Đầu năm xin lộc ngựa thần
Tại các đình chùa Nam bộ, sau lời khấn nguyện, mọi người chạm vào lục lạc ngựa thần rồi thò tay vào chiếc túi bên yên ngựa để xin lộc cho năm mới.
Người Việt có truyền thống “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, không chỉ ghi ơn các vị anh hùng dân tộc đã khai hoang mở cõi, đánh giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước, họ còn tôn kính những con ngựa đã phò tá tiền nhân làm nên công trạng. Cũng như các vị chủ nhân, ngựa được thần thánh hóa, được nhân dân cung kính tôn xưng là “ông ngựa” “ngựa thần”, “thần mã”…
Tại TPHCM rất nhiều tượng ngựa thần tại các cơ sở thờ tự: đền thờ đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo (quận 1), Lăng Ông (quận Bình Thạnh), đình Thông Tây Hội (quận Gò Vấp), đình Hưng Phú (quận 8)…
Ngày đầu năm, đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo (đường Võ Thị Sáu, Q.1) đón rất nhiều khách thập phương đến lễ bái. Nơi đây có phòng trưng bày lịch sử nhà Trần, ghi nhớ công lao và dấu ấn lịch sử của cuộc kháng chiến ba lần đánh bại quân xâm lược Nguyên Mông.
Hai bên hương án là hai “ông” xích thố (ngựa đỏ) và bạch mã (ngựa trắng) đứng uy nghi. Sau khi lễ bái Đức Thánh Trần và các vị danh tướng, mọi người thường xoa tay vào mình ngựa rồi vuốt lên người để cầu mong mạnh khỏe, may mắn.
Tả quân Lê Văn Duyệt đã có công lớn giúp Nam bộ Việt Nam ổn định và phát triển. Sau khi ông mất, dân gian xem ông như một vị thần, việc thờ cúng và tế lễ ông tại Lăng Ông (ngay cạnh chợ Bà Chiểu – quận Bình Thạnh) mang nghi thức thờ thần và tế thần. Tại đây hiện có 3 ông ngựa thần (trước kia là 4 ông, mỗi bên tả hữu 2 ông).
Video đang HOT
Khách viếng lăng vào các ngày lễ tết sau khi chiêm bái đức Tả quân Lê Văn Duyệt thường đến bên ngựa thần khấn nguyện, sau đó họ chạm tay vào lục lạc, rung những quả chuông nhỏ để được ông chứng giám. Những người muốn làm ăn phát tài thì thò tay vào chiếc túi bên hông, gọi là “xin lộc ngựa thần”.
Nhiều người tin tưởng rằng việc chui dưới bụng ngựa thần sẽ giúp trẻ con học giỏi, người lớn minh mẫn. Các cụ già còn cọ lưng vào vó ngựa, cầu xin bệnh đau lưng mau khỏi.
Đình Thông Tây Hội tại quận Gò Vấp ngày xưa là một ngôi đình làng, thờ hai vị hoàng tử Đông Chinh Vương và Dực Thánh Vương là con vua Lý Thái Tổ đã có công khai khẩn mở mang bờ cõi nơi phương Nam. Người dân miền Trung khi tiến vào Nam bộ đã đưa theo trên thuyền bài vị của hai vị thành hoàng này.
Đình được xây dựng vào khoảng năm 1679, ngày nay được xem như là ngôi đình cổ nhất của TPHCM và Nam bộ và hiện đang xuống cấp khá nhiều. Đến viếng đình thường là người dân nguyên quán tại quận Gò Vấp chứ ít có khách thập phương.
Trong đình có 3 ông ngựa thần. Cụ Nguyễn Văn Tý, trưởng ban trị sự cho biết: “Hai ông ngựa thần ở trong có nhiệm vụ trông coi đình, còn ông ở trước cửa là để các ngài cưỡi đi ra ngoài”.
Không chỉ ở đình và đền, tại các ngôi chùa, ngựa thần cũng được Phật tử tôn kính vì có công phò tá Đức Phật Thích Ca, bảo vệ đạo pháp.
Việt Nam Quốc Tự (quận 10) có tượng ngựa thần bên cạnh thái tử Tất Đạt Đa đang xuống tóc. Phật tử thường cầu xin ngựa thần trợ giúp cho công việc tiến triển, học hành tấn tới.
Theo Dantri
Còn nhiều vé tàu ra Bắc trong ngày 29 tháng Chạp
Theo thống kê của ngành đường sắt thì vé tàu từ Sài Gòn ra Hà Nội trước Tết còn khá nhiều vé đi trong ngày 29/1 (nhằm ngày 29 tháng Chạp). Vé chiều từ Hà Nội về Sài Gòn sau Tết cũng còn rất nhiều.
Cụ thể, theo thống kê (tính đến ngày 24/1) thì vé tàu đi tuyến Sài Gòn - Hà Nội trong ngày 29/1 còn lại như sau: tàu SE2 còn 58 vé, SE4 còn 76 vé, SE6 còn 53 vé, SE8 còn 32 vé, SE14 còn 51 vé, TN18 còn 78 vé.
Các vé còn lại chủ yếu là vé ghế phụ (ghế súp đặt ở hàng lang đi lại), 1 số vé là vé ghế ngồi mềm có điều hòa và giường cứng có điều hòa. Còn các ngày 27, 28 tháng Chạp hầu như đã hết vé.
Tàu hỏa ra Bắc trước Tết chỉ còn vé đi ngày 29 tháng Chạp
Riêng tuyến Hà Nội về Sài Gòn sau Tết (từ ngày 3/2 - 15/2, nhằm mùng 4 Tết đến 16 Tết) còn rất nhiều vé. Cụ thể, tính tổng cộng vé ở các ga thì tàu SE1 còn hơn 3.100 vé, SE3 còn hơn 3.400 vé, SE5 còn hơn 1.800 vé, SE7 còn hơn 1.000 vé, SE9 còn gần 1.800 vé, SE11 còn hơn 2.100 vé, SE13 còn hơn 2.600 vé, SE15 còn gần 5.000 vé, SE17 còn hơn 4.300 vé, TN3 còn hơn 3.000 vé, TN5 còn hơn 4.600 vé, TN7 còn gần 5.600 vé, TN17 còn hơn 2.900 vé, TN21 còn hơn 4.400 vé. Vé còn rải đều trong tất cả các ngày từ mùng 4 Tết đến 16 Tết.
Do dịp cao điểm Tết tần suất tàu ra vào ga Sài Gòn rất cao, để hạn chế ảnh hưởng đến tình hình trật tự an toàn giao thông trong thời gian cao điểm Tết (23/1 đến hết ngày 21/2, tức từ 23 tháng Chạp cho đến 22 tháng Giêng), Sở Giao thông Vận tải TPHCM yêu cầu cấm các loại xe ô tô trên đường Trần Văn Đang (theo hướng từ đường Trần Quang Diệu đến đường sắt) rẽ trái qua chắn Trần Văn Đang, cấm các loại xe ô tô trên đường Trần Văn Đang (theo hướng từ đường Hoàng Sa đến đường Cách Mạng Tháng Tám) lưu thông qua chắn Trần Văn Đang.
Các loại xe bị cấm trên có nhu cầu lưu thông qua khu vực này có thể sử dụng lộ trình thay thế như sau: Hoàng Sa - Rạch Bùng Binh - Nguyễn Thông - Võ Thị Sáu - Ngã 6 Dân Chủ - Cách Mạng Tháng 8.
Tùng Nguyên
Theo Dantri
Chồng con rơi vào thảm kịch vì vợ ngoại tình với 2 người đàn ông Sự ra đi bất ngờ của bà Hồ Thị Chút (45 tuổi, trú tại thôn Chánh Lộc, xã Xuân Lộc, thị xã Sông Cầu, Phú Yên) để lại khiến người chồng bị bệnh tai biến rơi vào thảm cảnh. Kẻ ra tay tàn độc chính là tình nhân của bà Chút. Án mạng bất ngờ Vụ án xảy ra vào chiều tối 5/1/2014,...