cho kẹo. Đun hỗn hợp với lửa vừa đến khi sôi thì hạ lửa, dùng đũa khuấy đều tay tránh mật tràn nồi.
- Để thử xem mật đã chín vừa chưa các bạn chuẩn bị một bát nước nhỏ, dùng đũa khuấy nhỏ vào bát vài giọt mật, khi thấy mật chuyển sang màu cánh gián đậm, giọt mật nhỏ xuống tròn đều, không tan trong nước là mật đã đạt yêu cầu. Lúc này cho đậu phộng và gừng thái sợi vào, đảo đều, tắt bếp.
- Múc đậu phộng lên bánh đa khi đang nóng, dàn mỏng đều, có thể gập đôi chiếc bánh lại thành hình bán nguyệt, để thật nguội cho kẹo cứng lại. Bảo quản bằng cách cho vào túi nilon hoặc bỏ vào hộp kín tránh không khí.
Bảo quản bằng cách cho vào túi nilon hoặc bỏ vào hộp kín tránh không khí
Theo TNO
3 món xôi dân dã Bạn chỉ cần 30 phút là gia đình có món xôi ngon dùng cho bữa điểm tâm hoặc ăn kèm với các loại chả cho đám giỗ, tiệc. Xôi là món ăn bình dân, dễ nấu và gần gũi với nhiều người Việt. Xôi bắp Nguyên liệu:- Nếp: 250 g- Bắp nếp đã nấu: 1 trái- Hành tím phi: 2 muỗng - Lá...