Đau phát khóc vì móng chân mọc ngược, phải làm gì?
Cắm móng, móng mọc đâm khóe, hay móng quặp đều là tên gọi khác nhau của hiện tượng móng chân mọc ngược vào trong gây đau đớn vô cùng. Phải làm gì với cơn ác mộng này?
Ai trải qua tình trạng móng đâm sâu vào da mới thấu nỗi đau này – Ảnh minh họa: Shutterstock
Medical News Today hướng dẫn cách xem xét các cân nhắc an toàn khi cắt móng mọc ngược tại nhà, dấu hiệu cần đến sự trợ giúp từ bác sĩ và cách để tránh cho móng ăn sâu thêm.
Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe không khuyến nghị mọi người cắt móng chân mọc ngược ở nhà. Nếu móng gây đau, tình trạng tệ hơn hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng, nên gặp bác sĩ để được tư vấn cách điều trị tốt nhất.
Theo Đại học Phẫu thuật bàn chân và mắt cá chân Mỹ, mọi người nên tránh cố gắng “tự xử”. Việc cắt móng nhiều lần hoặc quá ngắn có thể làm cho việc cắm móng càng sâu, trở nên tồi tệ hơn theo thời gian và làm tăng nguy cơ móng mọc ngược trong tương lai.
Viện Da liễu Mỹ cũng khuyến cáo mọi người tránh “đào” hoặc cắt móng đã mọc ngược. Móng mọc ngược làm rách da, giúp vi khuẩn xâm nhập vào da dễ dàng hơn, có khả năng gây nhiễm trùng, đau đớn. Cố gắng cắt móng mọc ngược có thể làm tăng thêm nguy cơ này.
Bác sĩ có thể cho biết móng chân cần cắt tỉa hay điều trị khác. Khi móng chân mọc ngược gây đau, đi lại khó khăn hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ có thể điều trị. Họ loại bỏ móng chân quặp hoặc một số nền móng bên dưới và trong một số trường hợp, một phần của trung tâm tăng trưởng, theo Medical News Today.
Video đang HOT
Tiểu phẫu là phương pháp điều trị hiệu quả cho móng mọc ngược. Các chuyên gia sẽ sử dụng thiết bị tiệt trùng để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Họ có thể tiêm vào vùng cắt móng dung dịch gây tê, vì vậy bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau. Trong khi tự làm ở nhà có thể khiến ta đau điếng người.
Trong một số trường hợp, bệnh nhân còn cần thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng. Một số triệu chứng nhiễm trùng móng chân bao gồm: đỏ; đau nhức; sưng; mủ quanh móng; sốt.
Nếu móng chân có nguy cơ mọc ngược, mọi người có thể thử các mẹo sau để ngăn chặn, theo Medical News Today.
- Cắt móng thẳng, bằng, tránh cắt móng bo tròn hoặc nhọn.
- Tránh cắt móng quá ngắn. Để chúng đủ dài để các góc vươn thẳng khỏi da.
- Sử dụng bấm hoặc kìm cắt móng được thiết kế đặc biệt cho móng chân.
Theo Thanh niên
Lại thêm một trường hợp trẻ 2 tuổi bị chó nuôi tấn công rách vùng đầu mặt
Cháu H. nhập viện với nhiều vết rách chằng chéo ở vùng hàm mặt (mi dưới bên trái, gò má, môi), đặc biệt là vết thương nghiêm trọng trên đầu dài đến 15cm đã làm lộ xương sọ.
7h ngày 10/08/2019, khoa cấp cứu Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn tiếp nhận bệnh nhi H, 2 tuổi, Hà Nội (Tên đã được thay đổi) bị chó của người thân tấn công.
Cháu H. nhập viện với nhiều vết rách chằng chéo ở vùng hàm mặt (mi dưới bên trái, gò má, môi), đặc biệt là vết thương nghiêm trọng trên đầu dài đến 15cm đã làm lộ xương sọ khiến chảy máu nhiều.
Bs. Nguyễn Minh Nghĩa, Khoa Phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, thành viên ê kíp phẫu thuật chia sẻ: "Với tình trạng của cháu bé, nếu không kịp thời phẫu thuật thì các vết thương rất dễ bị nhiễm trùng nặng và diễn biến khó lường khiến thời gian nằm viện kéo dài, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Chúng tôi nhanh chóng vệ sinh sạch sẽ, cắt lọc và khâu đính lại các vạt da cho bé".
7h ngày 10/08/2019, khoa cấp cứu Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn tiếp nhận bệnh nhi H, 2 tuổi, Hà Nội (Tên đã được thay đổi) bị chó cắn.
Sau 4 ngày điều trị, vết thương của bé H đã khô, sức khỏe cháu ổn định và được ra viện. Đây chỉ là một trong liên tiếp các trường hợp chó nuôi tấn công người mà Bệnh viện Xanh Pôn đã tiếp nhận trong thời gian gần đây, trong đó nhiều nạn nhân là trẻ em. Điều này gióng thêm hồi chuông cảnh tỉnh trong việc quản lý vật nuôi của các gia đình, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Xử trí khi bị chó cắn
Theo Bs. Nguyễn Minh Nghĩa khi không may bị chó cắn, nên bình tĩnh sơ cứu theo hướng dẫn dưới đây. Sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Làm sạch vết thương: Điều quan trọng hàng đầu là làm sạch vết thương do chó cắn. Vết thương phải được rửa dưới vòi nước chảy để loại bỏ tất cả mầm bệnh. Dùng bông và nước để rửa vết thương. Rửa nhẹ nhàng không nên chà xát mạnh.
Dùng thuốc sát trùng: Để làm sạch vết chó cắn, có thể dùng những thuốc sát trùng như cồn hoặc nước ôxy già. Những thuốc này sẽ loại bỏ vi khuẩn có hại ở mức độ nhất định. Chỉ đổ một lượng nhỏ lên vết cắn và thổi nhẹ vào vết thương khi bôi thuốc vì nó sẽ rất xót.
Theo Bs. Nguyễn Minh Nghĩa khi không may bị chó cắn, nên bình tĩnh sơ cứu theo hướng dẫn.
Nâng cao vùng bị thương: Nếu bị chó cắn vào chân hay cánh tay, cần giơ cao vùng bị thương của người bị nạn lên. Việc này rất quan trọng vì khi bị chó cắn bạn có thể bị chảy máu nhiều và cách làm này sẽ giúp cầm máu. Băng bó vết thương: Sau khi rửa sạch vết thương xong thì bạn nên dùng băng gạc hoặc vải sạch để băng bó lại vết thương nhằm cầm máu cũng như hạn chế vi khuẩn tấn công. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý là không nên băng quá chặt sẽ khiến máu khó lưu thông.
Khi bị chó cắn, ngoài những miếng rách làm mất tính thẩm mỹ và các tổn thương ảnh hưởng đến sức khỏe, nạn nhân còn có thể mắc dại lây từ vật nuôi sang người người qua vết cắn. Đây là nguyên nhân khiến nạn nhân lên cơn dại, thậm chí tử vong
Ngay sau khi bị chó dại cắn, bạn cần đến ngay cơ sở tiêm chủng để được bác sĩ tư vấn và chỉ định tiêm phòng dại cũng như hướng dẫn cách xử trí với vật nuôi.
Theo Helino
Vì sao bạn nên thêm gừng vào chế độ ăn uống của mình? Gừng đã được sử dụng lâu dài trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh khác nhau như thấp khớp, mệt mỏi, cảm cúm. Củ gừng - Shutterstock Gừng cũng là một thành phần tuyệt vời để thêm vào các món ăn. Nó không chỉ mang lại hương vị độc đáo cho mỗi món ăn, nó còn mang lại rất nhiều...