Đầu năm 2014 bắt đầu xử lý đất nhiễm dioxin ở sân bay Đà Nẵng
84 triệu đô la là số tiền mà ông Joakim Parker – Giám đốc Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam – công bố vê sô tiên đâu tư cho việc tẩy rửa chất da cam/dioxin tại sân bay Đà Nẵng.
Số tiền này tăng gấp đôi so với số tiền hơn 40 triệu đô la đã được công bố vào tháng 8/2012 khi dự án bắt đầu khởi động.
Khu xử lý đang được thi công khẩn trương
Ngày 24/4, Quân chủng phòng không không quân Việt Nam (Bộ Quốc phòng), Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TP HCM, Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam đã có buổi gặp gỡ với các cơ quan thông tấn, báo chí trong nước và quốc tế để cập nhật tiến độ của dự án tẩy chất da cam/dioxin tại sân bay Đà Nẵng.
Theo ông Joakim Parker – Giám đốc Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam, hiện tại dự án đang tiến hành xây dựng phần mố của bể chứa đất và trầm tích bị ô nhiễm, đến cuối năm 2013 hệ thống này sẽ hoàn thành để đưa vào xử lý.
Video đang HOT
Công nhân trong lòng mố của khu xử lý
Bể chứa đất và trầm tích bị ô nhiễm này rộng 70m và dài hơn 100m được xây dựng bởi 28 ngàn khối bê tông, cao khoảng 8m. Tại bể xử lý này, đất và trầm tích bị nhiễm dioxin sẽ được làm nóng tới 335 độ C thông qua hơn 1.200 giếng truyền nhiệt.
Theo USAID, hiện tại việc xây dựng bể xử lý đạt trên 50% khối lượng công việc, sắp đến sẽ tiến hành xây dựng hai trạm biến áp để cung cấp điện cho khu xử lý và thi công hệ thống cấp nước.
Một khu đất bị nhiễm dioxin đã được bóc lên để chuẩn bị xử lý
Dự kiến, đầu năm 2014 sẽ tiến hành xử lý đất và trầm tích ô nhiễm giai đoạn 1 và đến 2016 sẽ xử lý tiếp ở giai đoạn 2. Tổng khối lượng đất và trầm tích bị ô nhiễm dioxin sẽ được xử lý khoảng 73 ngàn mét khối.
Trả lời các phóng viên trong buổi gặp gỡ, ông Joakim Parker – Giám đốc USAID tại Việt Nam thông báo dự án đang tiến triển rất thuận lợi với sự phối hợp tốt giữa các bên trong việc xây dựng mố xử lý nhiệt.
Đất bị nhiễm dioxin đang được phơi khô để xử lý khi khu bể được xây dựng xong
Ông Joakim Parker cũng thông báo số kinh phí của dự án được tăng lên 84 triệu USD (tăng gấp đôi so với kinh phí ban đầu), trong đó vốn đối ứng của Việt Nam là 35 tỉ đồng.
Theo ông Joakim Parker, sở dĩ kinh phí tăng lên là do đây là một dự án phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn thương thảo… nên số tiền thực tế có thể thay đổi.
“Đây là dự án có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố mối quan hệ giữa hai nước”, ông Joakim Parker phát biểu.
Theo Dantri
Phi đội Su-30MK2 hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện
Vừa qua, Sư đoàn 370 (Quân chủng PK-KQ) đã tổ chức thực hành bay, bắn, ném bom tại Trường bắn TB-3. Thiếu tướng Nguyễn Kim Cách, Phó Chính ủy Quân chủng dự và chỉ đạo.
Để thực hiện nhiệm vụ bắn, ném, ngay từ đầu năm, Sư đoàn 370 đã quán triệt mệnh lệnh công tác huấn luyện chiến đấu năm 2013 của Tư lệnh Quân chủng ra chỉ thị bắn, ném và giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị lập kế hoạch bay, kế hoạch bảo đảm an toàn bay, bảo đảm dẫn đường, thông tin ra đa, công tác hậu cần, kỹ thuật và hướng dẫn về CTĐ, CTCT cụ thể, tỉ mỉ, chính xác.
Máy bay Su-30 của Sư đoàn 370 thực hành bắn, ném bom.
Trên cơ sở đó, các trung đoàn tham gia bắn ném lần này đã tích cực tổ chức huấn luyện toàn diện các nội dung liên quan đến nhiệm vụ bắn, ném cho phi công, tổ bay và các thành phần đảm bảo bay chủ động tăng cường độ huấn luyện bay, nâng cao trình độ ngắm bắn mục tiêu mặt đất cơ động giản đơn và phức tạp.
Mục tiêu bị tiêu diệt
Bước vào thực hành bắn, ném, tuy thời tiết không thuận lợi, ảnh hưởng đến tầm nhìn, song các phi công, tổ bay đã xác định quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Các đơn vị của Sư đoàn 370 đã thực hành bay 75 lần chuyến, đạt 100% kế hoạch đề ra. Kết quả bắn, ném có 100% phi công, tổ bay đạt yêu cầu, trong đó có 43,8% xuất sắc và 44% khá, giỏi.
Theo vietbao
"Mắt thần" biển Đông Với sự ra đời của phi đội máy bay tuần thám, Cảnh sát Biển Việt Nam sẽ có thêm công cụ để giữ gìn an ninh, hòa bình và bảo vệ vùng lãnh hải của Tổ quốc Hai chiếc máy bay CASA-212 là "tân binh" vừa xuất hiện trong hệ thống phi cơ đang được Không quân Việt Nam quản lý và vận...