Đầu năm mới, mạn đàm câu chuyện game bản quyền
Sau một thời gian dài chung sống với crack, cũng như hiệu ứng của những tựa game online miễn phí, tâm lý chung về vấn đề bản quyền của game thủ Việt chúng ta mặc dù đã có những thay đổi, nhưng là thay đổi với tốc độ rất, rất chậm.
Chẳng riêng gì làng game Việt, từ trước tới nay bản quyền game là một vấn đề không mới nhưng cũng chẳng bao giờ cũ không chỉ với ngành game mà còn là cả ngành giải trí nói chung. Từ những bộ phim, những cuốn sách, những bản nhạc, đến cả những sản phẩm giải trí tương tác đã và đang được truyền tay nhau một cách miễn phí, gây thất thu cho các hãng sản xuất.
Những số liệu khô khan vẫn đang chỉ rõ ra một sự thật, rằng chúng ta vẫn là một trong số những quốc gia sử dụng phần mềm hoặc tài sản trí tuệ ảo nhiều bậc nhất trên thế giới. Và những tranh cãi giữa những người sử dụng phần mềm bản quyền và những người sử dụng “crack” chùa vẫn diễn ra từng ngày, từng giờ…
Chúng ta đã thay đổi ra sao?
Tình trạng chung là vậy, thế còn game thủ Việt? Với cộng đồng game online cực kỳ đông đảo và lớn mạnh như hiện nay, vô hình chung số lượng những game thủ gắn bó với những game PC hay console trở thành thiểu số. Mặc dù vậy số lượng những gamer này vẫn không hề ít ỏi một chút nào.
Vậy họ thưởng thức game bằng cách nào? Thời tôi còn hàng ngày đạp xe tới trường đi học, tôi đã biết tới những tựa game, biết ngóng chờ hàng tháng trời để mua một cuốn tạp chí game rồi nghiền ngẫm xem những tựa game nào đang hot, và cuối cùng là ra những hàng đĩa chạy dọc con phố Lê Thanh Nghị để mua đĩa về cài game.
Mãi về sau này, tôi mới nhận ra, hóa ra khoản tiền bỏ ra mua game đơn giản chỉ để trả cho những tiệm đĩa, nơi download miễn phí game trên mạng và ghi ra đĩa cho những con “gà mờ” như chúng tôi vào thời điểm đó mua về. Lúc đó, ý thức về bản quyền game mới bắt đầu hình thành.
Mọi chuyện cũng không khác khi tôi sở hữu cỗ máy PlayStation 2 lần đầu tiên trong đời. Những chiếc đĩa “đúc” với những hình ảnh đẹp đẽ hóa ra cũng chẳng khác gì những đĩa game trắng tinh, chỉ ghi tên game trên mặt đĩa.
Video đang HOT
Nhưng rồi gần đây, game bản quyền đã và đang tạo ra một làn sóng mới trong cộng đồng game thủ Việt. Trào lưu này, may mắn thay, lại nhận được sự hưởng ứng của rất nhiều người. Đầu tư thực sự có, hùa theo và… mặc kệ thị trường cũng có, thế nhưng dù ít hay nhiều, việc game thủ chịu bỏ tiền thưởng thức các sản phẩm có bản quyền như Diablo 3, Battlefield 3 hay gần đây nhất là Counter Strike: Global Offensive hoặc rất nhiều game online buy-to-play hoặc pay-to-play đã cho thấy rằng, chúng ta hoàn toàn có thể sẵn sàng đầu tư nếu game có chất lượng.
Giờ đây, khi game “offline” đã và đang dần thoái trào, khi mục chơi mạng đã và đang dần trỗi dậy và dần trở thành mảng chính tạo nên thành công của mỗi tựa game, việc sở hữu bản quyền game sẽ khiến người chơi thưởng thức được toàn bộ những tinh hoa của sản phẩm. Cũng đã có không ít người hy vọng rằng game thủ Việt sẽ khác đi. Mừng thay, chúng ta đã và đang thay đổi, thế nhưng với một tốc độ khá chậm chạp.
Chặng đường sẽ còn gian nan
Thế nhưng, thói quen của người Việt Nam từ rất nhiều năm nay, kể từ khi internet trở thành một trong những thứ không thể thiếu trong cuộc sống nhiều người chính là việc mặc định rằng “Nội dung số thì miễn phí”.
Từ sách, âm nhạc, thậm chí đến cả game cũng cần phải miễn phí. Câu chuyện bản quyền đã khiến không ít lần làng game Việt dậy sóng, điển hình là câu chuyện của tựa game bắn súng 7554 khi xưa chẳng hạn.
Console cũng không có nhiều khác biệt. Khi Xbox 360 đã có thể chơi được đĩa crack, game thủ chẳng ngần ngại gì đầu tư một cỗ máy với những đĩa game có giá vài chục nghìn Đồng. Thế nhưng họ lại e ngại trước một PlayStation 3 khó nhằn, với tình trạng “nuôi đĩa khó hơn nuôi máy” khi giá game luôn ở trên trời.
Giờ đây khi PlayStation 3 đã bị khuất phục, cũng là lúc những cái tên mới như Xbox One, PlayStation 4 hay PS Vita chuẩn bị lên ngôi, điệp khúc muôn thuở của game thủ Việt lại được cất lên: “Khi nào hack được máy chơi game crack thì mới mua, không thì cứ từ từ” (!?)
Về phần game online, câu chuyện thu phí đã tốn biết bao giấy mực của các trang tin về game tại Việt Nam, và hầu hết chúng ta thì vẫn mong mỏi những game online đình đám, bom tấn sẽ được phát hành một cách miễn phí. Để rồi, khi game online Việt Nam miễn phí thực sự, những lời phàn nàn về game mất cân bằng vì cash shop cũng xuất hiện theo.
Quả thật, sau một thời gian dài chung sống với crack, cũng như hiệu ứng của những tựa game online miễn phí, tâm lý chung về vấn đề bản quyền của game thủ Việt chúng ta mặc dù đã có những thay đổi, nhưng là thay đổi với tốc độ rất, rất chậm. Con đường để phần nào giảm thiểu game vi phạm bản quyền (chứ đừng nói đến chuyện xóa sổ hoàn toàn) vẫn còn xa, rất xa.
Theo Gamek
Game thủ Việt liệu có sống được nếu thiếu game crack?
Nếu ý thức game thủ cao lên, thì chắc chắn game thủ Việt chúng ta vẫn có thể sống tốt nếu như một ngày nào đó game crack không còn tồn tại.
Chẳng riêng gì làng game Việt , từ trước tới nay bản quyền game là một vấn đề không mới nhưng cũng chẳng bao giờ cũ không chỉ với ngành game mà còn là cả ngành giải trí nói chung. Từ những bộ phim, những cuốn sách, những bản nhạc, đến cả những sản phẩm giải trí tương tác đã và đang được truyền tay nhau một cách miễn phí, gây thất thu cho các hãng sản xuất.
Hãy thử nhìn qua những số liệu khô khan mà chúng tôi thu thập được. Trong hai cuộc điều tra vào năm 2007 và 2011, Việt Nam chúng ta có tỷ lệ sử dụng phần mềm không bản quyền lần lượt là 85% và 81%, với tổng giá trị nội dung số vi phạm bản quyền ước tính lên đến 395 triệu USD.
Tình trạng chung là vậy, thế còn game thủ Việt? Với cộng đồng game online cực kỳ đông đảo và lớn mạnh như hiện nay, vô hình chung số lượng những game thủ gắn bó với những game PC hay console trở thành thiểu số. Mặc dù vậy số lượng những gamer này vẫn không hề ít ỏi một chút nào.
Vậy họ thưởng thức game bằng cách nào? Thời tôi còn hàng ngày đạp xe tới trường đi học, tôi đã biết tới những tựa game, biết ngóng chờ hàng tháng trời để mua một cuốn tạp chí game rồi nghiền ngẫm xem những tựa game nào đang hot, và cuối cùng là ra những hàng đĩa chạy dọc con phố Lê Thanh Nghị để mua đĩa về cài game.
Mãi về sau này, tôi mới nhận ra, hóa ra khoản tiền bỏ ra mua game đơn giản chỉ để trả cho những tiệm đĩa, nơi download miễn phí game trên mạng và ghi ra đĩa cho những con "gà mờ" như chúng tôi vào thời điểm đó mua về. Lúc đó, ý thức về bản quyền game mới bắt đầu hình thành.
Mọi chuyện cũng không khác khi tôi sở hữu cỗ máy PlayStation 2 lần đầu tiên trong đời. Những chiếc đĩa "đúc" với những hình ảnh đẹp đẽ hóa ra cũng chẳng khác gì những đĩa game trắng tinh, chỉ ghi tên game trên mặt đĩa.
Nhưng rồi gần đây, game bản quyền đã và đang tạo ra một làn sóng mới trong cộng đồng game thủ Việt . Trào lưu này, may mắn thay, lại nhận được sự hưởng ứng của rất nhiều người. Đầu tư thực sự có, hùa theo và... mặc kệ thị trường cũng có, thế nhưng dù ít hay nhiều, việc game thủ chịu bỏ tiền thưởng thức các sản phẩm có bản quyền như Diablo 3, Battlefield 3 hay gần đây nhất là Counter Strike: Global Offensive đã cho thấy rằng, chúng ta hoàn toàn có thể sẵn sàng đầu tư nếu game có chất lượng.
Dĩ nhiên, không phải chỉ từ vài năm gần đây mà game thủ mới được tiếp cận với những tựa game có bản quyền. Nhiều năm trước đây, đã có không ít những doanh nghiệp kinh doanh đến mảng game cố gắng khai thác thị trường game bản quyền tại Việt Nam. Tuy nhiên vào thời điểm đó, khi thời cơ chưa chín muồi, hầu hết những đơn vị nhập box game bản quyền về Việt Nam đều rơi vào tình cảnh khốn khó khi game của họ chẳng thể nào cạnh tranh được với những chiếc đĩa lậu bán đầy chợ với giá chỉ 15 20 nghìn Đồng.
Thế nhưng giờ đây, khi làng game thay đổi, thì ý thức của game thủ Việt cũng buộc lòng phải thay đổi. Để có thể thưởng thức tựa game mà mình yêu thích, họ buộc phải đầu tư, bỏ tiền túi của mình ra để mua key game với mục đích thỏa sức đắm mình vào tựa game yêu thích.
Ở thời điểm hiện tại, khi những tựa game "offline" đã và đang đem lại trải nghiệm online chơi mạng và xã hội hóa mạnh hơn bao giờ hết, thì những game thủ Việt từ trước tới nay vốn vẫn quen với việc tải game crack trên mạng internet hay ra tiệm đĩa mua game crack với cái giá của một bữa ăn sáng cũng đang rục rịch chuyển sang việc mua game bản quyền để thưởng thức những lợi ích mà nó đem lại.
Cũng có lúc, những tựa game hay mà người hâm mộ mong chờ lại không thể crack mà buộc lòng người chơi phải bỏ tiền mua key hay đĩa có bản quyền để thưởng thức. Battlefield 4 và Diablo 3 là những ví dụ điển hình. Dĩ nhiên với trường hợp BF4, người chơi có thể dung crack để thưởng thức phần chơi đơn, tuy nhiên việc bỏ qua phần chơi mạng đã khiến tựa game bắn súng này mất đi khoảng 70% giá trị vốn có của nó.
Việc bỏ ra từ vài trăm nghìn đến cả triệu Đồng để mua game crack, đối với nhiều game thủ vẫn còn là một thú vui xa xỉ. Và họ tìm đến game crack để thưởng thức. Tuy nhiên với việc những trang web chia sẻ torrent miễn phí trên internet như The Pirate Bay đã và đang bị hạ gục, thì game thủ chúng ta lại đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn hơn để chơi tựa game mà họ yêu thích.
Khi crack không còn, chẳng sớm thì muộn, những game thủ sẽ phải bỏ tiền mua game bản quyền để có thể được chơi game thay vì... ngồi nhìn người khác thưởng thức. Điều này có nghĩa là, nếu ý thức game thủ cao lên, thì chắc chắn chúng ta vẫn có thể sống tốt nếu như một ngày nào đó game crack không còn tồn tại.
Theo Gamek
Ứng dụng OTT Việt - Vận hội lớn cho game mobile Việt Nam Việc những ứng dụng OTT Việt ra mắt sẽ là vận hội lớn cho không ít game mobile tại Việt Nam. Như chúng ta đã biết, sau cuộc đua cực kỳ mạnh mẽ của những ứng dụngOTT trên di động như Kakao Talk, Line hay Viber đến từ nước ngoài, hay những ứng dụng như Zalo đến từ Việt Nam diễn ra trong...