Đầu năm, đi tìm vàng lấy may trên đỉnh Khe Bu
Dọc khe Huỗi Nguyên và trên đỉnh Khe Bu, người dân đổ xô đi đào bới. Tại đây, hình ảnh từ người già, trẻ con, giáo viên và ngay cả trưởng bản cũng có mặt để khai thác vàng.
Quay trở lại đỉnh Khe Bu, những hình ảnh đập vào mắt là “đại công trường’ vàng nhộn nhịp suốt ngày. Trên các dòng suối hay đỉnh núi, đám người đãi vàng chia từng tốp tay trần cầm xẻng, cuốc đào bới, tiếng máy ầm ầm vang dội khắp khu rừng. Những tác đất đá bị bóc dần đến đâu, đám phu vàng cứ dùng tay vốc lớp đất đá rồi đem đào đãi.
Giữa cái rét như cắt da khứa thịt ở vùng núi rẻo cao phía Tây Nghệ an cũng không thể ngăn cản được dân bản đi tìm vận may trong ngày đầu xuân.
Từ người lớn cho đến trẻ con đều đổ xô ra các bãi vàng khai thác, đám trẻ con cũng theo cha mẹ ra bãi vàng, cũng tập tành dùng cuốc đào xới.
Cụ Thái Văn Hà, một người tham gia đào đãi vàng cho hay: “Dù cả nhà căng sức đào đãi vàng từ sáng đến tối, dù tay có chai sần nhưng may mắn lắm mới có đủ được bữa cơm. Thấy dân bản không có nghề nghiệp đổ xô đi đào vàng nên cả gia đình cũng đi theo tìm vận may thôi”.
Có một thực tế là nhiều bản tại khu vực địa bàn xã Yên Hòa, Yên Na…của huyện Tương Dương, hầu hết người dân sau vụ mùa đều nhàn rỗi nên thường rủ nhau xuống suối, leo núi khai thác vàng. Nhưng, hầu hết số người dân khai thác được bằng thủ công trúng vố chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Ông Kha Văn Việt- Trưởng bản Ngọn- xã Yên Hòa nói rằng, ông từng chứng kiến cảnh tượng dân sắm máy móc, đổ xô đi khai thác vàng rầm rộ sau sự kiện anh Lô Văn Ối nhặt được 2,1 kg vàng ròng và một vài người khác đào được từng thỏi cục vàng nặng 1,1 kg. Nhưng từ sau các sự kiện đó tuyệt nhiên không còn xuất hiện thêm thông tin nào về người dân trúng vàng nữa. Giờ, nhiều người cũng nản nên lại quay về cảnh lên rừng làm rẫy.
Những vách đá dù cứng đến đâu cũng bị người dân khoét sâu
Chỉ bằn đồ nghề thô sơ, nhiều vách đá nhanh chóng lộ thiên dưới sức người
Mồ hôi nhễ nhại….
Thậm chí chân tay tưa tứa máu nhưng vẫn không làm nhụt chí những người đi tìm vận may.
Đất, đá sau khi khoét từ vách núi được bỏ vào cơi (vật dụng để đãi vàng) đem ra suối đãi…
Trong số đám đất, đá đó hầu như không có vàng bám vào
Nhưng với hy vọng mỏng manh, đôi bàn tay của người dân này thoăn thoắt sàng lọc
Dòng suối cuộn đỏ ngầu vì “giấc mơ vàng”
Mặc cho giá rét, người đàn bà này đôi bàn tay thêm chai sạn nhưng vẫn cố gắng mong một ngày được đổi đời.
Chênh vênh đứng giữa những lỏm đất..
Và không biết nguy cơ sạt lở bất cứ lúc nào. Đã có nhiều vụ tai nạn vì khai thác vàng nhưng vẫn không cảnh tỉnh được người dân.
Ở đây, chúng tôi rất dễ bắt gặp hình ảnh những trẻ con theo bố mẹ ra bãi khai thác vàng tập đào xới .
Trên công trường vàng này, nhan nhãn máy móc, vòi rồng hút nước, các bãi đá chất đống sau những cuộc khai thác vàng
Dù chính quyền địa phương liên tục truy quét nhưng các bãi vàng trái phép vẫn liên tục mọc lên, hoạt động suốt ngày đêm.
Với nhiều người dân bản, sau mùa vụ công việc nhàn rỗi nên thường đi khai thác vàng
Dòng sông Huỗi Nguyên nham nhỡ như một bãi chiến trường
Và đục ngầu lên bởi khát vọng đi tìm vận may của dân bản
Trên các đỉnh núi, những phụ nữ dù đang mang bầu, hay ốm đau cũng bất chấp theo chân chồng khai thác vàng
Đôi chân trần trong giá rét…
Không ngăn nổi “giấc mơ con”
Ngay như cụ bà này, dù tóc đã bạc….
Răng long, bàn tay sần sùi, chai sạn…
Nhưng đôi tay vẫn thoăn thoắt dùng xẻng khoét sâu vào vách đất
Với cụ, dù sức khỏe đã ở bên kia sườn dốc nhưng cụ vẫn hăng say đi tìm vận may cho mình
Công việc của cụ bà được bắt đầu từ 7h sáng cho đến 5h chiều. Trong mỗi lần đi, bà cụ đều chuẩn bị sẵn thức ăn mang theo.
Thế nhưng, cụ cũng như nhiều người dân bản khác vẫn chưa thể tìm được kho báu như trong truyền thuyết vẫn lưu truyền lại.
Bố mẹ đi đào vàng, những đứa trẻ mình trần ở nhà tự nghịch nhợm với nhau
Có khi ăn qua loa hoặc nhịn đói vì bố mẹ chúng mãi miết đi đào vàng
Giang uyên- Vĩnh Hồ
Theo Bưu Điện Việt Nam
Nữ 'bưởng trưởng' bãi vàng 21 tuổi
Tại bãi vàng giữa đại ngàn Kim Hỷ, chúng tôi gặp những phu vàng nhỏ tuổi. Vì mưu sinh họ đã vượt hàng trăm km đến bãi vàng để kiếm tiền. Đặc biệt, trong số đó, có người con gái mới 21 tuổi đã trở thành "bưởng trưởng".
Video đang HOT
Miếng cơm manh áo
Chúng tôi ghé vào một lán trại ở cuối thôn Kim Vân, bên cạnh lán là hai phu vàng đang vận hành một chiếc máy bơm nước lên cho những người đang đãi vàng trên núi. Thấy kiểm lâm xuất hiện, các em tắt máy nổ rồi lẩn vào lán ngồi im thin thít.
Thấy máy nổ dừng, ông chủ tên Toàn vội vàng sang xem sự thể. Khi gặp kiểm lâm, ông ta chỉ nói một câu với mấy phu vàng: " Chúng mày nấu cơm ăn rồi dọn lán trại đi". Nói rồi, ông ta lẳng lặng bỏ đi.
Rất nhiều "vàng tặc" ở tuổi vị thành niên.
Những phu vàng mà tôi gặp trong lán ấy, tuổi chỉ chừng 14 hoặc 15. Trời rét, mà các em chỉ khoác trên mình bộ quần áo mỏng manh lấm lem bùn đất.
Em Phùng Văn Chiêu, người dân tộc Dao, quê tận xã Phát Thanh (Nguyên Bình, Cao Bằng) cho chúng tôi biết: "Chúng em mới vào làm nên không biết bãi vàng này hình thành từ khi nào, em làm thuê cho ông chủ tên Toàn, người ở thôn Kim Vân. Mỗi ngày được trả công 60.000 đồng, cơm nuôi ăn nhưng tự nấu. Bọn em làm việc cật lực mỗi ngày 8 tiếng được 2 - 3 cân vàng cám lẫn bùn đất. Công việc chính của em là dùng vòi nước phịt (phun) vào đất đá cho nhão ra trôi xuống thảm, vàng cám sẽ lắng lại rồi ông chủ mang đi đâu chúng em không hay biết".
Những chiếc đầu máy của bà Hoàng Thị Tư đang bị tháo để chuyển ra khỏi rừng Kim Hỷ. Bà Tư đang mếu máo xin kiểm lâm.
Quan sát xung quanh lán, chúng tôi thấy rất nhiều bộ quần áo rách tươm, bám đầy bùn đất, bên cạnh là những chiếc can nhựa đựng nước sinh hoạt. Em Chiêu cho biết thêm: "Mỗi khi hết nước em phải mang can lên khe lấy. Trước đây không phải đi lấy xa hàng trăm mét như bây giờ. Giờ đi xa nhưng chỉ lấy được nước đục lẫn bùn. Bọn em phải chờ bụi bùn lắng xuống mới dám dùng".
Khi các phu vàng đang tất bật nấu cơm, chúng tôi đi theo hai lối mòn mà những chiếc máy xúc tạo ra để vào sâu trong rừng. Đi được một đoạn, thấy một người đàn ông đang hì hục cào đất từ khe đá. Phía sau lưng ông là dòng nước bùn đỏ đục ngầu chảy xuống. Ông là Hà Văn Thịnh, người dân xã Lục Bình, huyện Bạch Thông. Thấy mọi người trong làng đổ xô đến đây tìm vàng nên ông cũng vào theo. Lần trước, kiểm lâm, công an truy quét dữ quá, nên nhiều người cùng quê đã về hết, còn ông không có xu nào nên nán lại kiếm ít tiền xe để về nhà.
Ông Dương Anh Tuấn kể lể nỗi vất vả của mình.
Đang trò chuyện với ông Thịnh, một người đàn ông từ dưới hang vàng ngay cạnh chui lên, nhìn chúng tôi với ánh mắt dò xét. Chúng tôi hỏi: "Ông nghĩ sao khi bị thu máy nổ và bắt ra khỏi bãi vàng? Ông có biết việc mình đang làm là vi phạm pháp luật không?". Ông ta thản nhiên trả lời: "Biết chứ! Nếu bắt tôi ra thì tôi cũng ra thôi, thu máy tôi cũng đành chịu. Tôi chỉ là người làm thuê, vào đây kiếm miếng cơm manh áo. Biết làm thế nào được!". Ông ta là Dương Anh Tuấn, cũng là người dân huyện Bạch Thông.
Hầu hết những phu vàng mà chúng tôi đã gặp và trò chuyện đều kể lể đến bãi vàng vì hoàn cảnh, vì gia đình nghèo túng, ruộng có nhưng làm không đủ ăn, không có tiền lo cho con ăn học.
"Bưởng vàng" tuổi 21
Trước mắt chúng tôi là một lán trại khá rộng, được xây dựng rất kiên cố, có nhà bếp, hàng rào chắn xung quanh, bên một gốc đa lớn. Họ nuôi cả chó lẫn gà dưới gầm sàn.
Các phu vàng trong lán trại này hầu hết là những chàng trai tuổi từ 14 đến 18. Tuy nhiên, trong lán trại xuất hiện một cô gái trẻ. Cô nàng ngồi trên một chiếc giường được đóng bằng gỗ nhỏ ngay gần bếp. Cô có vẻ mặt rất tươi, mái tóc ngắn nhuộm vàng. Chúng tôi vào lán hỏi gặp ông chủ thì tất cả ánh mắt của các phu vàng đều nhìn về phía cô gái trẻ đó. Rất tự tin, cô gái nói: "Em làm chủ bưởng ở đây".
Nữ "bưởng vàng" tuổi 21 Nguyễn Minh Thu.
Cô là Nguyễn Minh Thu, sinh năm 1989, ở thôn Khuổi Lặng, xã Huyền Tụng, thị xã Bắc Kạn. Bố cô vào đây làm vàng đã được 5 năm. Thu theo bố vào bãi vàng 2 năm nay để phụ giúp bố. Thu được ông bố giao cho công việc "cai quản" phu vàng.
Vậy là cô gái Nguyễn Minh Thu vào bãi vàng từ khi chưa tròn 20 tuổi và đã thay bố quản gần chục "công nhân" đào đãi vàng. Những người quản lý nhóm thợ được gọi là bưởng trưởng. Họ thường là những người đàn ông khỏe mạnh, hay những tay đàn anh dữ dằn. Tôi nghĩ, sớm muộn gì Thu cũng trở thành đàn chị ở bãi vàng này.
Khi tôi hỏi vì sao còn trẻ thế mà không đi học, Thu bẽn lẽn trả lời: "Nhà em không có ruộng, bây giờ không có gì làm, vào đây kiếm thêm ít rau cỏ thôi. Nếu ở nhà có việc làm, có ruộng thì tuổi em chắc không phải vào đây làm đâu".
Phu vàng của "bưởng trưởng" Nguyễn Minh Thu.
Các cán bộ kiểm lâm Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ đã lập biên bản vi phạm đối với "bưởng trưởng" Nguyễn Minh Thu. Trong biên bản vi phạm, Thu khai rằng, bố em tên là Nguyễn Quang Nghị. Ông Nghị đã về quê hôm trước và giao mọi việc cho Thu cai quản.
Thu hồn nhiên bảo: "Việc sợ cán bộ kiểm lâm thì vẫn sợ, nhưng việc chúng em làm thì cứ làm. Không làm thì lấy gì mà ăn".
Những công nhân khai thác vàng trái phép dưới trướng của nữ "bưởng trưởng" Nguyễn Minh Thu đều làm việc rất chăm chỉ và được trả khoảng 1,5 đến 1,7 triệu đồng/tháng.
Việc những người dân vô tư vào vùng bảo vệ nghiêm ngặt của Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ khai thác vàng là vi phạm pháp luật, nhưng ai cũng có lý do của riêng mình. Cuộc sống của người dân quanh vùng còn nghèo, rừng Kim Hỷ còn vàng thì không biết nạn khai thác vàng trái phép nơi đây đến khi nào mới được chấm dứt, tài nguyên rừng mới được hồi sinh trở lại.
Bất lực?
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, dù lực lượng chức năng tỉnh đã phối hợp với cán bộ Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ nhiều lần truy quét "vàng tặc", nhưng số người và thiết bị máy móc trong rừng Kim Hỷ vẫn không hề giảm.
Đồng chí kiểm lâm chỉ tay về phía một cái lán mới được dựng lên và cho biết: "Tuần trước, chúng tôi vừa tiến hành truy quét, phá lán, chặt ống dẫn nước và phá hỏng hơn 20 chiếc máy nổ phục vụ bơm nước, nhưng bây giờ lán mới lại mọc lên, máy nổ lại xuất hiện rất nhiều. Họ thường đào hố sẵn, khi biết tin chúng tôi vào truy quét là khiêng máy đem chôn. Ở đây đất đá bị bới tung nên rất khó tìm kiếm phá hủy".
Khi nào tình trạng khai thác vàng trái phép trong đại ngàn Kim Hỷ mới chấm dứt?
Trở về trụ sở Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Khu bảo tồn cho biết: "Trước tình trạng khai thác vàng trái phép ngày một tăng, nhiều lần truy quét không ăn thua, UBND huyện Na Rì đã có công văn số 694/ UBND - CT ngày 6/12/2010 gửi UBND tỉnh Bắc Kạn về việc đề xuất thành lập các điểm chốt chặn hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ. Trong cuộc họp vừa qua, tỉnh đã đồng ý nhưng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể".
Trong khi kế hoạch lập chốt vẫn còn nằm trên giấy thì hàng chục héc-ta thuộc vũng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ đã bị vàng tặc xới tung.
Theo VTC
Thâm nhập thế giới vàng tặc giữa đại ngàn Kim Hỷ Phu vàng khoét núi, đào hang sâu vào lòng núi dưới tán cây rừng rậm rạp. Họ dựng lều, vận chuyển máy móc vào phục vụ đào đãi... ngang nhiên đào tan nát Khu bảo tồn Kim Hỷ (tỉnh Bắc Kạn). Tận mắt bãi vàng Lủng Quang Từ đầu năm đến nay, Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ đã nhanh chóng "nổi...