Dầu Nga vẫn là lựa chọn hàng đầu của các nền kinh tế lớn châu Á
Nga tiếp tục là nhà cung cấp dầu thô lớn nhất cho Ấn Độ và Trung Quốc.
Kênh RT trích dẫn dữ liệu từ Báo cáo Thị trường Dầu mỏ mới nhất của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) ngày 11/8 cho thấy Nga vẫn là nhà xuất khẩu dầu lớn nhất sang Ấn Độ và Trung Quốc trong tháng 6.
Theo tính toán của OPEC, Nga chiếm gần 20% tổng lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc trong kỳ báo cáo, giữ danh hiệu nhà cung cấp dầu thô lớn nhất của quốc gia châu Á này trong sáu tháng liên tiếp. Saudi Arabia, nhà cung cấp lớn thứ hai, chiếm 15% tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc, trong khi Malaysia cung cấp khoảng 11%.
Video đang HOT
Theo dữ liệu hải quan, nhập khẩu dầu thô Nga của Trung Quốc trong tháng 6 đạt mức cao nhất mọi thời đại, với lưu lượng đạt 10,5 triệu tấn, tăng hơn 40% so với cùng tháng năm ngoái.
Nhìn chung, nhập khẩu dầu của Trung Quốc tăng 5% so với tháng 5 và lên tới 12,7 triệu thùng mỗi ngày.
Nga cũng chiếm 45% lượng dầu thô nhập khẩu của Ấn Độ trong tháng 6, trở thành nhà cung cấp hàng đầu của nước này trong năm qua. Iraq chiếm khoảng 17% nguồn cung, trong khi thị phần của Saudi Arabia là 16%. Tổng lượng dầu nhập khẩu của Ấn Độ trong kỳ báo cáo giảm 3% so với tháng 5, xuống 4,7 triệu thùng/ngày.
Theo số liệu do Bộ Công Thương Ấn Độ công bố trước đó, trong 5 tháng đầu năm, xuất khẩu dầu của Nga sang Ấn Độ tăng vọt lên 37 triệu tấn, nhiều hơn cả năm 2022.
Cả Ấn Độ và Trung Quốc đều đang mua dầu của Nga với mức chiết khấu cao mà Moskva đưa ra vào năm ngoái. Ưu đãi trên liên quan nỗ lực mở rộng sang các thị trường mới sau khi Nga mất đi những khách hàng phương Tây truyền thống do ảnh hưởng của lệnh trừng phạt. Sau lệnh cấm vận và áp giá trần đối với dầu mỏ của Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) năm ngoái, Moskva đã tích cực chuyển hướng dòng dầu của mình sang châu Á.
OPEC hoan nghênh Iran trở lại thị trường dầu mỏ
Tổng thư ký Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) Haitham Al Ghais cho hay khối này sẽ hoan nghênh Iran quay trở lại thị trường dầu mỏ hoàn toàn, khi các lệnh trừng phạt áp lên nước này được dỡ bỏ.
Toàn cảnh một cơ sở khai thác khí đốt của South Pars ở Assaluyeh, Iran. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu trên được ông Haitham Al Ghais đưa ra trong cuộc phỏng vấn với trang tin SHANA thuộc Bộ Dầu mỏ Iran hôm 29/5.
Hoạt động xuất khẩu dầu của Iran - một thành viên của OPEC - đang phải chịu lệnh trừng phạt của Mỹ liên quan đến chương trình hạt nhân của Tehran.
Tổng thư ký Ghais nói thêm rằng Iran có khả năng gia tăng sản xuất đáng kể chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.
Trang tin SHANA dẫn lời ông Ghais bày tỏ tin tưởng Iran là một thành viên có trách nhiệm trong OPEC. Ông chắc chắn rằng các bên sẽ hợp tác tốt, đồng bộ để đảm bảo rằng thị trường sẽ vẫn cân bằng như cách OPEC đã thực hiện trong nhiều năm qua.
Khi được hỏi về quyết định cắt giảm sản lượng tự nguyện của OPEC và tác động của nó đối với giá dầu, Tổng thư ký Ghais cho hay OPEC không nhắm mục tiêu vào một mức giá cụ thể. Mọi hành động, mọi quyết định của khối này đều được đưa ra để hướng tới sự cân bằng giữa nhu cầu và nguồn cung dầu toàn cầu.
Trong một động thái bất ngờ vào đầu tháng 4/2023, Saudi Arabia (A-rập Xê-út) và các thành viên khác của OPEC (nhóm bao gồm OPEC và các nhà sản xuất lớn ngoài khối) đã tuyên bố cắt giảm sản lượng dầu thêm khoảng 1,2 triệu thùng mỗi ngày. Quyết định đó đã nâng tổng khối lượng cắt giảm sản lượng của OPEC lên 3,66 triệu thùng/ngày, theo tính toán của hãng tin Reuters.
Trước đó, Saudi Arabia và Iran hồi tháng Ba đã tuyên bố khôi phục quan hệ ngoại giao sau nhiều năm căng thẳng, trong một thỏa thuận do Trung Quốc - nước tiêu thụ dầu mỏ số hai thế giới - làm trung gian.
Vượt trừng phạt, xuất khẩu dầu Nga tăng 'tốt hơn dự kiến', IEA tiết lộ lý do Trong tháng 2/2023, các công ty năng lượng của Nga đã tăng sản lượng dầu thô và khí ngưng tụ trung bình hàng ngày gần 2% so với tháng trước, lên 1,508 triệu tấn/ngày. Xuất khẩu dầu Nga tăng mạnh. (Nguồn: Globlynews) Thông tin trên được tờ Kommersant của Nga đưa tin ngày 1/3. Cụ thể, sản lượng dầu trong tháng 2 của...