Đau nửa đầu – bệnh nguy hiểm của phụ nữ
Khoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM gần đây có nhiều trẻ được cha mẹ đưa đến khám vì… quá năng động. Bố mẹ của bé M., bảy tuổi (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết, M. đi học thường giấu giày của bạn, tháo ốc vít bàn ghế, rải bi ra cầu thang… M. không tập trung học, lúc nào cũng táy máy. Theo cử nhân tâm lý Phùng Thị Lụa, Khoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi Đồng 2, bé M. mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (RLTĐGCY).
Rối loạn phát triển
Nhiều phụ huynh nghĩ con cái càng hiếu động càng thông minh. Tuy nhiên, quan niệm này không phải luôn đúng. Theo cử nhân Lụa, nghịch ngợm, táy máy quá mức đôi khi còn là biểu hiện bất bình thường của bệnh RLTĐGCY. Nếu không được điều trị sớm trẻ sẽ phải chịu nhiều hậu quả nặng nề cả về mặt thần kinh, học tập và gặp vấn đề với các mối quan hệ xã hội.
Tại Khoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM, số trường hợp bị RLTĐGCY chiếm từ 10 – 25% tổng số bệnh nhi khám tâm lý mỗi ngày. RLTĐGCY là một loại bệnh rối loạn phát triển ở trẻ em. Theo thống kê, cứ 100 trẻ thì có từ ba – năm trẻ mắc rối loạn này với một số triệu chứng bắt đầu trước tuổi lên bảy.
Đặc điểm chung của bệnh này là các hành vi hiếu động quá mức kèm theo sự suy giảm khả năng chú ý ở trẻ.
Nguyên nhân của bệnh RLTĐGCY có thể do môi trường sống, nền tảng giáo dục của gia đình, di truyền, hoặc trẻ có vấn đề về thần kinh. Những bé sống trong hoàn cảnh cha mẹ hay cãi vã, gây lộn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các bé khác.
Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng phát hiện ra điều này, vì dễ nhầm lẫn với việc trẻ hiếu động thông thường. Nếu trẻ mắc bệnh RLTĐGCY không được điều trị kịp thời, khi lớn lên dễ bốc đồng, tính cách có khuynh hướng bạo lực, học tập kém, khó hòa nhập với xã hội. Không chỉ vậy, những đứa trẻ này thường dễ bị tai nạn và bản thân chúng hay vô tổ chức, không quan tâm tới các quy tắc, kỷ luật.
Căn bệnh này còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập và gây khó khăn trong quan hệ với mọi người.
Rất nhiều trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý đến khám tại BV Nhi Đồng 2 – Ảnh: Trâm Anh
Khó hòa nhập, dễ gây tai nạn
Các chuyên gia chia bệnh RLTĐGCY thành ba mức độ: dạng phối hợp, dạng trội về giảm chú ý và dạng trội về tăng động bồng bột.
“Dưới năm tuổi, trẻ nghịch ngợm, tìm tòi bởi lứa tuổi này trẻ đang học hỏi, tò mò để phát triển. Giai đoạn này trẻ chưa hoàn thiện về mặt nhận thức. Người ta gọi các bé dưới năm tuổi hay phá phách, nghịch ngợm là hiếu động. Nhưng ở độ tuổi từ sáu trở lên trẻ vẫn nghịch như vậy thì không còn là bình thường nữa”, cử nhân Lụa nói.
Biểu hiện của trẻ bị RLTĐGCY là lúc nào cũng lăng xăng, nghịch dại, nói nhiều, không ý thức được mình đang làm gì, ở đâu, khó tập trung, vì thế rất dễ gây tai nạn cho bản thân và người xung quanh. Nhiều bé có biểu hiện bệnh từ khi còn rất nhỏ. Chẳng hạn, có bé mới chín tháng tuổi, nhưng khi được bế trên tay cứ nhún nhảy, chòi với không yên…
Phương pháp điều trị cho các bé bị RLTĐGCY, chủ yếu về mặt tâm lý, giáo dục để trẻ nhận thức được, từ đó điều chỉnh hành vi cho phù hợp.
Video đang HOT
Với những bé bị bệnh lý thần kinh sẽ được điều trị tâm lý kết hợp với nội thần kinh. Phụ huynh cần theo dõi các biểu hiện, phát hiện, đưa trẻ đi khám sớm.
Trâm Anh
Theo PNO
Bệnh thiếu chú ý và quá hiếu động
Nếu bạn hay bị than phiền vì thiếu tập trung, bốc đồng và quá hiếu động trong lớp, thì có thể là bạn đang mắc bệnh ADHD, nghĩa là Bệnh thiếu chú ý và quá hiếu động.
Theo thống kê cho thấy, khoảng 4% các bạn đang trong độ tuổi đi học mắc phải bệnh này. Hoặc có một số các bạn khác cũng có vài triệu chứng của bệnh ADHD.
Theo các chuyên gia, triệu chứng của việc thiếu chú ý, không tập trung thường chỉ biểu hiện khi các bạn học sinh gặp phải một thử thách hay trở ngại nào đó ở trường. Các bạn này khi đó rất dễ sao lãng, lơ là trong việc học và dễ bị phân tác tư tưởng bởi những việc chung quanh. Các bạn còn cảm thấy bực bội khi phải làm bài tập, dễ dàng bỏ cuộc, không chịu lắng nghe và không bao giờ chịu làm theo bất kỳ hướng dẫn nào.
Vậy với những bạn không may bị định bệnh ADHD thì làm cách nào để có thể tập trung và ngoan ngoãn học tốt ở trường được?
Các nhà chuyên môn đã thiết kế một chương trình hỗ trợ đặc biệt giúp đỡ những bạn mang triệu chứng này. Bên cạnh đó, các bạn cũng phải có một các học riêng của mình và phải quyết tâm thì mới có thể vượt qua ADHD được.
Trong lớp học:
Biểu hiện:
Trả lời và phát biểu lung tung khi chưa được Thầy cô yêu cầu
Không tập trung chú ý lắng nghe bài giảng và ghi chép đầy đủ
Không hiểu và không làm theo các hướng dẫn trong lớp
Giải pháp dành cho bạn:
Cố gắng đơn giản hóa các hướng dẫn của giáo viên bằng một hoặc hai ý chính, sau đó kiểm tra lại với thầy cô xem như vậy có đúng không.
Nhờ giáo viên giúp bạn chia nhỏ bài tập ra thành các bước đơn giản, như vậy sẽ dễ dàng cho bạn để thực hiện theo.
Trả lời, phát biểu lung tung trong lớp là biểu hiện phổ biến nhất của những bạn bị ADHD. Hãy thử làm theo các bước sau :
Viết những câu hỏi, thắc mắc của bạn xuống giấy nháp trước khi phát biểu
Tập thói quen giơ tay phát biểu chứ đừng "tình nguyện" xung phong khi chưa cho phép, như vậy sẽ giúp bạn trật tự và kỷ luật hơn.
Ghi chép đầy đủ là nhiệm vụ của tất cả mọi học sinh . Các bước dưới đây sẽ phần nào giúp bạn học hiệu quả hơn trong lớp:
Mang theo máy ghi âm và ghi lại các bài giảng của giáo
Tìm một bạn để học chung
Nhờ thầy cô gửi cho bạn một bản tóm tắt bài học, in ra và đem về nhà nghiên cứu thêm.
Bài tập về nhà:
Biểu hiện:
Quên làm bài tập vì chẳng bao giờ nhớ gì cả
Không tập trung làm bài về nhà
Không chú ý đến các chi tiết nhỏ của bài tập, dễ mắc lỗi sai
Giúp bạn tập trung tốt hơn:
Tìm một góc học tập thật yên tĩnh, tránh tiếng ồn và chuyển động của mọi người trong nhà vì như vậy dễ làm bạn mất tập trung.
Nếu nhà bạn chật thì hãy thử đến thư viện, nhà hàng xóm hoặc những nơi nào mà bạn cảm thấy yên tĩnh nhất.
Nếu có thể hãy mang một tai nghe, nhưng không được mở nhạc.
Làm cho mình một thời khóa biểu và cố gắng làm theo thật nghiêm túc
Giúp bạn ghi nhớ tốt hơn:
Tạo cho mình những thói quen về giờ giấc và tổ chức việc học. Ví dụ, trước khi đi học hãy kiểm tra lại xem mình đã hoàn thành bài vở hết chưa.
Liệt kê ra những bài cần làm hoặc những việc cần ghi nhớ trong một ngăn dễ nhìn thấy của ba lô hoặc túi đi học.
Giúp bạn chú ý đến chi tiết tốt hơn:
Hãy nhờ ai đó cùng xem lại bài vở với bạn để đảm bảo rằng bạn không bỏ sót điều gì.
Với những bài viết bạn dùng trên máy tính, thì hãy dùng phần mềm kiểm tra lỗi chính tả.
Trợ giúp
Hãy cố gắng tự giúp bản thân mình hoặc nhờ ai đó giúp bạn khi cần thiết: Có lẽ kiên nhẫn là một trong những thách thức lớn của những bản bị ADHD. Nếu bạn cảm thấy tức giận, nản chí thì có lẽ bạn nên tìm ai đó giúp mình vượt qua. Họ có thể là ba mẹ, thầy cô, các chuyên gia, bạn bè và tất nhiên là cả chính bạn nữa.
Theo mực tím
Trẻ hiếu động và trẻ bị tăng động giảm chú ý có gì khác biệt? Ở trẻ hiếu động thì các hành động nghịch ngợm của chúng sẽ không liên tục và thường là có chủ tâm. Với các bé bị rối loạn tăng động giảm chú ý sẽ thường không điều chỉnh được hành vi của mình và điều này sẽ ảnh hưởng tới mọi mặt cuộc sống của trẻ. Một học sinh "cá biệt" trong lớp...