Đấu pháo trên biển: Bán đảo Triều Tiên có nóng trở lại?
Tờ Diplomat đánh giá, màn đấu pháo trên biển không ảnh hưởng đến quan hệ đang tốt dần lên giữa 2 miền của bán đảo Triều Tiên.
Tờ Diplomat đánh giá, màn đấu pháo trên biển không ảnh hưởng đến quan hệ đang tốt dần lên giữa 2 miền của bán đảo Triều Tiên.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc, hai tàu tuần duyên của Hàn Quốc và Triều Tiên đã đấu pháo trên biển hôm 7/10.
Vụ việc xảy ra gần đường biên giới trên biển giữa 2 miền Triều Tiên. Trong một tuyên bố của mình, Tham mưu trưởng Liên quân của Hàn Quốc cho biết vụ việc xảy ra khi tàu tuần duyên của Triều Tiên tiến vào vùng biển của Hàn Quốc, khiến cho tàu tuần duyên của Hàn Quốc phải gửi thông điệp cảnh báo và bắn cảnh cáo với mục đích khiến tàu của Triều Tiên phải quay lại đường biên giới trên biển.
Nhưng thay vì rút lui, tàu của Triều Tiên đáp trả lại loạt đạn cảnh cáo của Hàn Quốc bằng cách bắn thẳng vào tàu đối phương. Tàu Hàn Quốc cũng phản ứng lại theo cách tương tự.
Cảnh hai tàu tuần duyên của Hàn Quốc và Triều Tiên va chạm với nhau trong quá khứ.
Video đang HOT
Phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc tuyên bố rằng cả 2 bên đều không bắn trực tiếp vào nhau và tàu mỗi bên đều không bị hư hại. Khoảng 10 phút sau loạt “đấu pháo”, tàu Triều Tiên quay trở lại đường biên giới trên biển. Phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cũng cho biết: “Chúng tôi hiện đang dõi theo những động thái của Quân đội Triều Tiên và tăng cường cảnh giác trước bất cứ sự khiêu khích nào khác”.
Vụ việc này thực chất cũng không cũng không có gì đáng kể do Triều Tiên không công nhận tính hợp pháp của Đường Phân định phía Bắc (NLL) trên biển Hoàng Hải. Tàu tuần duyên từ cả 2 nước cũng thường hay bắn pháo đáp trả lẫn nhau vì việc xâm nhập đường NLL, mặc dù vậy trong các cuộc giao tranh giữa 2 bên chỉ có 3 lần là gây ra thương vong kể từ năm 1999.
Điều khiến cho vụ việc tuần này đáng quan tâm là vì nó diễn ra chỉ ít ngày sau chuyến thăm cấp cao của quan chức Triều Tiên sang Hàn Quốc. Mặc dù mục đích của phái đoàn Triều Tiên đến Hàn Quốc là để dự lễ bế mạc của Asian Games, nhưng họ vẫn gặp mặt quan chức Hàn Quốc và 2 bên đã đồng ý tiếp tục cuộc đối thoại cấp cao bắt đầu từ tháng sau, với mục đích bắt đầu giữ liên lạc thường xuyên giữa 2 nước.
Vậy nên, mối quan hệ giữa 2 miền Triều Tiên đang có dấu hiệu tốt lên thì vụ “đấu pháo” này xảy ra . Tuy nhiên nó cũng không thể gây ảnh hưởng đến cuộc nói chuyện giữa 2 nước vào tháng sau hay thậm chí là cả cách tiếp cận của mỗi bên.
Tàu Hàn Quốc thử tên lửa trên biển
Rất có thể việc tàu Triều Tiên xâm nhập bờ biển Hàn Quốc xuất phát từ lệnh của sĩ quan chỉ huy cấp thấp, và vì vậy không thể coi đây là tư tưởng chiến lược của Bình Nhưỡng. Ngay cả khi quyết định này được đưa ra bởi một cấp lãnh đạo cao hơn, Triều Tiên trong quá khứ từng có những bước đột phá về quan hệ ngoại giao với các hành động khiêu khích quân sự nhằm thử thách sự quyết tâm của Hàn Quốc.
Nói chung, việc giao tranh trên biển này chỉ là một hạt sạn nhỏ trong mối quan hệ dang dần tốt hơn giữa 2 miền Triều Tiên, chuyên gia Zachary Keck của tờ Diplomatđánh giá,
Phong Đức
Theo_Kiến Thức
Quan chức quản lý tiền của Kim Jong Un bỏ trốn
Một quan chức cao cấp Triều Tiên phụ trách quản lý tài khoản của nhà lãnh đạo Kim Jong Un, đã chạy trốn sang Nga và đang xin tị nạn ở một nước thứ 3.
Nhà lãnh đạo Kim Jong Un chỉ đạo một cuộc tập trận của lính dù Triều Tiên
Tờ JoongAng Ilbo của Hàn Quốc ngày 29/8 đưa tin Yun Tae Hyong, một quan chức cao cấp thuộc ngân hàng Daesong của Triều Tiên đã "ôm" 5 triệu USD bỏ trốn sang thành phố Nakhodka, vùng Viễn Đông của Nga vào tuần trước.
Tờ báo của Hàn Quốc cũng cho biết Bình Nhưỡng đã đề nghị các nhà chức trách Moscow hợp tác để bắt giữ ông Yun. Hiện chưa rõ ông Yun sang Nga bằng cách nào và ông đã làm gì trước khi bỏ trốn. Nga và Triều Tiên có chung đường biên giới trên bộ dài khoảng 17 km.
Ông Koh Yu-hwan, một chuyên gia hàng đầu về Triều Tiên tại trường đại học Dongguk ở Seoul (Hàn Quốc), nhận định nếu ông Yun thực sự đã bỏ trốn, ông ta sẽ không có nhiều thông tin về chính phủ Triều Tiên.
"Các quan chức chỉ có thể biết về công việc và sự cam kết của họ. Rất khó để biết những việc lớn bên trong Triều Tiên", ông Koh Yu-hwan cho biết.
Theo trang web của Bộ Thống nhất Hàn Quốc, ngân hàng Daesong được thành lập vào năm 1978 để quản lý các khoản thanh toán bởi các công ty thương mại của Triều Tiên. Ngân hàng này cũng tập trung vào các hoạt động giao dịch nước ngoài.
Ngân hàng Daesong bị đưa vào danh sách đen của Bộ Tài chính Mỹ vì chính quyền Washington nghi ngờ ngân hàng này hỗ trợ tài chính cho các hoạt động trái phép bao gồm các chương trình mua sắm hàng xa xỉ trong danh sách cấm vận của Liên Hợp Quốc.
Năm 2005, 25 triệu USD tiền mặt của Triều Tiên đã bị đóng băng tại ngân hàng Banco Delta Asia có trụ sở tại Macau vì Bộ Tài chính Mỹ cáo buộc Bình Nhưỡng sử dụng khoản tiền này cho các hoạt động phi pháp.
Theo Khampha
Lần đầu trong 8 năm, Hàn Quốc chia buồn với Triều Tiên Hội chữ Thập đỏ Hàn Quốc vừa gửi lời chia buồn tới Hội chữ Thập đỏ CHDCND Triều Tiên về vụ sập công trìnhchung cư 23 tầng ở Bình Nhưỡng mới đây, một quan chức Hàn Quốc thông báo hôm nay 20.5. Một quan chức Triều Tiên xin lỗi người dân về vụ sập công trình chung cư - Ảnh: AFP Đó là...