Đau nửa sọ mặt và hội chứng đau nhức sọ mặt
Nhiều người đến gặp bác sĩ vì thấy đau nhức dữ dội vùng sọ mặt một bên.
Ban đầu, người bệnh thấy đau ở tai, có thể ở vùng gáy sau tai, vùng trán, vùng da mặt… cảm nhận đau có thể ở nhiều mức độ khác nhau, tuy nhiên khi đã phải tìm đến với thầy thuốc thường là khi người bệnh đã có những cảm giác đau đến không ăn không ngủ được. Vậy đó là bệnh gì?
Những vùng có thể bị đau khi mắc hội chứng đau nhức sọ mặt
“ Hội chứng đau nhức sọ mặt”
Cảm giác đau này xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân vì vậy được xếp thành “Hội chứng đau nhức sọ mặt”. Các nguyên nhân bao gồm các bệnh lý có liên quan đến các dây thần kinh vùng sọ mặt như dây thần kinh V, IX, X.
Trong đó dây thần kinh V chi phối cảm giác các xoang mặt, vùng mặt, da đầu, đáy sọ. Dây IX, X chi phối cho vùng họng và tai. Đau dây thần kinh V thường gặp hơn dây IX, X. Dây thần kinh V là dây thần kinh hỗn hợp. Các nhánh vận động của dây V chi phối tất cả các cơ nhai, còn các nhánh cảm giác của nó thì chi phối cảm giác các vùng trên mặt và khoang miệng.
Video đang HOT
Đau dây IX đảm nhận vùng lưỡi, miệng và họng, đau ít gặp hơn, thường gặp ở người lớn> 60 tuổi, cảm giác đau rát họng, lưỡi 1 bên, nguyên nhân thường do Zonna vi rút.
Biểu hiện có thể bạn cảm nhận được là các cơn đau dữ dội như dao đâm hoặc có thể cảm thấy như bị điện giật,cảm giác nóng rát. Các cơn đau tự phát hoặc bị kích hoạt bởi những thứ như: chạm vào mặt, nhai, nói hoặc đánh răng…
Vị trí đau: má, hàm, răng, lợi, môi, amydal, ở ống tai ngoài, đáy lưỡi, lan tỏa về phía tai và góc hàm, sau gáy có thể cả mắt và trán. Thường người bệnh thấy đau tăng lên khi nuốt, ho, xoay đầu, rất hiếm đau khi nói, há miệng và nhai. Đau có thể kèm theo ho, tăng tiết nước bọt, loạn nhịp tim (ngất, hạ huyết áp). Đau tập trung tại một điểm hoặc lan rộng hơn, thường ở bên trái. Cơn đau kéo dài từ vài giây đến vài phút, hoặc đau dai dẳng, kéo dài nhiều ngày, vài tuần, vài tháng hoặc lâu hơn.
Khi người bệnh đến khám, bác sĩ sẽ hỏi kỹ về tính chất cơn đau mà người bệnh mô tả như: cách thức xuất hiện cơn đau, thời điểm đau, vị trí đau. Thày thuốc cũng sẽ thăm khám trực tiếp, khám tai mũi họng, mắt, thần kinh… và cũng có thể sử dụng một số phương pháp cận lâm sàng hỗ trợ: xét nghiệm máu, siêu âm, chụp cộng hưởng từ (MRI) chụp hệ mạch…. Từ đó, kết luận bệnh và đưa ra phương án điều trị.
Những ai hay bị cơn đau sọ mặt?
Chúng ta cần biết yếu tố này để cẩn thận phòng tránh và nhận biết khi mắc phải. Những người hay bị cơn đau nửa vùng sọ mặt là những người hay bị viêm nhiễm vùng tai mũi họng: hay viêm nhiễm vùng tai mũi họng: viêm mũi xoang, Zonna vi rút, hội chứng cổ, cơ địa dị ứng; những người mới bị chấn thương vùng sọ mặt, những người bị viêm nhiễm vùng mắt, hay có các khối u vùng mũi, xoang, tai, họng như ung thư tai, ung thư sàng hàm, ung thư vòm, ung thư amiddan, ung thư thanh quản, ung thư hạ họng…; hoặc những người mà cơ thể đang có các thay đổi về nội tiết như: tiền mãn kinh, sau mổ cắt tuyến giáp.
Điều trị ra sao?
Bạn đừng quá lo lắng vì sau khi thăm khám, kết luận, các bác sĩ sẽ có phương án điều trị thích hợp , thường chủ yếu điều trị nội khoa bằng các thuốc: thuốc chống co giật, làm giãn cơ, an thần hoặc tiêm botox.
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật, hoặc châm cứu, hoặc trị liệu thần kinh cột sống và vitamin hoặc liệu pháp dinh dưỡng.
Biện pháp phòng bệnh
Như đã nêu trên, những người có nguy cơ mắc bệnh cần cảnh giác chữa triệt để những bệnh ban đầu. Cần điều trị triệt để khi bị viêm nhiễm vùng tai mũi họng, mắt, răng hàm mặt…; phẫu thuật sớm các khối u; bổ sung nội tiết tố phù hợp trong tiền mãn kinh, sau phẫu thuật tuyến giáp đặc biệt là sau cắt toàn bộ tuyến giáp./.
PGS.TS.BS Phạm Thị Bích Đào – BV Đại học Y Hà Nội
Gần 8 năm mất ngủ do trượt đốt sống cổ
Bệnh viện Gia An 115 vừa điều trị thành công cho bà T.N.M. (57 tuổi, ngụ tại Lâm Đồng) bị mất ngủ kinh niên gần 8 năm, cả đêm chỉ chợp mắt được khoảng 3-4 tiếng, ngủ chập chờn.
Trước đó, vào cuối năm 2011, gia đình đã trải qua một biến cố khiến bà M. rơi vào trầm cảm và phải đi điều trị. Tình trạng mất ngủ kinh niên cũng khiến bà M. phải nghỉ việc ở nhà, dù chưa hết độ tuổi lao động, cuộc sống gia đình bị xáo trộn.
Theo bác sĩ Trần Quốc Tuấn - Trưởng khoa Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, Bệnh viện Gia An 115, qua thăm khám, thực hiện các cận lâm sàng và chụp cộng hưởng từ (MRI) cho thấy, bệnh nhân bị trượt khớp cột sống cổ (C5) do thoái hóa cột sống. Bệnh nhân được chỉ định điều trị rối loạn giấc ngủ không dùng thuốc bằng máy từ trường, kết hợp kéo giãn cột sống bằng tay và bằng máy.
Bác sĩ đang điều trị cho bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ
"Khi điều trị rối loạn giấc ngủ bằng máy từ trường, bệnh nhân không đau, không bị xâm lấn, đặc biệt là không dùng thuốc hay lệ thuộc vào thuốc. Việc lệ thuộc thuốc an thần là vấn đề nan giải khiến tình trạng rối loạn giấc ngủ càng tiến triển và khó khăn trong vấn đề điều trị" - bác sĩ Tuấn cho hay. Sau 3 ngày điều trị đầu tiên, bà M., đã ngủ được giấc ngủ 3-4 giờ. Kết thúc liệu trình điều trị 20 ngày, bệnh nhân đã có thể ngủ ngon, mỗi đêm 5-6 giờ.
Cũng theo bác sĩ Trần Quốc Tuấn, khi thường xuyên lắc đầu thời gian dài, hai mỏm xương bị mài mòn, lâu ngày gây thoái hóa khớp và dẫn đến tình trạng trượt khớp cột sống cổ (C5). Đó cũng chính là nguyên nhân gây ra căn bệnh rối loạn giấc ngủ của bệnh nhân. Triệu chứng đau mỏi cổ khả năng cao là do trượt khớp cột sống, chứ không phải đơn thuần do mất ngủ như bệnh nhân lầm tưởng.
THÀNH AN (sggp.org.vn)
Kém ăn kèm nôn nhiều, bé gái 7 tuổi bị u nang ống mật chủ Bệnh lý u nang ống mật chủ lúc đầu thường có biểu hiện không đặc hiệu. Gia đình cần cảnh giác, khi bé xuất hiện các cơn đau bụng, nôn nên đến cơ sở chuyên khoa khám ngay. Các bác sĩ khoa Ngoại nhi tổng hợp, Trung tâm Sản Nhi Phú Thọ đã thực hiện phẫu thuật thành công cắt bỏ u nang...