Đau nửa mặt – chớ coi thường!
Tuy không nguy hiểm tới tính mạng, nhưng đã có trường hợp nhổ mấy chiếc răng bởi nhầm lẫn với hiện tượng đau răng.
Một kích thích nhỏ đã khởi điểm một cơn đau, lan nhanh thành cơn đau nửa mặt – đó là chứng đau dây thần kinh số 5 (còn gọi là dây thần kinh sinh ba).
Bệnh thường gặp ở tuổi trung niên (nữ nhiều hơn nam). Tuy không nguy hiểm tới tính mạng, nhưng đã có trường hợp nhổ mấy chiếc răng bởi nhầm lẫn.
Dễ nhầm đau răng
Đã có nhiều người chớm đau dây thần kinh số 5 mà không biết để điều trị sớm, dẫn tới bị đau đớn nửa mặt, ảnh hưởng tới lao động, sinh hoạt. Chị Lê Thị Thoa (Đội Cấn, Hà Nội) đang làm việc bỗng thấy đau nhói ở một điểm dưới cằm.
Theo thói quen, chị xoa bóp cho đỡ đau, nhưng không hết mà còn lan dần lên mang tai, gò má, lông mày… Phần trán như có vật gì sắp giáng vào, mắt xốn rất khó chịu. Tiếp đó là các cơ mặt, hốc mũi cũng đau nhói, giật giật khiến chị phải đỡ mặt, giữ yên đầu cho đỡ đau.
Video đang HOT
Tưởng là bị đau răng, chị Thoa tự ý ra hiệu thuốc mua thuốc điều trị. Nhưng uống hết cả vỉ thuốc mà cơn đau không dứt. Sau khi khám tại bệnh viện, chị Thoa giật mình khi biết biểu hiện trên là bị đau dây thần kinh số 5. Theo lời bác sĩ, nếu chị không sớm điều trị chị sẽ dễ lâm vào tình trạng trầm cảm, suy dinh dưỡng vì không muốn ăn uống do những cơn đau nửa mặt hành hạ.
Chị Hoàng Thị Tuý (Thanh Xuân, Hà Nội) 10 ngày nay cũng có cảm giác vùng gò má trái thỉnh thoảng đau nhói, cơn đau ngắn nhưng buốt và rất khó chịu. Khi hết đau vùng đó ê ẩm, tê bì. Khám bệnh tại Bệnh viện Xanh Pôn, chị Túy phát hoảng khi bác sĩ kết luận đau dây thần kinh số 5.
Dây thần kinh số 5 chia 3 nhánh là dây mắt, dây hàm trên, dây hàm dưới. Người bệnh thường đau từ một hay nhiều nhánh của dây 5, kèm theo giật cơ (hay bắt đầu ở nhánh dây hàm trên, hoặc nhánh dây hàm dưới). Ở dây hàm trên, đau sẽ lan dọc theo xương gò má, mũi, môi trên, các răng trên. Ở dây hàm dưới, đau lan theo phần dưới của xương gò má, môi dưới và xương hàm dưới. Thông thường bệnh nhân chỉ đau nửa mặt.
Điểm nổi bật của chứng đau dây thần kinh số 5 là phụ nữ trung niên rất dễ mắc và tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới nhiều hơn nam. Nếu điều trị không đúng rất dễ tái phát. Người bệnh có thể nhận biết bằng cách phát hiện cơn đau khởi đầu có thể kéo dài 30 – 60 giây, sau đó trở lại bình thường. Một số người thì hơi đau nhẹ nếu bị chèn ép thần kinh, hoặc do chấn thương. Cũng có dạng đau không điển hình như đau ê ẩm nặng nề, thỉnh thoảng lại có cơn đau chói, dễ nổi nóng, trầm cảm.
Chứng đau dây thần kinh số 5 dễ bị nhầm là đau răng vì triệu chứng tương đối giống nhau. Đặc biệt là dây V2 (nhánh hàm trên) và V3 (nhánh hàm dưới) dễ lẫn với triệu chứng viêm tủy răng (đau đột ngột, lan tỏa, thành cơn, hết cơn thì không đau, mất đột ngột, dùng thuốc giảm đau ít tác dụng và cũng có cảm giác như đau răng).
Khu biệt cơn đau
Đau dây thần kinh số 5 theo Đông y thuộc phạm vi chứng Diện Thống, Đầu Phong, Đầu Thống… Nguyên nhân thường do phong hàn, hoặc phong nhiệt xâm nhập. Nếu không được điều trị, lâu ngày, khí huyết bị đình trệ không thông mà gây bệnh (nhất là người chính khí hư, tà khí dễ xâm nhập). Tuổi càng cao, sức khỏe càng giảm sút càng dễ mắc bệnh.
Khi đau khởi phát (đau nhức từng cơn như kim đâm, mỗi lần vài giây hoặc 1-2 phút, có thể đau nhiều lần, có khi kéo dài nhiều ngày, nhiều tháng), cơn đau có thể kèm theo co rút, chảy nước mắt, nước miếng. Sờ ấn vào một số điểm đau ở mặt như hố trên mắt, lỗ dưới mắt, lỗ cằm, 2 bên cánh mũi, mép miệng… có thể làm cơn đau bùng nổ. Loại đau kế phát làm bệnh nhân bị đau liên tục, da mặt cảm thấy tê bì, mất phản xạ, cơ thái dương và cơ nhai bị tê, co rút…
Trường hợp đau dây thần kinh số 5 do virus, viêm đơn thuần, các bác sĩ Đông y có thể chữa khỏi dứt điểm ngay. Nếu do các chứng bệnh khác hoặc do chấn thương, bị chèn ép mạch máu… các bác sĩ sẽ khám kỹ răng, mắt, tai mũi họng… và có thể cho chụp cắt lớp vi tính sọ não, hoặc chụp cả cộng hưởng từ sọ não để xác định nguyên nhân. Sau đó, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cụ thể.
“Khi thấy đau, tê nửa mặt hoặc vùng nào đó trên mặt có thể đó là bệnh đau dây thần kinh số 5, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế hợp pháp để được khám và điều trị.
Dù điều trị bằng phương pháp gì, người bệnh cũng cần phải kiên trì, vì bệnh thường phải điều trị kéo dài, dễ tái phát. Khi đau cần hạn chế sử dụng các chất kích thích như cà phê, trà mạn, trà khô, thuốc lá” – Ths.BS Trần Thuấn – BV Xanh Pôn.
Theo PLXH
Cách xoa huyệt đạo chữa cảm, nhức đầu
Những người bị các chứng nhức đầu do căng thẳng tâm lý, suy nhược thần kinh... cũng có thể tự thực hiện phương pháp chữa bệnh đông y này.
Khi sức đề kháng của cơ thể suy yếu, phong hàn xâm nhập, dễ gây nên cảm mạo. Cảm mạo xâm phạm vào phần biểu của cơ thể thường gây ra các chứng hắt hơi, sổ mũi, sợ gió, sợ lạnh, nhức đầu, đau mình.
Nguyên tắc đối trị cảm mạo
Chủ yếu là làm việc nhẹ, nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đủ chất, nhất là những thực phẩm góp phần tăng sức miễn dịch của cơ thể như xúp gà, tỏi, gừng, hành, hải sản, các loại rau quả sậm màu, màu đỏ, vàng, tím.
Ngoài ra, trong đông y còn có những phương huyệt toàn thân với những cách châm cứu hoặc day bấm. Hầu hết các phương pháp phải do thầy thuốc thực hành tuy nhiên người bệnh cũng có thể tự tác động vào một số huyệt vị trên vùng đầu, mặt để làm nhẹ đi các triệu chứng hoặc rút ngắn thời gian bệnh.
Việc phòng chống cảm nhiễm về lâu dài cần dựa vào chế độ ăn uống đủ chất bổ dưỡng và năng vận động. Những người có cơ địa hư hàn, dương khí suy, hay sợ gió, sợ lạnh thường dễ bị cảm mạo tái đi tái lại. Những trường hợp này có thể dùng thêm những phương dược bổ tỳ thận dương hoặc kiện tỳ ích khí của đông y để tăng sức đề kháng.
Cách "điểm huyệt"... cơn đau
Những liều thuốc cảm hoặc những cách day ấn hoặc xoa dầu có thể giúp người bệnh giảm nhẹ các triệu chứng và dễ vượt qua cảm cúm, nhức đầu.
Cách đơn giản nhất để người bệnh tự chữa cho mình khi bị bệnh là xoa dầu nóng vào vùng huyệt. Phương pháp này không đòi hỏi những cách day bấm phức tạp, chỉ cần một lọ dầu cù là hoặc dầu nóng.
Dùng đầu ngón tay chạm vào dầu và xoa nhẹ vài vòng vào từng huyệt một, sau huyệt này đến huyệt khác, không cần để ý thứ tự trước sau giữa các huyệt.
Phương huyệt bao gồm những huyệt vị dễ xác định, chủ yếu là những chỗ lõm dễ nhận thấy trên vùng đầu, mặt như chỗ lõm ở phía sau dái tai (ế phong), sau gáy (phong trì và phong phủ), chỗ sũng cuối chân mày (thái dương), chỗ lõm bên cạnh chân cánh mũi (nghênh hương) hoặc dưới môi dưới (thừa tương).
Các huyệt này đều có tác dụng sơ phong thông lạc, giảm đau, chống khí nghịch, cải thiện lưu thông khí huyết ra ngoại biên để tăng sức đề kháng.
Phương pháp này cũng dùng chữa các chứng nhức đầu do căng thẳng tâm lý, do suy nhược thần kinh hoặc do rối loạn nội tiết, rối loạn vận mạch sau mãn kinh.
Xoa dầu vào những huyệt được chỉ định cũng giúp những người có cơ địa thần kinh mẫn cảm với những thay đổi của thời tiết dễ vượt qua những thời điểm có áp thấp nhiệt đới hoặc những trận bão từ.
Theo SGTT
Đau nửa đầu - chị em chớ có xem thường! Đau nửa đầu là bệnh thường gặp ở phụ nữ làm cho người bệnh hết sức khó chịu mỗi khi lên cơn đau và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống cũng như công việc hàng ngày. Nguyên nhân gây đau nửa đầu Cho đến nay người ta vẫn chưa biết một cách chắc chắn nguyên nhân của bệnh đau nửa đầu. Tuy...