Đậu nành – Dược liệu quý trong Đông y.
Từ lâu, Đông y đã đánh giá rất cao đậu nành, xem đậu nành là vị thuốc quý có thể giúp phòng trị nhiều căn bệnh nguy hiểm như tim mạch, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, ung thư…
“Dược thực lưỡng dụng”
Đậu nành, tên Hán-Việt là Hoàng đại đậu, có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau lan sang Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên… Theo Đông y, đậu nành có vị ngọt, khí bình, không độc, có công dụng kiện tỳ khoan trung (xúc tiến tiêu hóa), nhuận táo (chống táo bốn), tiêu thủy (tiêu thũng) và giải độc.
Khi kết hợp với các dược liệu khác, đậu nành trở thành bài thuốc quý, giúp chữa suy nhược cơ thể, đổ mồ hôi trộm (đậu nành, hạt tiểu mạch, táo tàu); chữa suy nhược thần kinh, giảm trí nhớ, ăn ngủ kém (đậu nành, liên nhục, hoài sơn, ý dĩ, sa nhân, sơn tra, cẩu tích)… Đông y cho rằng đâu nành la loai “dươc thưc lương dung”, tức vừa có thê sư dung lam thức ăn vừa được dung lam thuôc.
Video đang HOT
Hàm lượng đạm trong đậu nành rất cao và có đủ 8 loại axít amin, khoáng chất thiết yếu. Sữa đậu nành có tác dụng giảm huyết áp, giảm lượng cholesterol trong máu, ngăn ngừa khả năng xơ cứng động mạch và tốt cho tim mạch. Trong sữa đậu nành có nhiều axít béo không bão hòa có tác dụng không cho mỡ đóng tầng trong cơ thể và làm cho da dẻ hồng hào, tăng lượng vitamin B1 giúp da mặt ít nhăn. Cạnh đó, sữa đậu nành còn chứa hoạt chất isoflavone giúp chống lão hóa.
Y hoc hiên đai coi đâu nành la “thit chay” vi rât giau dương chât, co thê thay thê thit, ca. Đặc biệt, đậu nành vốn không có chứa chất béo bão hòa và chứa ít bột đường nên có khả năng hỗ trợ phòng trị béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch…
Sử dụng đậu nành an toàn
Trong số những chế phẩm từ đậu nành, sữa đậu nành được nhiều người sử dụng nhất. Tuy nhiên, để tận dụng hết những tính năng ưu việt của sữa đậu nành, cần lưu ý: Không uống sữa đậu nành khi đang đói; Trước và sau khi uống sữa đậu nành một giờ không nên ăn cam, quýt; Nên uống sữa đậu nành nhiều lần thay vì uống một lần quá nhiều…
Đặc biệt, nếu không thể tự nấu tại nhà, người tiêu dùng nên chọn mua những sản phẩm sữa đậu nành hộp giấy do các thương hiệu lớn được sản xuất theo công nghệ tiệt trùng UHT hiện đại, vừa an toàn vừa đảm bảo chất lượng tốt.
Theo VNE
Sung mãn hơn nhờ măng tây
Các món ăn từ măng tây ngon, bổ và giúp "chuyện ấy" thêm sung mãn.
Măng tây là loại thực phẩm được sử dụng phổ biến tại các nước Âu, Mỹ... Tại Việt Nam, măng tây được trồng ở một số tỉnh miền Bắc, Đà Lạt... Các món ăn từ măng tây ngon, bổ và giúp chuyện ấy thêm sung mãn.
Măng tây là một loại rau ăn giàu dinh dưỡng, đồng thời còn là một dược liệu quý. Thành phần dinh dưỡng của măng tây gồm có chất đạm, chất béo, chất xơ, canxi, sắt, kẽm, đồng, axit folic,... Trong măng tây còn chứa nhiều dưỡng chất có tác dụng tăng ham muốn tình dục ở nữ như vitamin E, vitamin A, vitamin C, kali và vitamin B6 - chất này có vai trò quan trọng trong việc sản xuất testosterone (hormon của sự ham muốn tình dục). Ngoài ra, măng tây còn được xem là thực phẩm giúp lợi tiểu, giúp chữa trị táo bón, giảm stress, tăng cường sức khỏe tình dục.
Các món ăn từ măng tây ngon, bổ và giúp chuyện ấy thêm sung mãn (Ảnh minh họa)
Măng tây có thể dùng để chế biến thành nhiều món ăn ngon như: salad măng tây, măng tây xào với thịt bò, gà, tôm, hay các món nướng, hầm, súp, nộm... Các món ăn từ măng tây có vị giòn mát của các loại rau củ hòa cùng vị ngọt tự nhiên của đạm động vật tạo nên một món ăn bổ dưỡng và hấp dẫn.
Măng tây xào ngô nấm: măng tây, hạt ngô làm sạch, nấm đông cô rửa sạch, ngâm nước. Cho măng tây và nấm vào chần qua nước sôi. Băm tỏi nhỏ, phi thơm tỏi, cho ngô hạt vào chảo xào với dầu hào cho đến khi ngô gần chín thì cho nấm đông cô vào xào cùng. Sau đó cho măng tây vào xào nhanh là được. Ăn nóng.
Súp măng tây, bắp non: măng tây thái và rửa sạch, ngô non thái miếng vừa ăn. Cho măng tây, ngô, thịt cua vào cùng, đảo nhanh tay, đổ nước dùng, gia vị vào và đun sôi. Trứng đập đổ từ từ vào nồi và khuấy nhanh cho tan đều, đổ nhẹ nhàng hỗn hợp tinh bột ngô hòa tan với ít nước vào nồi và khuấy đều. Đun sôi cho đến khi món ăn hơi sánh là được. Ăn nóng.
Tôm xào măng tây: măng tây rửa sạch, cắt khúc dài 6 - 7cm, chẻ đôi. Cải thảo cắt miếng dài 6 - 7cm. Cà rốt cắt mỏng. Tỏi xắt lát mỏng. Cho tỏi vào phi thơm rồi thêm tôm vào xào nhanh tay đến khi tôm chín thì xúc ra đĩa, để riêng. Cho cà rốt vào xào, thêm ít nước cho cà rốt mềm và không bị cháy chảo. Sau đó trút măng tây vào xào sơ. Cuối cùng bạn cho cải thảo và tôm vào xào nhanh tay là được.
Lưu ý: Để món ăn ngon, nên chọn mua măng tây thật tươi (cọng nhỏ, ngắn...). Khi chế biến nên rửa thật sạch, kỹ lưỡng. Nên chẻ măng ra để nấu sẽ thấm gia vị nhiều hơn. Hoặc có thể chế biến theo cách sau: Măng tây non rất giòn, có thể bẻ cong cọng măng để lấy phần non. Phần còn lại, có thể thêm chút đường phèn nấu nước uống, có tác dụng lợi tiểu và giải độc gan rất tốt. Nếu không thể nấu ngay, có thể phơi khô măng tây để dành.
Theo VNE
Giá trị dược liệu quý của Đông trùng hạ thảo Đông trùng hạ thảo (ĐTHT) được biết đến như một vị thuốc quý hiếm, được sách y học cổ truyền coi là vị thuốc cải lão hoàn đồng, hồi xuân sinh lực. 17 loai acid amin - thanh phân đam thưc vât quy hiêm; cung cấp đầy đủ lượng đạm cần thiết, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho người lớn tuổi. Đạm...