Đầu năm về Yên Bái cùng ăn tết với người Dao đỏ
Tỉnh Yên Bái hiện có 30 dân tộc cùng đoàn kết sinh sống, tết đến xuân về, mỗi đồng bào dân tộc lại có những phong tục riêng độc đáo để đón Tết cổ truyền, mừng năm mới. Mời quý vị và các bạn cùng đến với xã Khai Trung, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái để tìm hiểu phong tục đón Tết cổ truyền độc đáo của người dân tộc Dao đỏ nơi đây.
Nằm cách trung tâm huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái chừng 18 km, xã Khai Trung không chỉ nổi tiếng với điểm du lịch lý tưởng “Bình nguyên xanh” mà còn là mảnh đất quần tụ lâu đời của dân tộc Tày và Dao đỏ, trong đó người Dao đỏ chiếm trên 58% dân số toàn xã. Sắc xuân đang hiện hữu trên từng nếp nhà, mùi thơm nồng của men rượu và những câu hát Páo Dung mượt mà đang đan xen, hòa quyện vào nhau, tất cả đã tạo nên 1 bản hòa tấu nhẹ nhàng cho mảnh đất Khai Trung tươi đẹp.
Những ngày tết này gia đình chị Đặng Thị Biên, ở thôn Giáp Luồng, xã Khai Trung (huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) đông vui, nhộn nhịp khác hẳn ngày thường. Ngay từ sáng sớm, tất cả các thành viên trong gia đình cùng đông đảo anh em, họ hàng nội ngoại đã tập trung nhau lại để cùng chuẩn bị các món ẩm thực đặc trưng cho bữa cơm ngày Tết. Với lối sống tự cung tự cấp, cũng giống như mọi năm, để ăn Tết, gia đình chị Biên đã chuẩn bị sẵn lợn, gà, rau các loại do nhà tự nuôi, tự trồng để phục vụ trong suốt những ngày Tết.
Người Dao đỏ tâm niệm, Tết là dịp để cả gia đình nghỉ ngơi, sum họp sau một năm lao động vất vả, đồng thời, là dịp để thông báo với tổ tiên những việc đã làm được trong năm qua.
Chị Đặng Thị Biên Thôn Giáp Luồng, xã Khai Trung, phấn khởi: “Theo phong tục truyền thống, bắt đầu từ ngày 20 tháng Chạp, tôi cũng như các gia đình người Dao đỏ khác đều tạm gác lại công việc làm ăn để sắm sửa, chuẩn bị đón Tết. Đến ngày 25 tháng Chạp, người Dao đỏ Khai Trung bắt đầu ăn Tết, anh em trong họ sẽ thay phiên nhau tổ chức mỗi nhà một ngày. Đây được coi là ngày lễ lớn nhất trong năm của người Dao đỏ, ai ai cũng vui mừng, phấn khởi, cầu mong cho mưa thuận gió hòa, cây cối xanh tốt, mùa màng bội thu”.
Việc bếp núc hấu như đều do phụ nữ phụ trách
Mọi công việc chuẩn bị như: dọn dẹp cửa nhà, vườn tược, chuẩn bị lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm để dùng trong những ngày Tết đều được các gia đình người Dao đỏ làm tươm tất trước ngày 30 Tết. Người Dao đỏ cũng có tục cúng ông Công, ông Táo như người Kinh, nhưng không cúng vào ngày 23 tháng Chạp mà làm chung với lễ cúng tất niên. Chiều 30 Tết, người Dao đỏ làm lễ quét nhà, lau dọn bàn thờ tổ tiên, quét đi những điều không may mắn của năm cũ. Cả gia đình cùng tập trung dọn dẹp, làm cơm để cúng tất niên.
Video đang HOT
Tiền, vàng không mua sẵn mà được người Dao tự làm trước lễ cúng.
Tuy nhiên, điểm khác biệt trong ngày Tết cổ truyền của người Dao đỏ đó là gia chủ sẽ không tự cúng tổ tiên mà phải mời thầy cúng cao tay, người có uy tín trong cộng đồng đến để hành lễ. Ông Triệu Tài Lục, Thầy cúng ở xã Khai Trung cho biết, trước sự có mặt đông đủ của mọi thành viên trong gia đình, thầy cúng thay mặt cho gia đình làm lễ xua đi tất cả những điều rủi ro, không may mắn trong năm cũ và mời “ma nhà” là ông bà, tổ tiên cùng những người đã khuất của gia đình mình về ăn Tết. Đồng thời, cầu xin sức khỏe, may mắn và bình an cho tất cả mọi người.
Thay mặt gia chủ, thầy cúng mời “ma nhà” là ông bà, tổ tiên cùng những người đã khuất của gia đình về ăn Tết.
Lễ cúng tổ tiên ngày Tết của người Dao đỏ không thể thiếu: gà trống thiến, thịt lợn, bánh chưng, bánh dày, rượu, nước, hoa quả, tiền vàng tự làm…Mỗi lễ cúng sẽ kéo dài từ 2 – 3 tiếng. Cũng trong ngày Tết, tất cả quần áo, đồ dùng của người Dao đỏ đều phải lấy ra ngoài trước đêm giao thừa. Ba ngày Tết, các gia đình đều phải kiêng không được mở rương hòm vì người Dao đỏ quan niệm, làm như vậy, mới giữ lại được những thứ mình làm ra.
Hai loại bánh không thế thiếu trong ngày tết của người Dao đỏ là bánh chưng gù và bánh dày
Người Dao đỏ quan niệm, làm bếp núc hay làm bánh ngày Tết là công việc của chị em phụ nữ. Do vậy, để có những chiếc bánh ngon nhất dâng lên tổ tiên và ăn tết, mọi công việc đều được phụ nữ Dao đỏ chuẩn bị từ rất sớm. Đây cũng là dịp để họ thể hiện tài năng khéo léo mà vô cùng tinh tế của mình. Sau khi mọi công việc đã hoàn thành tươm tất, bắt đầu từ ngày mùng 1 Tết, người Dao đỏ sẽ đi thăm hỏi, chúc Tết mọi gia đình trong họ tộc và những nhà thân cận. Từ ngày mùng 2 trở đi, mọi người mới được tự do đi chúc Tết bạn bè gần xa và chơi xuân.
Ngày mùng 1 tết người Dao đỏ chỉ đi chúc tết trong họ tộc.
Tết đến, trên những con đường làng, những cô gái người Dao đỏ xúng xính áo quần, nô nức đi chơi Tết trong tiếng cười nói vui vẻ, làm cho không khí xuân càng thêm rộn rã.
Việc chuẩn bị trang phục diện Tết của phụ nữ Dao đỏ cũng khá cầu kỳ, với bản sắc văn hóa riêng thể hiện sự sáng tạo, tinh tế trên từng đường kim, mũi chỉ, đã tạo nên sự tinh tế không thể lẫn với bất cứ dân tộc nào. Những trang phục diện tết đã được phụ nữ Dao đỏ chuẩn bị từ nhiều tháng trước đó. Đây là những bộ váy áo truyền thống mới, đẹp nhất, mang bản sắc riêng của người Dao đỏ bao gồm áo, quần, khăn vấn đầu, thắt lưng và các đồ trang sức khác đi kèm.
Việc chuẩn bị trang phục diện Tết của phụ nữ Dao đỏ cũng khá cầu kỳ.
Mỗi trang phục có 5 màu cơ bản gồm: Đỏ, xanh, trắng, vàng, đen, trong đó chủ yếu là màu đỏ – màu mang lại hạnh phúc, may mắn, đầy đủ theo quan niệm của họ. Khăn đội đầu được trang trí bằng nhiều họa tiết cũng là một trong những điểm không thể thiếu của phụ nữ người Dao.
Trang phục của các cô gái Dao đỏ có 5 màu cơ bản gồm: Đỏ, xanh, trắng, vàng, đen
Mùa xuân đến, các bản làng người Dao đỏ ở xã Khai Trung trở nên sôi động hơn bởi những tiếng cười rộn rã, gọi bạn đi chơi Tết của các chàng trai cô gái. Các bà, các mẹ, các chị được diện những bộ váy áo truyền thống rực rỡ, cùng hòa mình vào các trò chơi dân gian, những làn điệu páo dung say đắm lòng người. Vui đón Tết cổ truyền dân tộc với nhiều mong ước, đồng bào Dao đỏ Khai Trung cũng không quên nhắc nhau đoàn kết, chung tay xây dựng đời sống ngày càng ấm no, hạnh phúc hơn.
Theo Danviet
Bà hỏa" thiêu rụi căn nhà sàn trong đêm, 2 vợ chồng thoát chết
Rạng sáng 25 Tết, ngọn lửa đã thiêu rụi hoàn toàn căn nhà sàn 4 gian cùng toàn bộ tải sản của gia đình ông Phùng Văn Vi (thôn 8, xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái), ước tính thiệt hại khoảng trên 300 triệu đồng.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Hoàng Văn Thế, Trưởng Công an xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái cho biết, khoảng 2h sáng 19/1 (tức ngày 25 tháng Chạp), tại thôn 8, xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái đã xảy ra vụ hỏa hoạn lớn. Ngọn lửa thiêu rụi căn nhà sàn 4 gian cùng toàn bộ tài sản của gia đình ông Phùng Văn Vi (SN 1959).
HIện trường vụ việc.
Được biết, thời điểm xảy ra hỏa hoạn, vợ chồng ông Vi không ở nhà, có con trai và con dâu ông Vi đang ngủ. Khi lửa cháy to, anh rể nhà ở bên cạnh sang báo mới biết. Tuy nhiên, do ngọn lửa cháy lớn nên không thể cứu được nhà và tài sản. Nguyên nhân ban đầu được cho là chập điện.
Ngay trong sáng 19/1, cơ quan chức năng cùng chính quyền xã Tân Lĩnh đã có mặt tại hiện trường, huy động bà con trong khu vực hỗ trợ gia đình ông Vi dựng nhà tạm sinh sống.
Theo danviet.vn
Yên Bái: Nước Ngập cây trái trĩu cành sau "cơn sốt" đá đỏ Từ vùng đất chỉ thấy tệ nạn, rừng núi bị chặt phá, đất đai bị đào sới nham nhở sau "cơn sốt" đá đỏ những năm đầu thập niên 90, giờ đây, Nước Ngập (huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) đã được hồi sinh với những vườn cam trĩu quả. Nậm Ngập - dịch nghĩa sang tiếng Việt có nghĩa là Nước Ngập....