“Đầu năm trao muối” Bộ phim ý nghĩa về gia đình lấy không ít nước mắt của người trẻ
Mùa Tết là thời điểm của loạt phim ngắn về gia đình, về sự sum vầy, đoàn viên được ra mắt. Tết năm nay, cũng có một bộ phim như thế ra đời và đã xuất sắc lấy đi không ít nước của mắt người trẻ.
Vừa ra mắt cách đây chưa lâu, bộ phim đã đạt gần 14 triệu view trên Youtube
Bộ phim mang đến một góc nhìn mới đầy ý nghĩa về sự đoàn viên ngày Tết: Các thành viên trong gia đình dù ở cạnh nhau nhưng lại như rất xa nhau vì ai cũng mãi sống trong thế giới của riêng mình, thiếu quan tâm đến nhau.
Đến hẹn lại lên, cứ mỗi độ xuân về, đạo diễn Vũ Ngọc Đãng lại bắt tay cùng nhãn hàng Pepsi ra mắt phim ngắn đầy ý nghĩa. Năm nay cũng không ngoại lệ, lấy cảm hứng từ một hồi ức xa xăm trong quá khứ, “đạo diễn bạc tỷ” lại ra mắt bộ phim mới, ngắn nhưng rất thấm. Tên phim nghe quen mà lạ, lạ nhưng quen, “Đầu năm trao Muối”. Nếu ai chưa biết về bộ phim thì hẳn dạo này đang bỏ bê mạng xã hội, vì thật khó có thể không để tâm đến một bộ phim đang được chia sẻ rầm rộ trên rất nhiều phương tiện truyền thông đại chúng như thế!
Những ai yêu phim của Vũ Ngọc Đãng hẳn phải đồng ý rằng những thước phim của anh bình dị và thân thuộc đến lạ, không mấy kịch tính cao trào, không nhiều kĩ xảo hay võ thuật, nhưng lại nhanh chóng làm động lòng người. Năm nay, cái chất tự sự của chính người đạo diễn về thời cuộc lại một lần nữa được thể hiện đậm nét trong phim ngắn Tết “Đầu năm trao Muối”.
Có lẽ ít ai biết được rằng câu chuyện mộc mạc nhưng ý nghĩa của bộ phim xuất phát từ lần trò chuyện của một người mẹ với chính các thành viên từ nhãn hàng Pepsi trong một lần gặp gỡ. Tại đó, bác gái kể về cảm giác lạc lõng trong chính căn nhà của mình khi các con, người thân mãi sống trong thế giới ảo, bị chi phối bởi công nghệ. Tết đến mà cứ thấy như không có, các con như những vị “khách trọ”trong chính gia đình mình.
Với thủ thuật đan xen giữa hiện tại và quá khứ, “Đầu năm trao Muối” mang đến một câu chuyện “ nóng hổi” của thời cuộc, về cái Tết của những người trẻ sống hối hả trong guồng quay của cuộc sống hiện đại – những người đã từng đi qua những mùa Tết rộn ràng nhất, đậm đà nhất trong tuổi thơ nhưng rồi thế giới công nghệ hiện đại nhưng đầy cám dỗ đã cướp họ đi khỏi những ngày xuân sum vầy bên gia đình, người thân.
Hình ảnh mở đầu của bộ phim là miền kí ức về một phong tục đầy ý nghĩa nhưng dường như đang bị quên lãng, đó là tục đầu năm trao muối. Trong tâm tưởng người Việt, những hạt muối tinh khôi và đậm đà ấy nếu được đem trao tặng nhau những ngày đầu năm mới sẽ giúp mang lại may mắn cho gia chủ, thay lời chúc cho sự gắn kết, yêu thương trong những mối quan hệ.
Video đang HOT
Đầu năm trao Muối không chỉ là tên phim, đó còn là một phong tục mang biểu trưng cho sự gắn kết trong các mối quan hệ xã hội.
Tuy vậy, những người trẻ, mà đại diện ở đây là Khang – nhân vật nam chính, dù ngày bé thường cùng bố mang muối trao tặng người thân, hàng xóm, khi trưởng thành lại cho đó là sự phiền toái. Và cũng từ đó, khi hạt muối không còn được trao nhau, tình cảm gắn bó keo sơn trong các mối quan hệ, đặc biệt là gia đình dần phai nhạt.
Tục xưa mất đi cũng chính là lúc sự gắn kết gia đình rệu rã.
Chính vị đạo diễn cũng nhấn mạnh trong buổi ra mắt phim rằng người trẻ hiện nay dường như đang chỉ “ở trọ” trong chính căn nhà mình. Cái cụm từ “ở trọ” mà Vũ Ngọc Đãng chia sẻ và cũng là thông điệp chính trong bộ phim, nghe sao cứ chạnh lòng. Nhưng mà nhìn lại, hình như là không sai. Người trẻ đang chỉ “hiện diện” chứ không hề “sống” trong chính căn nhà mình.
Người trẻ chẳng màng đến việc gia đình, sống như những vị khách trọ.
Sau khi xem phim, rồi soi chiếu lại mình, thấy rằng: Ôi! Sao đúng quá! Có thời gian rảnh lại lướt facebook, cày game, hóng hớt thế sự từ Đông sang Tây, từ Á sang Âu, mà chẳng màng hỏi han lấy bố mẹ một câu. Những công việc phụ giúp gia đình thì lại thấy phiền hà, không muốn làm.
Rồi Tết đến, lại chẳng thấy vị xuân đâu. Người trẻ ơi, tìm đâu xa thế? Vị Xuân chính là vị gia đình đầm ấm sum vầy, vị cả nhà quây quần kết nối đấy.
Muốn tìm vị Xuân ư? Muốn Tết đừng nhạt nữa? Để mở Tết đậm đà dễ lắm, hãy tắt wifi, bật kết nối thật, ở bên gia đình, bạn bè và người thân yêu vị Xuân ắt sẽ đậm.
Theo helino
Tết đến, con gái đi lấy chồng xa: Buồn nào bằng nỗi buồn của mẹ
Bộ ảnh tiễn con gái về nhà chồng sau đây đã khiến bao người phải chấm nước mắt. Con lấy chồng xa như vậy, lại là nàng dâu mới, mẹ thương và lo cho con biết chừng nào...
Bố mẹ mong con gái trưởng thành, tìm được chàng trai yêu thương và chăm sóc cả cuộc đời. Chỉ cần con hạnh phúc thì dù ở xa thế nào bố mẹ cũng không ngại. Gả con gái đi lấy chồng xa thật chẳng nỡ, cũng nhớ lắm, nhưng chỉ cần con hạnh phúc là đủ rồi. Đây là bộ hình chân thật về cảm xúc của 1 bà mẹ tiễn cô con gái từ miền Bắc về nhà chồng ở miền Trung.
Ngày cưới của con, mặc đường xá xa xôi, bố mẹ bắt xe đi đến quê của con rể để chứng kiến cảnh 2 con được hạnh phúc. Có lẽ đây là khoảnh khắc mà bố mẹ không bao giờ quên được, 1 ngày hạnh phúc không chỉ của riêng con mà còn là của cả gia đình 2 bên.
Cái ôm tạm biệt của mẹ dành cho con gái, cùng những lời nhắn nhủ với con trước khi rời xa.
Khi vừa quay lưng, người mẹ đã rơi những giọt nước mắt, tuy nhiên vẫn không để cho con thấy, kẻo con lo...
Vui thì vui thật đấy nhưng nghĩ đến cảnh sắp phải xa con, không biết cuộc sống của con trong tương lai sẽ thế nào, cảm xúc của người mẹ lúc này buồn vui lẫn lộn. Khi xa con, người mẹ không quên ôm con và dặn dò để cô trở thành nàng dâu tốt và đón Tết đầu tiên ở nhà chồng thật vui.
Trước mặt cô con gái, người mẹ luôn vui vẻ, để con không phải lo lắng, thế nhưng khi vừa quay lưng đi người mẹ đã chẳng thể giữ được những giọt nước mắt.
"Con gái tôi còn vụng, ông bà thông gia hãy giúp tôi dạy bảo cháu..."
Khi con chưa lấy chồng, dù bận công việc nhưng con vẫn có thể sắp xếp về thăm gia đình, nhưng giờ lấy chồng xa, 1 lần về là 1 lần khó, con còn chăm lo cho gia đình nhỏ và nhà chồng, phụ thuộc nhiều thứ nên dù có nhớ bố mẹ cũng chỉ giữ cho riêng mình.
Những hình ảnh thật không khỏi chạnh lòng, dù thế nào yêu thương chúng ta nhất vẫn là các bậc cha mẹ.
Chỉ có những cuộc điện thoại hỏi thăm ngắn ngủi, mẹ có nhớ con đến mấy cũng không dám nói chỉ vỏn vẹn: "Gả con đi mẹ bớt gánh nặng, tươi trẻ hẳn ra", câu nói vui đùa để che giấu đi bao nhiêu nỗi nhớ con, lo lắng cho con, mong con từng ngày, không biết con có khỏe không, có thật sự hạnh phúc không.
Đến Tết lại càng nhớ con, nhớ thời gian con chưa lấy chồng, cả nhà cùng phụ nhau chuẩn bị Tết, quây quần, vui vẻ biết mấy. Bây giờ con gái còn phải chuẩn bị cho chồng và cả gia đình nội, bố mẹ tự lo hết chỉ mong ngóng từng ngày đến Tết để được gặp con xem con có khỏe và hạnh phúc không chứ không mong gì nhiều.
Cũng có lúc con về sau Tết hoặc chẳng thể về ăn Tết cùng bố mẹ thì bố mẹ cũng đành ngậm ngùi chấp nhận để con làm tròn bổn phận làm dâu.
Thôi thì, ở nhà mẹ đẻ hay nhà chồng thì cũng đều là gia đình. Chỉ là khi trưởng thành, cuộc sống sẽ thay đổi và chúng ta phải làm quen với điều đó. Bố mẹ thì luôn yêu thương ta và cũng thấy vui khi con cái lớn khôn, dựng vợ gả chồng. Còn chúng ta, ngay khi có dịp, hãy cùng gia đình nhỏ của mình về thăm họ, nhìn họ minh mẫn khỏe mạnh mà an tâm.
Theo yan.thethaovanhoa.vn
Sự thật đau lòng ta buộc phải thừa nhận: Cô đơn không tự sinh ra mà chỉ đến khi ta biết yêu một người Sự cô đơn là nỗi ám ảnh của rất nhiều người trong chúng ta, và phần lớn thời gian, nguồn cơn cho sự đơn độc đó lại đến từ chính việc trái tim ta biết rung động vì một ai khác. Chúng ta ai cũng vậy, ai cũng từng ít nhất một lần trải qua những ngày mà tâm trạng ẩm ương, chợt...