Đầu năm, “cái bang” xuất chiêu
Đầu năm, mọi người nô nức đi du xuân, đích đến là những ngôi chùa để cầu cho quốc thái dân an, gia đình êm đẹp, làm ăn thuận buồm xuôi gió trong năm mới. Nắm bắt được nhu cầu đó, đội quân ăn xin rầm rộ kéo về cổng các ngôi chùa, các điểm vui chơi để “tác nghiệp”.
“ Cái bang” bao vây cổng chùa
Có mặt tại một ngôi chùa lớn ở quận 8, TPHCM vào sáng ngày mùng 1 Tết (10.2), đập vào mắt chúng tôi là hàng chục người – già có, trẻ có, thậm chí có cả trẻ sơ sinh vài tháng tuổi – án ngữ trước cổng chùa. Thấy có người mới đến, những chiếc mủ, chiếc nón lá rách tươm được chìa ra cùng với những tiếng năn nỉ, tiếng khóc của trẻ thơ được vang lên để làm mủi lòng người đi chùa.
Cầm một xấp tiền lẻ trên tay, một phụ nữ trạc tuổi 50 phát cho nhóm người này nhưng không đủ. Thấy rất nhiều người được cho tiền mà mình không có, một “cái bang” là nam, trạc tuổi 40 đang ẵm cháu nhỏ trên tay liền véo một cái thật mạnh vào đùi của cháu nhỏ để bé khóc thét lên. Khi cháu nhỏ đang khóc vì đau, anh ta đưa chiếc mũ vải cũ ra phía trước để xin tiền người đi chùa, vừa xin, anh ta vừa nói cháu nhỏ khóc vì mấy ngày nay không có sữa để uống.
Thấy đội quân ăn mày quá nhiều, lộn xộn trước cổng chùa, một vị tu đã nhắc nhở là phải trật tự, nếu không nhà chùa sẽ đưa họ ra ngoài. Khi chúng tôi thắc mắc là sao lại để cho quá đông người ăn xin vào cổng chùa, vị tu nọ thở dài: “Chúng tôi nhắc nhở, cảnh cáo họ cũng nhiều rồi nhưng họ cũng cứ tràn vào. Biết ngày đầu năm người đi chùa nhiều nên họ tập trung lại, lấn sâu vào sân để ăn xin. Nhà chùa cũng không thể cấm họ được, họ nghèo nên mới đi xin nên cũng không nỡ lòng nào mà đuổi họ hay làm căng gì”.
Rời khỏi ngôi chùa ở quận 8, chúng tôi lên ngôi chùa H.P ở huyện Hóc Môn. Tại đây, cảnh ăn mày còn thê thảm hơn. Con đường nhựa nhỏ dẫn vào chùa la liệt hàng quán, kèm với cảnh mua bán nhộn nhịp các đồ lễ vật là tiếng rên rỉ, van nài thê lương của đội quân ăn mày hùng hậu.
Ăn mày tại đây đa phần là những người tàn tật. Có người bị cụt cả hai chân, có người cụt tay, lại cũng có người lành lặn nhưng vờ tật nguyền để cầu xin sự thương tình của du khách.
Thấy làm “cái bang” dễ có tiền do tâm lý hỉ xả của người dân ngày đầu năm nên Y – một thổ địa, có nhà gần trước cổng chùa – cũng “nhập vai” và “tác nghiệp” tích cực để kiếm thêm thu nhập.
Chìa chiếc nón lá rách tả tơi ra phía trước trong bộ dạng thê lương đến mức tối đa có thể, mắt đờ đẫn, đầu tóc rối bời, thân hình đen nhẻm, áo quần rách tả tơi, Y vào vai rất đạt. Chỉ trong buổi sáng mùng 1 đã kiếm được hơn 1 triệu đồng từ người đi chùa bố thí.
Thấy chúng tôi chụp hình, Y lấy tay che mặt và ra vẻ bất hợp tác. Hỏi tại sao lại sợ chụp hình, Y nói là ngại và xấu hổ lắm.
Hỏi bác S lái xe ôm gần đó (người địa phương) về đội quân cái bang đông đúc này từ đâu đến, bác S nói rằng: “Họ đa phần là dân địa phương, thấy ăn xin dễ có tiền nên kéo ra để xin tiền người đi chùa. Có ngày họ kiếm được vài trăm, có ngày cả triệu đồng nếu gặp “khách sộp”. Tiền họ xin được ban ngày, ban đêm họ mang đi… đánh bài, đánh số đề hết”.
Đang trò chuyện với chúng tôi thì bác S chỉ về phía Y, lúc này Y đang “đổi ca” cho một đồng nghiệp nhỏ tuổi khác để vào nhà gần đó để… tính tiền bán nước mía cho khách. Sau khi lấy 10 nghìn đồng tiền bán nước xong, Y lại chạy vội lại vị trí cũ để cùng đồng nghiệp nhỏ hợp thành “cặp đôi hoàn hảo”.
Mục sở thị cảnh chăn dắt người ăn xin
Video đang HOT
Sang quận 7 để thăm người bạn, chúng tôi được dịp chứng kiến cảnh chăn dắt người tàn tật để ăn xin ngày đầu năm mới của những kẻ bất lương.
Tại chốt đèn giao thông trên đường Nguyễn Văn Linh với đường chạy vào khu đô thị Phú Mỹ Hưng, có một người đàn bà tàn tật nằm úp trên một chiếc xe tự chế với bộ dạng rất đáng thương. Chứng kiến cảnh đó, có rất nhiều người đi đường đã dừng lại bố thí.
Trên chiếc xe 4 bánh tự chế với tấm gỗ cũ và chiếc loa đang mở những bài kinh, người đàn bà trạc tuổi 40 hai tay kẹp hai chiếc dép xốp đang chống xuống nền đường nhựa nóng. Di chuyển chậm chạp, khó khăn trong tiếng kinh hòa cùng mùi khói xe qua lại trong cái nắng nóng hầm hập, miệng sùi bọt mép, trông chị ta vô cùng thảm hại và đáng thương.
Đưa vào tay chị này 10 nghìn đồng, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi chị ta không nắm lấy mà chỉ chỉ tay vào chiếc xô nhựa để trước mặt như muốn nói là “hãy bỏ vào xô, tay tôi bị tật không thể cầm được”. Thấy khả nghi, chúng tôi tấp xe vào một quán nước gần đó để quan sát động tĩnh của người đàn bà ăn xin lạ lùng này.
Sau mấy nhịp đèn xanh đỏ, số tiền những người đi đường cho đã được kha khá, chị ta chống xe vào lối rẽ gần đó để… đếm tiền. Cất vội bộ đồ nghề là chiếc loa, cái xô nhựa với thao tác nhanh nhẹn như một người bình thường vào chiếc giỏ bạt màu xanh, chị ta ngồi dậy và chờ một người nào đó đến để chở đi.
Đúng như dự đoán của chúng tôi, sau khi cất xong bộ đồ nghề, chị ta được một người đàn ông khoảng 50 tuổi chạy xe máy đến để đón, chở đến một nơi khác tiếp tục “tác nghiệp” cho kịp giờ. Qua hình ảnh thu được, trông chị ta khá lành lặn, linh hoạt, khỏe mạnh, hoàn toàn khác với bộ dạng tàn tật, thảm thương lúc chị ta nằm trên chiếc xe tự chế.
Chiếc xe máy trờ tới, chiếc giỏ bạt màu xanh được buộc vào sau một cách nhanh chóng. Chiếc xe tự chế cũng được để một cách vừa vặn vào giỏ xe. Sau một hồi thu dọn, chiếc xe nhanh chóng hòa vào dòng người trên đại lộ. Đích đến là một ngã tư khác có đông người qua lại và màn kịch lại tiếp tục được diễn để đánh lừa lòng thương của những người đi đường.
Theo thông tin của những người dân sống gần đó cung cấp, người đàn kia là một người bị tật nguyền thật nhưng chỉ ở thể nhẹ. Hồi trước đi xe lăn để bán vé số, thấy ế quá nên chuyển sang nghề ăn xin trên chiếc xe tự chế. Chiếc loa và cái máy cátxét, bộ âmly là chị ta mua lại của mấy người bán ve chai trên phố. Khi người đi đường nghe tiếng kinh, lại thấy cảnh chị ta tật nguyền chống xe trên đường thì chắc chắn sẽ có người rủ lòng thương mà bố thí.
Thấy chị ta có nhiều tiền từ nghề ăn xin, mấy gã đầu gấu liền hăm he, đòi bảo kê và chăn dắt với điều kiện phải cho chúng “ăn chia”. Người đàn ông đến chở chị ta lúc nãy cũng là người bảo kê cho chị ta, mỗi ngày sẽ theo dõi số tiền chị ta kiếm được và chia đôi.
Đất trời đang vào xuân, người người vui mừng phấn chấn với bao ước mơ, kỳ vọng. Cầu mong trong năm mới, sẽ bớt đi những cảnh mà chúng tôi đã thấy, để xã hội được tốt đẹp hơn và mùa xuân sẽ mãi mãi ngự trị trên thế gian này.
Một số hình ảnh về đội quân “cái bang” do PV ghi lại:
Một nam thanh niên lành lặn, khỏe mạnh nhưng vẫn tham gia đội quân ăn xin trước cổng chùa H.P ở huyện Hóc Môn. Ảnh: Trường Sơn
Với bộ dạng đáng thương, người phụ nữ này đã kiếm được khá nhiều tiền từ sự bố thí của người đi đường. Ảnh: Trường Sơn
Lăn vào một lối rẽ, đếm tiền. Ảnh: Trường Sơn
Đúng giờ hẹn, có người đến chở đi đến những nơi khác để tiếp tục “diễn”. Ảnh: Trường Sơn
Một phật tử đang bố thí cho “cái bang” tại một ngôi chùa ở quận 7. Ảnh: Trường Sơn
Theo 24h
Lộ diện đường dây "cái bang" tại Hà Nội
Rất nhiều người già và trẻ em thường lang thang ở khắp quán xá, lề đường ở Hà Nội bán tăm và kẹo cao su, hoặc ăn xin, bị những kẻ dã tâm ký sinh. Những kẻ chăn dắt đám trẻ và người già lang thang đều là thanh niên trai tráng, suốt ngày cưỡi xe dạo phố.
Bóc lột người già và trẻ em
Sau gần một tuần đeo bám, chúng tôi nắm được quy luật hoạt động của nhóm cái bang khoảng 20 người, thường bám trụ trên địa bàn 4 quận là Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa.
Hằng ngày, khoảng 10 giờ sáng, "chân rết" được một đội quân đi xe máy chở tới các quán bia, quán nhậu quanh khu vực Xã Đàn, Tăng Bạt Hổ, chợ Đồng Xuân hoặc bờ hồ Hoàn Kiếm để "hành nghề".
Tùy thuộc vào lượng khách của các nhà hàng mà "chân rết" sẽ hoạt động lâu hay chóng. Giữa buổi chiều, thường là 14 giờ 30, trẻ em và người già sẽ được chở về vị trí tập kết để tính toán lượng tiền thu được, sau đó nộp cho ông chủ.
Ăn uống, nghỉ ngơi xong, đến 19 giờ, họ lại được đưa đến những quán ăn, nhà hàng ban sáng và hoạt động tại đó cho đến khi nhà hàng đóng cửa.
Nam thanh niên áo trắng thuộc đường dây cái bang
Tại quán bia Lan Chín trên đường Tăng Bạt Hổ (Hai Bà Trưng) tôi gặp N.T.L (10 tuổi). L kể với chúng tôi, những hộp kẹo cao su sẽ được các ông chủ phân phát theo từng buổi (sáng, chiều, tối) hôm nào bán hết hàng sớm thì gọi điện, sẽ có người mang tới.
Mỗi hộp kẹo cao su thường có giá từ 25.000 - 30.000 đồng, nhưng mức giá cũng tùy thuộc thái độ của từng vị khách.
Người già và trẻ em phải lao động cật lực để nộp "tô" cho các đối tượng chăn dắt
Lao động cật lực, trừ tiền ăn uống, chỗ ở, các em nhỏ như L sẽ được ông chủ trả 30.000 đồng/ngày, hoặc sẽ được chiết khấu 10% số tiền bán hàng. Bình quân, mỗi ngày L bán được 20 - 30 hộp kẹo.
Tại khu vực tập trung đông đảo đội quân cái bang ở đường Xã Đàn (Đống Đa), đối diện quán bia hơi Hiếu Béo, có một cụ bà chừng 80 tuổi bị mấy tên chăn dắt quát nạt, chửi mắng xối xả vì cả ngày, cụ chỉ bán được vài hộp kẹo cao su, lúc nộp tiền lại lề mề chậm chạp.
Ngoài bán hàng, những người già và trẻ em trong đường dây không được làm bất kỳ điều gì khác, muốn uống 1 ly trà đá cũng phải xin phép.
Cùng đội ngũ chuyên chở, đường dây cái bang này còn có một tổ giám sát chuyên nghiệp, thường xuyên cưỡi xe máy để quan sát "nhân viên" của mình làm việc có chăm chỉ hay không.
"Nhân viên" nào vi phạm quy định sẽ bị ông chủ xử phạt. Em T.M.T, một "chân rết" hoạt động tại quán bia X. trên đường Nguyễn Đình Chiểu nói, nếu đi bán hàng mà hay ngồi vạ vật, không chịu đeo bám khách thì sẽ bị ông chủ xử lý bằng cách cắt tiền công, bị chửi mắng, đánh đập...
Tinh quái cắt đuôi
Sau khi đã quan sát và nắm rõ quy luật hoạt động của đường dây cái bang, đêm thứ hai, chúng tôi quyết định đem theo máy móc để ghi lại cảnh cái bang hoạt động tại chợ Đồng Xuân (Hoàn Kiếm).
Gần 23 giờ, khi một số "chân rết" đã vào điểm tập kết là một quán trà đá gần chợ.
Đối tượng chăn dắt chở đứa trẻ bằng xe Dream
Uống xong hớp nước, tôi lôi máy ảnh ra vờ kêu bị hỏng, rồi chụp thử vài kiểu. Vừa lúc này, các đối tượng ầm ầm phi xe tới, song rất may chúng chỉ là lực lượng chuyên đón đưa "chân rết".
Rình mãi, cuối cùng chúng tôi cũng ghi lại được vài tấm ảnh chụp một thanh niên trẻ khỏe hết ngồi trên xe, ngồi quán nước hút thuốc vặt, chờ đến 23 giờ để đưa "chân rết" về "hang ổ".
Tại khu vực tập trung đông đảo đội quân cái bang ở đường Xã Đàn (Đống Đa), đối diện quán bia hơi Hiếu Béo, có một cụ bà chừng 80 tuổi bị mấy tên chăn dắt quát nạt, chửi mắng xối xả vì cả ngày, cụ chỉ bán được vài hộp kẹo cao su, lúc nộp tiền lại lề mề chậm chạp. Ngoài bán hàng, những người già và trẻ em trong đường dây không được làm bất kỳ điều gì khác, muốn uống 1 ly trà đá cũng phải xin phép.
Khoảng 2h sáng 10/10, chúng tôi đeo bám về tới ngõ 310 Nghi Tàm (phường Tứ Liên, Tây Hồ). Con ngõ 310 dài chừng 1,5km, thì có tới 0,5km là đường đất đá lởm chởm, hai bên cây ngô mọc um tùm, cũng là khu vực sát mép nước sông Hồng.
Chiều 11/10, chúng tôi ngồi tại một quán trà đá trên đường Tăng Bạt Hổ để đặt máy ghi hình. Sau khi chụp được cảnh một thanh niên điều khiển xe máy Dream đón một em gái chừng 12 tuổi thì bọn chúng phát hiện, lập tức chúng gọi điện cho các em nhỏ đi bộ ra các ngả đường.
Chúng tôi bám theo đến đường Hàng Bài (Hoàn Kiếm) thì thấy 2 em trong nhóm nấp vào con ngách nhỏ. Chúng tôi đi hết đường Hàng Bài, hai em này đi ngược trở lại rồi nhanh chóng nhảy lên xe buýt chạy theo hướng Nhà hát Lớn nhằm cắt đuôi.
Khi bám theo 2 em đến bến đỗ xe buýt Long Biên (hướng Yên Phụ - Nghi Tàm), 2 em xuống xe và chạy sang phía đường ngược chiều (hướng Nghi Tàm - Yên Phụ) để bắt chiếc xe buýt khác.
Trong khi cắt đuôi chúng tôi, tay các em luôn cầm điện thoại để liên lạc với ông chủ đường dây.
Ngày 12 và 13/10, chúng tôi quay lại các địa điểm trên, nhưng không thấy sự xuất hiện của các cụ già và các em bán hàng nữa.
Chiều 14/10 chúng tôi đến trụ sở Công an phường Tứ Liên (Tây Hồ). Trung úy Phạm Ngọc Hà nói: "Các anh có một hai người vào khu vực đó lúc 2h sáng là quá nguy hiểm. Chúng tôi vào đó cũng phải đi cả nhóm 6 - 7 người".
Theo 24h
Xin ăn nguy hiểm giữa làn xe đông đúc Sáng 29.1, một cụ bà (khoảng 70 tuổi) lê lết ăn xin giữa làn xe cộ đang lưu thông trên đường Phú Riềng Đỏ, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, rất nguy hiểm. Cụ bà lê lết xin ăn dọc trục đường Phú Riềng Đỏ trong khi xe cộ chạy vùn vụt trên đường. Nhiều lúc bà cụ ngồi lọt thỏm giữa...