“Đau não” với 4 giả thuyết cao siêu của TENET: Robert Pattinson là “con” Leonardo DiCaprio, tin được không?
Sau khi xem xong Tenet, khán giả đang quanh quẩn với 4 thắc mắc cao siêu chưa có lời giải đáp.
(BÀI VIẾT TIẾT LỘ MỘT PHẦN NỘI DUNG PHIM. CÂN NHẮC TRƯỚC KHI ĐỌC!)
Sau gần 1 tuần công chiếu tại Việt Nam, tác phẩm “hack não” Tenet của đạo diễn Christopher Nolan đã khiến cộng đồng mọt phim “dậy sóng”. Không chỉ “gây lú” bởi những kiến thức đảo ngược thời gian cao siêu, phim còn ẩn chứa khá nhiều thắc mắc chưa có lời giải đáp khiến khán giả “sôi sục” đi tìm câu trả lời.
1. Nhân vật chính thực chất đã chết từ đầu phim?
Ở đầu phim, Nhân vật chính ( John David Washington) bị nhóm khủng bố bắt đến một đường ray xe lửa. Anh và đồng đội bị tra tấn man rợn để khai ra danh tính của mình. Để bảo vệ bí mật mãi mãi, anh chàng đã cắn thuốc độc và chìm vào hôn mê. Chi tiết này làm nảy ra giả thuyết nhân vật chính thực sự đã chết sau nỗ lực tự tử.
Nhân vật chính thực ra đã chết ngay khi bộ phim vừa bắt đầu?
Bởi vậy nên bằng cách nào đó, Nhân vật chính đã được trao cho “quyền hồi sinh” bởi người đàn ông lạ mặt, qua đó dấn thân vào phi vụ Tenet khó nhằn. Hãy để ý kĩ lúc anh chàng vừa tỉnh dậy, câu đầu tiên mà anh nghe từ người đàn ông kia chính là: “ Chào mừng đến kiếp sau“.
Cuối phim, chúng ta được biết nhân vật chính là người làm chủ vòng lặp thời gian và cả học thuyết Tenet nói chung. Anh từ chối mọi yêu cầu, không làm việc cho ai ngoài chính mình. Điều này càng khẳng định tổ chức điệp viên chiêu mộ anh ở đầu phim cũng chính do anh lập ra ở tương lai, đồng thời chi phối chính bản thân mình trong quá khứ.
2. Tenet là hậu truyện của siêu phẩm Inception 10 năm trước?
Thực chất, khả năng này đã được nhiều fan đề cập liên miên từ trước khi Tenet ra rạp. Dù nghe chừng không hợp lý lắm nhưng không ai có thể chối cãi mối liên hệ mật thiết giữa hai “con cưng” của Christopher Nolan. Giả thuyết này càng được thêm củng cố khi vào ngày 21/8 vừa qua, Inception được tái phát hành để kỷ niệm 10 năm và cũng để tạo tiền đề cho Tenet ra rạp thành công.
Lực lượng fan cứng hùng hậu của Inception không hề nói “điêu” mà còn tung ra nhiều dẫn chứng thú vị để móc nối hai bộ phim với nhau. Anh chàng Neil ( Robert Pattinson) và nhà khoa học Laura (Clémence Poésy) có thể không liên can gì ở Tenet, nhưng có nhiều khán giả nghi ngờ họ chính là con trai và con gái của Cobb ( Leonardo DiCaprio) trong Inception. Cách mà cả hai bình tĩnh đón nhận học thuyết Tenet chính là yếu tố giúp fan hoang mang về thân phận thật của họ. Thậm chí, những bản thiết kế poster của hai bộ phim cũng giống nhau đến lặng người ở tông màu, cách bày trí và nhất là những khung hình nghiêng độc đáo.
Neil và Laura trong Tenet
Hai đứa con của Cobb trong Inception chính là Laura và Neil?
3. Quá trình diễn biến của Tenet đã bị lộ ngay từ tựa phim?
Trong màn tái xuất lần này, Christopher Nolan đã vận dụng cả ngôn ngữ học vào Tenet khi đánh đố người xem ngay từ tựa phim. Từ “Tenet” thực chất là một từ palindrome, hay nôm na là đọc xuôi hay ngược đều giống nhau. Ở đoạn trailer đầu tiên của Tenet, nếu để ý kĩ ở phân đoạn cuối cùng thì các chữ cái trong “Tenet” có thứ tự biến mất – xuất hiện khá thú vị. Ở trailer đầu tiên ra mắt ngà, từ “Tenet” đã xuất hiện theo quy luật như sau: hai chữ T ngoài cùng, 2 chữ E ở trong và chữ N ở giữa.
Cách “Tenet” xuất hiện ở trailer 1
Đến đoạn trailer mới ra mắt ngày 22/5, thì chu trình của từ “Tenet” lại là biến mất, lần này là từ trung tâm N ra hai chữ E và hai chữ T ngoài cùng.
Cách “Tenet” biến mất ở trailer 2
Liệu rằng, Nolan đã cài cắm một chi tiết bí ẩn nào đó trong hai đợt diễn giải trên, hay đơn giản là ông chỉ muốn “tạo nét”? Giả thuyết đặt ra là Tenet đã được “lên lịch” để diễn ra ngay ở điểm giữa một dòng thời gian xuôi và một dòng thời gian ngược. Một bên là thực tại thứ nhất, khi mà nhân vật chính đã trải nghiệm toàn bộ các sự kiện và chiêu mộ Neil. Bên còn lại chính là là hiện thực thứ hai nơi mà nhân vật chính vẫn chưa có các trải nghiệm nêu trên.
4. Thí nghiệm “con quỷ Maxwell” tạo cảm hứng cho căn phòng xanh – đỏ của Tenet?
“Con quỷ Maxwell” là một thí nghiệm tưởng tượng nổi tiếng của nhà khoa học James Clerk Maxwell nhằm giải thích định luật hai nhiệt động lực học. Trong thí nghiệm của mình, Maxwell mô tả một căn buồng ngăn đôi canh giữ bởi con quỷ. Hai ngăn có nhiệt độ khác nhau, được minh họa bằng hai màu xanh – đỏ. Hai tông màu này lại giống y như cách phối màu căn phòng “nghịch đảo thời gian” xuất hiện trong Tenet.
Theo như lý thuyết, “con quỷ Maxwell” có thể phân loại các phân tử chạy nhanh (màu đỏ) sang nửa bên phải của buồng, và các phân tử chạy chậm (màu xanh) sang nửa trái còn lại, nhờ vậy chiều thời gian sẽ bị thao túng. Điều đó lại hoàn toàn giống với cách vận hành của căn phòng “nghịch đảo” ở Tenet. Hệ thống cửa xoay có cấu trúc tương tự buồng ngăn trong thí nghiệm của Maxwell, còn tấm kính ngăn giữa hai phòng đỏ – xanh chính là hiện thân cho cánh cửa của con quỷ Maxwell để phân biệt chiều “xuôi” và “ngược” của hai bên.
Tất cả những điều trên vẫn chỉ đang dừng lại ở mức “giả thuyết”. Các phim của Nolan, dù xuất sắc hay không, vẫn luôn khơi gợi ở người xem sự tò mò và xu hướng muốn tìm hiểu thêm nhiều kiến thức, qua đó phần nào trả lời được những câu hỏi luôn ám ảnh họ từ khi bước chân ra khỏi rạp phim.
Trailer chính thức của Tenet
Tenet hiện đang công chiếu ở các rạp trên toàn quốc.
Cẩm nang bỏ túi giúp xem TENET không bị tiền đình: Thủ sẵn combo Lý - Hóa kèm thuốc bổ não nha mấy bồ!
Với màn "nhả từ" thâm sâu về các thể loại công thức khoa học ở TENET, bạn có chắc mình đủ tỉnh táo để hiểu hết bộ phim?
BÀI VIẾT TIẾT LỘ MỘT PHẦN NỘI DUNG PHIM, CÂN NHẮC TRƯỚC KHI ĐỌC!
Sau nhiều tháng lao đao vì tình hình dịch bệnh, TENET cuối cùng cũng mạnh mẽ ra rạp với sứ mệnh quan trọng là tái sinh nền điện ảnh thế giới. Tác phẩm thứ 11 của đạo diễn tài ba Christopher Nolan đang được giới mộ điệu điện ảnh háo hức mong chờ khi đánh mạnh vào đề tài "hack não", lần này là ở khía cạnh thời gian.
John David Washington và Robert Pattinson trong TENET
Bộ phim sẽ xoay quanh hành trình của Nhân Vật Chính (John David Washington) để tìm ra nguồn gốc của TENET - một học thuyết khoa học cao siêu được tạo ra để phục vụ cho Thế Chiến III. Thế nhưng, để đồng hành với anh chàng trong chuyến du ngoạn ngoằn ngoèo và chông gai này, khán giả cũng nên trang bị bản thân thật đầy đủ với bộ cẩm nang chống "tiền đình" sau để không bị bỏ rơi giữa chừng.
1. "Nghịch đảo thời gian" là học thuyết chính của phim, không phải xuyên không đâu!
Sau khi xem xong loạt trailer của TENET, nhiều khán giả dễ lầm tưởng đây cũng chỉ là một chuyến du hành thời gian ngược về quá khứ như Avengers: Endgame hay Doraemon. Thế nhưng, học thuyết chính được sử dụng xuyên suốt phim lại hoàn toàn khác, thậm chí phức tạp hơn rất nhiều lần.
Thông qua màn biểu diễn với những viên đạn, nhà khoa học Laura (Clémence Poésy) đã mang đến khái niệm "đảo ngược sự hỗn loạn" trong một vật thể thông qua chuỗi phản ứng phân hạch để khiến nó trông như đang "đi lùi về vài giây trước". Điều này có nghĩa, một vật thể được chọn để "nghịch đảo" sẽ có góc nhìn khác với cả thế giới, giống như đang "đi ngược lại đám đông" vậy. Thế nhưng, nó xảy ra ngay trước mắt chúng ta, ngay ở hiện tại chứ không phải đưa chúng ta trở về quá khứ. Ngược lại, chính chúng ta, những con người đang chứng kiến hiện tượng "nghịch đảo" của vật thể ấy, lại là quá khứ của nó.
2. Chuẩn bị tinh thần "bổ não" trước loạt nghịch lý, định lý xoay quanh thời gian
Nghe vụ "nghịch đảo thời gian" có vẻ vui tai, thế nhưng nó vốn được tạo ra với một mục đích ghê rợn: phục vụ cho chiến tranh và sự huỷ diệt. Vì thế, nhân vật Neil (Robert Pattinson) đã phải cắt nghĩa thật sâu sắc để các nhân vật hiểu được cái tầm của dự án TENET này thông qua một loạt các định luật "lắt léo".
Ban đầu, anh dùng hai bàn tay đan xen vào nhau để chỉ ra sự chồng chéo của các vật thể khi bị "nghịch đảo". Càng nhiều vật "dính lời nguyền" thế giới càng hỗn loạn, từ đó dễ dẫn đến sự tận diệt. Đồng thời, anh chàng suy diễn đến khả năng học thuyết là một thứ do thế hệ tương lai tạo ra để trừng phạt tổ tiên. Ở thế giới "ngày mai", thiên nhiên bị tàn phá nặng nề, con người lại đối mặt với tận thế nên họ chỉ còn cách dùng TENET để đảo ngược quá trình "xuống cấp" của tạo hoá.
Neil cũng đề cập đến nghịch lý ông nội nổi tiếng, cho rằng nếu ta quay về quá khứ để "khử" ông nội mình thì sẽ dẫn đến việc không có ai sinh ra ta. Đây là nghịch lý không thể giải thích được, nhưng những người ở tương lai họ chỉ có thể dùng TENET như một "phép thử" cuối cùng nhằm cứu lấy hành tinh xanh, dù cho đó là phải hạ sát những thế hệ tiền nhân.
Anh nói hơi nhiều nhưng bỏ qua vì anh đẹp!
3. Muốn hiểu phim của Nolan? Hãy tập trung nghe thoại và chăm đọc Vietsub!
Một trong những tinh tuý của dòng phim Nolan đó là sự dụng tâm ở khâu kịch bản và ý tưởng. Đạo diễn của những Inception, Memento, Interstellar đã mất tận 6 năm để hoàn thành cốt truyện của TENET. Vì vậy, có thể nói những điều cốt lõi mà khán giả cần nắm đều nằm trong những con chữ.
Nolan sẽ dồn hết mọi thứ cần hiểu vào phần thoại, vì thế tập trung đọc phụ đề nhé!
Nếu đã từng xem Inception nhiều lần thì chắc chắn các fan sẽ rút được kinh nghiệm quý báu. Hãy tập trung vào những lời diễn giải, trình bày từ chuyên gia hay bất cứ nhân vật am hiểu nào (như cô nghiên cứu sinh Laura thích chơi súng ở đầu phim, hay suy luận của Neil,...). Việc "căng mắt" đọc phụ đề chắc chắn sẽ giúp bạn nắm được lượng thông tin khổng lồ của TENET trước khi bước vào chu trình kế tiếp là hiểu được và tiếp thu được. Ngoài ra, các cảnh trên phim sẽ không có gì gây cười như ở lời thoại, một số câu nói của nhân vật chắc chắn sẽ khiến bạn trầm trồ hay tạm thời thư giãn vì khá "điêu" đấy!
Cứ xem đi rồi bạn sẽ bất ngờ với số tiền mà chị đẹp Elizabeth Debicki bỏ ra để du lịch "sương sương" ở Việt Nam đấy!
4. Chuẩn bị sẵn ví tiền để đi xem n lần nữa, một lần không đủ!
Nếu đã định bụng sẽ ra rạp xem TENET hay bất cứ phim nào của Nolan chỉ trong một lần duy nhất thì đó sẽ là thiệt thòi dành cho bạn. Những tác phẩm "xoắn não" trước giờ của vị đạo diễn tài ba là một trải nghiệm phim ảnh độc nhất vô nhị, nhưng cũng là một nguồn tư liệu quý giá để khán giả có dịp bàn luận và bóc tách dần dần.
TENET khiến người xem bàn tán và tranh cãi
Vì vậy, xem TENET một lần chỉ đủ để người xem nắm được khái quát về "nghịch đảo thời gian" hay tình huống hiện tại của các nhân vật. Để có thể nắm trọn quá trình áp dụng học thuyết vào các phi vụ nhằm chống lại kẻ phản diện chính (nhiều khả năng là tên trùm Sator do Kenneth Branagh thủ vai), tốt nhất bạn nên chuẩn bị để kỹ càng tinh thần và trí óc cho những lần thứ 2, lần thứ 3,... kế tiếp.
Chắc chắn bạn còn gặp hai anh dài dài nếu muốn hiểu tường tận TENET!
TENET là một tựa phim cam go và thử thách nếu bạn chỉ muốn tìm kiếm sự thư giãn nhất thời. Thế nhưng, đây chắc chắn sẽ là trải nghiệm hấp dẫn và mới lạ để "tái khởi động" mùa chiếu phim sau hơn nửa năm 2020 chìm trong những điều tiêu cực. Phim cũng tinh tế nhấn mạnh vào tầm quan trọng của môi trường, sự thăng hoa của tình bạn, tình thân và lên án sâu sắc khía cạnh bạo lực gia đình.
Xem qua trailer chính thức của TENET
TENET chính thức công chiếu vào ngày 28/8 tại các rạp trên toàn quốc.
5 giả thuyết 'trời ơi đất hỡi' của fan toàn cầu dành cho siêu bom tấn 'Tenet' khiến cộng đồng mạng mắt chữ O mồm chữ A Chỉ vừa mới ra mắt tuần đầu tiên, tác phẩm mới nhất của đạo diễn Christopher Nolan đã khiến cộng đồng yêu phim toàn thế giới 'dậy sóng'. Không chỉ là bom tấn Hollywood lớn nhất năm 2020 tính đến thời điểm hiện tại, Tenet còn là đứa con tinh thần đầy tham vọng của vị đạo diễn được đông đảo người hâm...